Đổi mới cơ chế, chính sách của Nhà nước theo hướng phát triển

Một phần của tài liệu Vấn đề tam nông ở tỉnh Hà Nam hiện nay (Trang 68)

7. Bố cục nội dung của luận văn

3.2.2. Đổi mới cơ chế, chính sách của Nhà nước theo hướng phát triển

tốc độ sự phát triển giữa khu vực nông thôn, đời sống nông dân so với khu vực thành thị. Trong hoạch định chính sách phát triển đất nước, xác định bước đi, cách làm, cũng như lộ trình thực hiện nhất định phải đặt nó trong mối quan hệ với vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn để có những quyết sách đúng đắn. Mọi chính sách, bước đi, cách làm gây hiệu ứng tiêu cực theo hướng để nông nghiệp, nông dân, nông thôn tụt hâu, “hy sinh” sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn, cho dù đó chỉ là sự tụt hậu, hy sinh tạm thời, cần được coi là không phù hợp với nhận thức mới đối với khu vực chiến lược này trong điều kiện hiện nay.

3.2.2. Đổi mới cơ chế, chính sách của Nhà nước theo hướng phát triển bền vững bền vững

Giải quyết vấn đề “tam nông” trước hết và cần thiết nhất là sự quan tâm của Nhà nước trong việc đổi mới cơ chế, chính sách.

Nhà nước cần bổ sung, hoàn thiện cơ sở pháp lý về nông nghiệp, nông thôn và nông dân theo hướng hoàn thiện tổ chức chức bộ máy quản lý, nâng cao năng lực trình độ đội ngũ công chức thông qua đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức và kinh nghiệm quản lý kinh tế, tài chính nông nghiệp theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Tăng cường năng lực của bộ máy ngành nông nghiệp, Hội nông dân cả về tổ chức, cán bộ, chức năng nhiệm vụ và quyền hạn trong mối quan hệ với các ngành các cấp trong hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.

Tăng cường vai trò của Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn và giai cấp nông dân tương xứng với vai trò vị trí của nó trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới, trong đó trọng tâm là hoàn thiện cơ chế chính sách, luật pháp theo hướng bảo vệ các quyền lợi chính đáng của hộ nông dân, chủ thể của sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nông dân, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn với thành thị, đẩy nhanh tốc độ xoá đói giảm nghèo ở nông thôn.

Đất đai là vấn đề lớn liên quan trực tiếp đối với nông nghiệp, xã hội nông thôn và đời sống nông dân, nên rất cần giải pháp đồng bộ, khả thi. Vấn đề cần nghiên cứu chính sách, luật pháp về đất đai hiện nay là một mặt phải ổn định đất nông nghiệp, đất trồng lúa để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, nhưng mặt khác vẫn phải tiếp tục thực hiện chính sách chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá qui mô lớn, chất lượng cao, giá thành hạ để tăng sức cạnh tranh.

Đổi mới phương thức quản lý đất nông nghiệp. Đất đai là nguồn sống chính của giai cấp nông dân nên Luật Đất đai sửa đổi cần tập trung giải quyết tốt những mâu thuẫn hiện nay trong quản và sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Đã đến lúc quản lý chặt, bảo vệ toàn bộ đất lúa hiện có. Nghiêm cấm việc chuyển đất 2 vụ lúa ăn chắc sang các mục đích khác ngoài quy hoạch của nhà nước. Để thực hiện giải pháp này, đề nghị bổ sung vào Luật Đất đai một số qui định nghiêm ngặt về quản lý và bảo vệ đất lúa, coi đất lúa là tài sản quốc gia, không được xâm phạm. Hướng sửa đổi là làm rõ vai trò nhà nước, hộ nông dân trong các quyền, sở hữu, quản lý, sử dụng, chuyển dịch, chuyển nhựợng đất nông nghiệp. Cùng với Luật, ngành Tài nguyên và môi trường cần đổi mới phương thức quản lý đất nông nghiệp nói chung, đất trồng lúa nói riêng theo hình thức thích hợp. Hướng lâu dài là chuyển từ phương pháp quản lý đất đai hành chính sang quản lý thị trường đất đai. Việc cấp phép cho các dự án đầu tư, xây dựng các KCN, KCX, sân

golf… cũng như chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất lúa sang các loại đất khác nhất thiết phải theo qui hoạch thống nhất của nhà nước và đền bù theo giá thị trường, có sự tham gia của hộ nông dân.

