Tăng cường đầu tư vốn, kỹ thuật cho nông nghiệp,nông thôn

Một phần của tài liệu Vấn đề tam nông ở tỉnh Hà Nam hiện nay (Trang 73)

7. Bố cục nội dung của luận văn

3.2.3. Tăng cường đầu tư vốn, kỹ thuật cho nông nghiệp,nông thôn

Tăng cường đầu tư vốn ngân sách Nhà nước cho nông nghiệp và nông thôn theo đúng quy định của WTO (10% giá trị thu nhập từ nông nghiệp). Đổi mới phương pháp đầu tư, chuyển từ đầu tư chiều rộng sang đầu tư chiều sâu, ứng dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ sinh học vào sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, đưa nội dung đầu tư cho nông dân vào danh mục cơ cấu đầu tư... để tăng năng suất đi đôi với tăng chất lượng sản phẩm, tăng độ sạch nông sản, giảm chi phí trung gian, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới, tăng thu nhập và cải thiện mức sống

của nông dân. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, mở rộng hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công, khuyến thương, đào tạo nghề cho nông dân, bảo vệ môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên: đất đai, mặt nước, rừng, biển, khí hậu… Đổi mới cơ chế chính sách nhằm thu hút vốn FDI, nguồn vốn ODA vào nông nghiêp, nông thôn và tạo việc làm mới cho nông dân.

Hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung với qui mô lớn tại từng huyện, tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng và đưa kỹ thuật tiên tiến công nghệ hiện đại vào sản xuất, tạo ra vùng sản xuất nông sản có chất lượng hàng hoá cao, xây dựng các thương hiệu của hàng nông sản Hà Nam có đủ điều kiện để tham gia vào thị trường như các vùng: vùng sản xuất rau an toàn: xã Nhân Hậu, xã Chân Lý, xã Nhân Đạo (huyện Lý Nhân), vùng nuôi trồng thuỷ sản kết hợp với du lịch sinh thái Kim Sơn (huyện Kim Bảng), Đồng Văn (huyện Duy Tiên), lấy việc đầu tư vào sản xuất, quản lý và tiêu thụ rau an toàn làm trọng điểm và tập trung hoá ruộng đất, thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp làm động lực cho phát triển của nông nghiệp cả Tỉnh.

Đẩy mạnh đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm tập trung nhằm đảm bảo an toàn dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ tiêu dùng.

Tăng cường vốn đầu tư cho công tác đào tạo và dạy nghề cho nông dân, đặc biệt là đối với nông dân bị mất đất canh tác do đô thị hoá, để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Tỉnh tập trung hoàn thiện và đưa vào sử dụng các khu sản xuất làng nghề tập trung như: làng nghề mây tre đan Ngọc Động, làng nghề dũa An Đổ, làng nghề gốm Quế, làng nghề thêu ren Thanh Hà, làng nghề lụa Nha Xá, làng nghề trống Đọi Tam, làng nghề làm bánh đa nem ở Nguyên Lý, bánh chưng làng Đầm, làng nghề rượu Vọc…

Chủ động kêu gọi đầu tư trong nước và nước ngoài (xã hội hoá) nhằm chuyển đổi cơ cấu vùng, phát triển kinh tế ngoại thành và hiện đại hoá nông thôn.

Đầu tư thích đáng cho giao thông và môi trường nông thôn, trong đó, coi trọng các chính sách, biện pháp để tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hoá nhằm phát huy mọi nguồn lực. Xác định rõ lĩnh vực cần ưu tiên để lựa chọn đầu tư các công trình, dự án có hiệu quả.

Phát triển nông nghiệp sinh thái, ven đô hình thành các vùng sản xuất hàng hoá quanh các đô thị, các vành đai rau an toàn, hoa, cây ăn quả sạch, phát triển rừng và cây xanh phục vụ cho đô thị, các khu công nghiệp, đảm bảo môi trường sinh thái toàn Tỉnh.

Từng bước ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, trước mắt tập trung vào khâu chọn giống, công nghệ canh tác tiên tiến và các sản phẩm mũi nhọn, xây dựng các tung tâm công nghệ cao. Hiện đại hoá công nghệ sau thu hoạch như phơi sấy, bảo quản, vận chuyển, chế biến nông lâm thuỷ sản theo hướng đồng bộ. Tổ chức lại mạng lưới thu gom nông sản hàng hoá theo chương trình liên kết chặt chẽ, có tính pháp lý cao giữa các doanh nghiệp với hộ nông dân hoặc người đại diện là Hội Nông dân cơ sở với sự tham gia của nhà khoa học.

Tiếp nhận, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, đào tạo, thu hút nguồn nhân lực phục vụ quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng công tác khuyến nông, khuyến ngư, chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất, nhất là công tác giống, kỹ thuật sản xuất tiên tiến, ứng dụng cơ giới hóa... nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hóa, góp phần nâng cao thu nhập của người dân. Xây dựng đội ngũ công chức, viên chức, cán bộ làm khoa học - kỹ

thuật có trình độ cao. Thu hút người có năng lực ở trong và ngoài nước về công tác tại địa phương bằng các chính sách phù hợp. Thực hiện các chính sách hỗ trợ nhằm giữ chân và phát huy kiến thức đối với các cán bộ khoa học - kỹ thuật, cán bộ quản lý có trình độ, năng lực phục vụ địa phương.

Một phần của tài liệu Vấn đề tam nông ở tỉnh Hà Nam hiện nay (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)