Khái quát hiện trạng nông nghiệp Hà Nam

Một phần của tài liệu Vấn đề tam nông ở tỉnh Hà Nam hiện nay (Trang 38)

7. Bố cục nội dung của luận văn

2.1.1. Khái quát hiện trạng nông nghiệp Hà Nam

Vấn đề “tam nông” bao gồm ba nội dung: nông nghiệp, nông dân, nông thôn; song bản thân vấn đề này là một chỉnh thể. Ba nội dung đó liên quan chặt chẽ với nhau, không thể tách rời. Tuy nhiên, nếu nhìn một cách tương đối, mỗi nội dung đều có thể xem xét dưới những góc độ khác nhau.

Trong “tam nông”, nông nghiệp là vấn đề kinh tế lớn nhất hiện nay của Việt Nam nói chung và Hà Nam nói riêng, vì giải quyết tốt vấn đề nông nghiệp hay không, liên quan đến sự phát triển của nền kinh tế toàn tỉnh, đến việc Tỉnh này có thực hiện được mục tiêu phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp hay không. Trước mắt, nội dung chủ yếu của vấn đề nông nghiệp là cung cấp nguồn lương thực thực phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của toàn Tỉnh và xuất khẩu, cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất công nghiệp đồng thời là thị trường lớn tiêu thụ sản phẩm cho công nghiệp và dịch vụ.

Sau khi được tái lập vào tháng 11 năm 1996, kinh tế Hà Nam hết sức nghèo nàn, đặc biệt ngành nông nghiệp gặp vô vàn những khó khăn. Qua thực tiễn nhiều năm, Tỉnh đã chủ trương thống nhất với các cấp sở ngành phải phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Theo tinh thần này, Hà Nam đã xác định vùng sản xuất nông nghiệp ổn định để tập trung chỉ đạo và từng bước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ nông nghiệp theo hướng hiện đại hoá, nhằm đưa sản xuất nông nghiệp Hà Nam phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái, ứng dụng công nghệ cao, phát triển sản xuất nông nghiệp xanh, sạch, tạo thương hiệu, đáp ứng được yêu cầu về quy hoạch phát triển ngành.

Một số huyện ở Hà Nam đang xây dựng một nền nông nghiệp áp dụng công nghệ cao, phù hợp với tình hình thực tiễn, mang lại hiệu quả kinh tế.

Theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2010-2015) của Tỉnh Hà Nam thì đến năm 2015, Hà Nam sẽ chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất theo hướng công nghiệp hóa, tăng diện tích đất phi nông nghiệp, giảm diện tích đất sản xuất nông nghiệp.Trong nội bộ đất nông nghiệp cũng có sự chuyển đổi cơ cấu sử dụng. Trước hết sẽ chuyển 298 ha đất chuyên trồng lúa nước sang đất trồng cây lâu năm và đất nuôi trồng thủy sản.

Hiện nay, toàn Tỉnh Hà Nam có 132 hợp tác xã nông nghiệp thu hút hàng vạn xã viên tham gia. Nhìn chung các hợp tác xã làm khá tốt những khâu dịch vụ đơn thuần phục vụ sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, còn không ít các hợp tác xã nông nghiệp làm ăn yếu kém, chưa thể hiện được vai trò "bà đỡ" cho xã viên.

Một phần của tài liệu Vấn đề tam nông ở tỉnh Hà Nam hiện nay (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)