Tập trung cao độ cho công tác qui hoạch, coi đây là nhiệm vụ tiên quyết nên Hà Nam phải hoàn thành qui hoạch chi tiết đến các xã, ngành; qui hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn của các huyện, xã đến năm 2020. Đẩy mạnh việc tích tụ ruộng đất và mở rộng các hình thức sản xuất mới như trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã tự quản. Qui hoạch vùng sản xuất nông nghiệp ổn định để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo hướng hiện đại hoá, công nghiệp hoá. Hoàn thành điều chỉnh qui hoạch rừng Ba Sao (huyện Kim Bảng) để lập phương án khai thác phát triển rừng theo hướng nông nghiệp sinh thái gắn liền với du lịch.

Xây dựng qui hoạch phát triển nông nghiệp Hà Nam, tầm nhìn 2020, trong đó xác định rõ những vùng sản xuất nông nghiệp ổn định, vùng sản xuất nông nghiệp tạm thời theo từng giai đoạn qui hoạch.

Thực hiện tốt công tác qui hoạch chi tiết 1/2000 của các huyện và qui hoạch chi tiết 1/500 cho từng dự án cụ thể tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đầu tư phát triển ngoại thành đúng trọng tâm, trọng điểm.

Tiếp tục tăng cường và quyết liệt hơn các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, thực hiện tốt công tác phòng chống dịch theo qui định của ngành và của Tỉnh. Tập trung bao vây các ổ dịch không để lây lan ra diện rộng đảm bảo an toàn cho đàn gia súc, gia cầm. Tăng cườngng công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng.

Xây dựng đề án nước sạch về vệ sinh môi trường nông thôn.

Sớm ban hành các chính sách: chính sách trang trại, làng nghề, rừng phòng hộ môi trường Ba Sao (Kim Bảng), đồng thời cần rà soát, bổ sung một số cơ chế chính sách: khuyến khích hỗ trợ sản xuất bảo quản chế biến

tiêu thụ và quản lý chất lượng rau an toàn; khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; hỗ trợ, khuyến khích đầu tư cho chăn nuôi ra xa khu dân cư theo hướng công nghiệp và qui mô lớn; hỗ trợ, khuyến khích đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội cho nông nghiệp, nông thôn. Trong đó tập trung đầu tư cho giao thông nông thôn theo hướng hoàn chỉnh đường bộ phù hợp với qui hoạch phát triển đô thị lâu dài và theo hình thức cuốn chiếu gọn từng cấp loại hoặc từng khu vực; chính sách hỗ trợ thuỷ lợi phí cho nông dân; chính sách hỗ trợ đầu tư các cụm chăn nuôi tập trung theo hương công nghiệp ngoài khu dân cư; chính sách hỗ trợ đầu tư vốn ngân sách xây dựng hạ tầng kỹ thuật nông thôn; chính sách hỗ trợ dạy nghề, đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn; chính sách giải quýet việc làm đối với nông dân bị mất đất.

Do sự thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, đô thị hóa ngày càng cao, nên áp lực về giải quyết việc làm, đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp cho nông dân bị thu hồi đất rất lớn và gây nên nhiều tác động bất lợi đến việc làm, thu nhập, đời sống của nông dân, nhất là những lao động nông nghiệp bị thu hồi đất. Vì thế cần đổi mới, bổ sung, hoàn thiện và thực thi tốt chủ trương, chính sách, cơ chế thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng theo yêu cầu phát triển bền vững. Cụ thể là: - Đất đai là tặng vật của tự nhiên, nhưng đất canh tác nông nghiệp lại là sản phẩm của quá trình lao động, khai phá, cải tạo lâu dài của con người và là điều kiện cơ bản của sản xuất nông nghiệp để tạo ra những sản phẩm thiết yếu cho đời sống ngày càng gia tăng của con người như lương thực, thực phẩm… Đất đai kết hợp với lao động là nguồn gốc duy nhất của mọi của cải vật chất của xã hội. Nói cách khác, đối với nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, không thể thay thế được. Nhưng đất đai nông nghiệp thì có hạn mà dân số lại gia tăng nhanh. Do đó, giữ một quỹ đất nông nghiệp để đảm bảo an

