Giải quyết vấn đề tăng thu nhập và tạo việc làm cho lao động nông

Một phần của tài liệu Vấn đề tam nông ở tỉnh Hà Nam hiện nay (Trang 77)

7. Bố cục nội dung của luận văn

3.2.5. Giải quyết vấn đề tăng thu nhập và tạo việc làm cho lao động nông

3.4.2.3. Đi sâu cải cách nông thôn, kiện toàn các loại thể chế

Một là, tiếp tục đi sâu cải cách tổng hợp ở nông thôn, bao gồm cải cách

thuế phí, cải cách thể chế giáo dục nghĩa vụ ở nông thôn; cải cách phương thức quản lý tài chính theo hướng “tài chính huyện do tỉnh trực tiếp quản lý” và “tài chính xã do huyện quản lý, xã sử dụng”.

Hai là, cải cách hệ thống tài chính ở nông thôn, bao gồm điều chỉnh lại

chức năng của Ngân hàng phát triển nông thôn, phát huy vai trò của Ngân hàng nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Ngân hàng phát triển nhà nước hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn và khai thác tài nguyên nông nghiệp; thúc đẩy công tác thí điểm bảo hiểm chính sách đối với nông nghiệp.

Ba là, thống nhất thúc đẩy cải cách các lĩnh vực khác ở nông thôn, như

cơ chế chuyển dịch quyền kinh doanh ruộng khoán, phát triển kinh doanh có quy mô thích hợp với các hình thức khác nhau, hoàn thiện thể chế lương thực, cơ chế bồi thường hợp lý đối với nông dân bị trưng dụng đất đai…

3.2.5. Giải quyết vấn đề tăng thu nhập và tạo việc làm cho lao động nông thôn nông thôn

3.2.5.1. Giải quyết vấn đề tăng thu nhập cho nông dân

Có thể nói rằng, vấn đề quan trọng nhất đối với nông dân ở Hà Nam hiện nay là vấn đề tăng thu nhập. Tỉnh chủ trương coi việc tăng thu nhập cho người nông dân là một vấn đề chính trị lớn. Trong nghị quyết tại Đại hội lần thứ XVII của Tỉnh đã đưa ra một số giải pháp cơ bản tập trung vào việc tăng thu nhập cho người nông dân, bao gồm:

Một là, tập trung lực lượng giúp đỡ những nơi sản xuất lương thực chủ lực phát triển ngành sản xuất lương thực, thúc đẩy nông dân trồng lương thực tăng thu nhập.

Hai là, tiếp tục thúc đẩy điểu chỉnh kết cấu nông nghiệp, khai thác các

tiềm năng tăng thu nhập cho nông dân ngay từ chính ngành nông nghiệp.

Ba là, phát triển ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ ngay tại nông

thôn, để mở rộng thêm nhiều kênh tăng thu nhập cho nông dân.

Bốn là, cải thiện môi trường việc làm đối với nông dân vào thành phố

làm việc để tăng thu nhập cho người nông dân vào thành phố làm việc.

Năm là, phát huy vai trò của cơ chế thị trường, làm sống động việc lưu

thông nông sản phẩm;

Sáu là, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, tạo điều kiện cho

người dân tăng thu nhập.

Bảy là, đi sâu cải cách nông thôn, bảo đảm về mặt thể chế cho nông dân

tăng thu nhập và giảm nhẹ gánh nặng cho nông dân.

Tám là, tiếp tục làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết tình

trạng khó khăn về sản xuất và đời sống đối với người nghèo, những người gặp thiên tai.

Chín là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thúc đẩy công tác

tăng thu nhập cho nông dân, bảo đảm các chính sách tăng thu nhập cho nông dân được thực hiện đến nơi đến chốn.

3.2.5.2. Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn

- Tỉnh chủ trương tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm. Cần đẩy nhanh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và coi đó là khâu đột phá để chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giải quyết việc làm. Việc phát triển làng nghề vừa giúp giải quyết việc làm, vừa tăng thu nhập cho người lao

động nông thôn và giúp các hộ gia đình bị thu hồi đất chuyển sang tập trung sản xuất các sản phẩm truyền thống của làng, từ đó hạn chế được số người bị thất nghiệp và thiếu việc làm. Thực tế cho thấy, ở 8 khu công nghiệp và cụm công nghiệp của Tỉnh hiện nay có nhiều doanh nghiệp đầu tư sản xuất hàng may mặc, giày da… thì có thể thu hút được nhiều lao động địa phương, còn nếu doanh nghiệp sản xuất công nghệ cao thì thu hút rất ít lao động địa phương vì phần lớn không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng. Vì vậy, bên cạnh việc chú trọng phát triển các ngành công nghệ cao cần quan tâm phát triển những ngành nghề ở trình độ trung bình để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, hình thành các vùng sản xuất lúa, rau sạch, cây cảnh, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản… Phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, sử dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ để tăng năng suất, chất lượng câu trồng, vật nuôi. Chú trọng công tác khuyến nông, khuyến khích phát triển các hình thức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp như: kinh tế hộ gia đình; hợp tác xã kiểu mới; liên kết kinh tế; mô hình trang trại… vừa phát huy tối đa mọi nguồn vốn trong nhân dân, tận dụng được mặt bằng sản xuất, tư liệu sản xuất và thời gian lao động nhàn rỗi lại vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là giải pháp quan trọng làm giảm tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm cho nông dân trong điều kiện hiện nay.