ninh lương thực, thực phẩm theo yêu cầu phát triển sâu sắc cả trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Vì thế, không thể thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất một cách tràn lan, biến đất đai thuộc “bờ xôi ruộng mật” thành cái hấp dẫn để thu hút đầu tư nước ngoài hay biến đất trồng lúa thành sân gofl như đã làm.

- Việc thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp có liên quan đến nhiều mối quan hệ lợi ích, nhất là lợi ích xã hội, lợi ích của các nhà đầu tư và đặc biệt là lợi ích của những lao động nông nghiệp bị thu hồi đất. Quá trình thu hồi đất diễn ra nhanh hay chậm, thuận lợi hay khó khăn phụ thuộc chủ yếu vào việc giải quyết các mối quan hệ lợi ích nêu trên có hài hòa hay không. Do đó, trước hết phải giải quyết thỏa đáng lợi ích của những lao động nông nghiệp thuộc diện bị thu hồi đất, vì họ đang có việc làm và sinh sống yên ổn dựa trên đất đai của họ đã được Nhà nước giao quyền sử dụng từ lâu, nay Nhà nước thu hồi đất đó để phục vụ lợi ích chung thì Nhà nước cần có chính sách, cơ chế nhằm đảm bảo về việc làm thu nhập và cuộc sống bình thường, ngày càng cải thiện tốt hơn cho họ. Vì thế, để thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, trước hết phải thực thi có hiệu quả việc giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp thuộc diện này, đảm bảo được lợi ích cơ bản của họ. Đây là nhân tố cơ bản có ý nghĩa quyết định đảm bảo phát triển bền vững trong việc thực hiện chủ trương thu hồi chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Bên cạnh đó, cần tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng cường sự lãnh đảo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền và phát huy vai trò của các đoàn thể,… trong việc thực hiện các phương án đền bù, hỗ trợ giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho lao động nông nghiệp trong vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên từng địa bàn. Đồng thời phải thực hiện công khai, minh bạch về quy hoạch, kế hoạch và nguồn tài chính; có

chính sách thỏa đáng, sát hợp đối với những người lao động nông nghiệp bị thu hồi đất và có cơ chế đảm bảo sự tham gia, giám sát của người dân trong quá trình thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng và thực hiện các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn diễn ra quá trình này.

- Xác định giá trị quyền sử dụng đất trong đền bù giải phóng mặt bằng và hỗ trợ giải quyết việc làm cũng như tái định cư cho những nông dân bị thu hồi đất theo nguyên tắc thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Điều này thể hiện trước hết ở giá cả đền bù quyền sử dụng đất bị thu hồi, giá nhà tái định cư được hỗ trợ phải hình thành dựa trên nguyên tắc có sự thỏa thuận giữa Nhà nước, các doanh nghiệp với người dân. Đồng thời cũng đòi hỏi người dân bị thu hồi đất – lao động đang cần chuyển đổi nghề nghiệp phải nâng cao tính chủ đông trong tìm việc làm, sử dụng tiền đền bù đúng mục đích, tạo ra thu nhập ổn định. Nhà nước cùng nhà đầu tư phải có trách nhiệm giải quyết những vấn đề bức xúc về việc làm, thu nhập để sớm ổn định đời sống của người dân bị thu hồi đất.

- Tập trung nghiên cứu hoàn thiện cơ sở lý luận, mô hình thực tiễn và cơ chế nông dân góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất được làm việc tại nơi góp vốn.

Một phần của tài liệu Vấn đề tam nông ở tỉnh Hà Nam hiện nay (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)