Nhanh chóng xây dựng và phát triển hệ thống thương mại, dịch vụ, hệ thống chợ nông thôn và một số chợ khu vực, chợ đầu mối (hệ thống này phải nằm trong quy hoạch chung) để nhân dân trao đổi hàng hóa, sản phẩm làm ra phục vụ nhu cầu cuộc sống của dân cư, qua đó thúc đẩy sản xuất, dịch vụ, tạo thêm việc làm cho người lao động.

Phát triển du lịch toàn diện với các sản phẩm tiêu biểu là du lịch sinh thái, vui chơi giải trí kết hợp với du lịch tham quan di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội truyền thống, làng nghề để giải quyết việc làm.

- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động theo chương trình mục tiêu và xác lập cơ sở kinh tế, an sinh xã hội bảo đảm vị thế và đời sống của nông dân.

Xuất khẩu lao động là một giải pháp quan trọng góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Việc xuất khẩu lao động đã đem lại nguồn thu nhập cho người lao động cao hơn gấp nhiều lần so với làm nông nghiệp. Lao động xuất khẩu được làm việc trong môi trường công nghiệp, sau khi hết hạn làm việc ở nước ngoài đã có vốn tích lũy khi trở về địa phương họ có thể chuyển đổi nghề mới hoặc phát triển sản xuất kinh doanh. Mặt khác, phần lớn lao động đi xuất khẩu thường phải trải qua các khóa đào tạo nghề ngắn hạn, khi trở về địa phương có thể học nghề nâng cao và phát triển công việc theo nghề đã được đào tạo hoặc làm việc trong các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh… đó là những lợi ích cơ bản từ việc xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, ở Hà Nam trong những năm gần đây, mỗi năm Sở lao động thương binh và xã hội của Tỉnh mới bố trí và giúp đỡ được khoảng 700 người đi xuất khẩu lao động nước ngoài. Con số này còn rất nhỏ bé. Do đó, để mở rộng và nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu lao động, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Hà Nam nói chung, nông dân nói riêng, trong thời gian tới Tỉnh cần khảo sát và nắm bắt kịp thời, đầy đủ thông tin về thị trường xuất khẩu lao động và làm tốt công tác chuẩn bị cho xuất khẩu lao động.

Xác lập cơ sở kinh tế, các chính sách an sinh xã hội bảo đảm vị thế làm chủ và nâng cao đời sống cho nông dân.

Trong điều kiện của Tỉnh hiện nay, để phát triển nông nghiệp và đảm bảo nâng cao đời sống nông dân, cần phải xác lập vững chắc cơ sở kinh tế và

các loại hình bảo hiểm rủi ro, an sinh xã hội nhằm đảm bảo vị thế làm chủ và cuộc sống của người nông dân, quan tâm đầy đủ đến những người có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế bằng cách:

+ Xác lập cơ sở kinh tế cho người nông dân bằng quyền sử dụng đất và bảo hộ các hình thức vận động của quyền sử dụng đất phù hợp với cơ chế thị trường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa như là vốn cổ phần góp vào các doanh nghiệp, công ty mà họ làm việc và kế tiếp là con, cháu họ.

+ Xây dựng, ban hành và thực hiện đồng bộ các chính sách an sinh xã hội bao gồm các chương trình, biện pháp như hỗ trợ về tài chính, hỗ trợ lập quỹ bảo hiểm rủi ro cho sản xuất nông nghiệp và nông dân do tác động của thiên tai cũng như biến động bất lợi của thị trường, hỗ trợ tự tạo việc làm, hỗ trợ chuyển đổi nghề, cung cấp dịch vụ tư vấn việc làm, cung cấp thông tin thị trường, xóa đói, giảm nghèo, cứu trợ xã hội…

+ Xây dựng, phát triển và vận hành có hiệu quả hệ thống an sinh xã hội rộng khắp, đồng bộ đảm bảo bao phủ được tối đa các nhóm dân cư ở nông thôn nói chung, nông thôn trên các vùng, khu vực miền núi nói riêng. Ngăn chặn, phòng ngừa và khắc phục được những rủi ro có thể xảy ra theo nguyên tắc Nhà nước, các doanh nghiệp và người nông dân cùng chăm lo xây dựng, đóng góp. Trong đó phải chú trọng phát huy tốt vai trò của UBND Tỉnh, sự đóng góp hỗ trợ của các doanh nghiệp, công đoàn và các tổ chức xã hội nghề nghiệp đối với nông nghiệp.

+ Thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi cho nông dân sản xuất nông sản xuất khẩu; đẩy mạnh xúc tiến thương mại để phát triển thị trường xuất khẩu nông sản phù hợp với tiềm năng, lợi thế của Tỉnh; kịp thời có biện pháp khắc phục sự doãng rộng giá cánh kéo giữa giá đầu vào, giá đầu ra của sản

xuất nông nghiệp và có chính sách giá cả nông sản hợp lý, đảm bảo lợi ích của nông dân, nhất là những người trồng lúa và sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

Một phần của tài liệu Vấn đề tam nông ở tỉnh Hà Nam hiện nay (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)