7. Bố cục nội dung của luận văn
3.2.8. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao động ở nông thôn
Trước hết là chú trọng việc đào tạo nghề nông cho nông dân và các chủ trang trại nhằm giúp họ nâng cao kiến thức hiểu biết về khoa học - kỹ thuật hướng tới năng suất lao động cao, chất lượng tốt, giá thành hạ, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; biết làm nghề nông một cách khoa học, có kỹ năng quản lý, có kiến thức thị trường để lựa chọn nghề sản xuất ra loại sản phẩm có giá trị kinh tế cao; đồng thời, bồi dưỡng kiến thức xây dựng nông thôn mới để giúp họ tham gia vào quá trình xây dựng kế hoạch phát triển làng, xã, tự giác đóng góp xây dựng và quản lý sau xây dựng các công trình hạ tầng của cộng đồng.
Đào tạo nghề cho nông dân chủ yếu là tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho lao động nông nghiệp qua trung tâm học tập cộng đồng tại thôn do một tổ chức đoàn thể hoặc hợp tác xã nơi đó chủ trì. Sử dụng các mô hình mẫu của chương trình khuyến nông. Kết hợp hình thức đào tạo, bồi dưỡng ở trình độ cao hơn tại hệ thống các trường cao đẳng, trung cấp nông nghiệp tỉnh.
Đào tạo nghề công nghiệp - dịch vụ cho lao động nông thôn, chủ yếu là thanh niên, học sinh mới tốt nghiệp hệ phổ thông hoặc bổ túc văn hóa giúp họ
chuẩn bị sẵn điều kiện chuyển sang lao động nghề phi nông nghiệp trong nước. Với lực lượng lao động này, cần đặc biệt coi trọng dạy nghề, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu lao động đang tăng cao về số lượng và đòi hỏi chất lượng tốt. Hình thức đào tạo cho họ chủ yếu qua các cơ sở dạy nghề chuyên nghiệp tại địa phương.
Đào tạo nâng cao kiến thức và năng lực cho đội ngũ cán bộ xã và quyết tâm chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cơ sở. Nội dung đào tạo cho đội ngũ cán bộ xã chủ yếu là về kiến thức luật pháp, quản lý kinh tế - xã hội, kỹ năng tổ chức thực hiện các chủ trương, đề án của cấp trên ở địa bàn thôn, xã. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cơ sở trước hết là ở vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa theo các tiêu chí cơ bản: cán bộ tối thiểu phải có trình độ học vấn trung học phổ thông cơ sở và có chứng chỉ được đào tạo sơ cấp về quản lý nhà nước. Và, chỉ bố trí cán bộ vào bộ máy lãnh đạo, quản lý ở cơ sở khi họ có đủ tiêu chuẩn.
Tiếp tục phát triển thêm các trường nội trú, trung học cơ sở, trung học phổ thông (theo cụm xã) cho các vùng núi khó khăn, gắn với dạy nghề cho học sinh cuối cấp để tạo ra nguồn bổ sung về cán bộ và lao động có tay nghề cao.
Nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông nông thôn. Về nội dung này, cần tập trung thực hiện đồng bộ nâng cấp cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Chú trọng sự đồng đều về chất lượng giáo dục theo yêu cầu đổi mới đồng bộ, toàn diện.
Để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông ở địa bàn nông thôn, nhất là ở các xã, vùng khó khăn, cần có chính sách hỗ trợ phù hợp, có tính khả thi cao. Đó là:
Tiếp tục đầu tư kinh phí cho kiên cố hóa phòng học ở khu vực nông thôn chưa hoàn thành. Hỗ trợ 100% kinh phí sách giáo khoa và sinh hoạt phí cho học sinh thuộc diện nghèo hoặc đối tượng chính sách xã hội.
Hỗ trợ thúc đẩy dạy nghề, bằng việc điều chỉnh, bố trí ngân sách hỗ trợ mua sắm thiết bị đào tạo nghề cần thiết cho các trung tâm giáo dục cộng đồng. Tăng kinh phí đầu tư xây dựng các mô hình khuyến nông, xây dựng mô hình nông thôn mới hơn trước. Hỗ trợ kinh phí để ít nhất mỗi huyện có một Trung tâm dạy nghề tổng hợp theo chuẩn của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (do doanh nghiệp đầu tư và thực hiện). Giúp cho người học nghề được vay ngân hàng không lãi suất tiền học phí (ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất ngân hàng). Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp tự đào tạo công nhân (bằng chính sách hỗ trợ một phần kinh phí dạy nghề cho công nhân, nhân viên mới tuyển chưa có chứng chỉ nghề).
Hỗ trợ 100% kinh phí cho đào tạo cán bộ cơ sở và có chính sách đưa cán bộ khoa học - kỹ thuật về nông thôn thông qua việc yêu cầu thực hiện chế độ nghĩa vụ đối với sinh viên đại học (các ngành liên quan đến nông nghiệp, nông thôn) về công tác tại cơ sở xã thời hạn từ 3 đến 5 năm. Cùng với áp dụng nghĩa vụ đi thực tế và phục vụ nông thôn là khuyến khích chế độ đãi ngộ. Ngoài tiền lương, đối tượng này còn được hưởng ít nhất 50% lương và sau thời hạn nghĩa vụ, họ sẽ được ưu tiên xét tuyển bổ sung cho lượng công chức và các đơn vị sự nghiệp nông nghiệp các cấp.
Chất lượng người lao động rất quan trọng, vì nó liên quan đến sự phát triển của doanh nghiệp. Biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho nông dân thì bản thân cơ sở đào tạo nghề này phải phát huy nội lực và sự giúp đỡ của cơ quan quản lý Nhà nước. Chẳng hạn tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề… Thực hiện chủ trương xã hội hoá và sự tham gia của doanh nghiệp trong việc đào tạo nghề, rồi đến việc cải tiến trương trình giảng dạy, nâng chuẩn của giáo viên. Việc nâng cao chất lượng đào tạo hiện nay
đang là vấn đề cấp thiết, chúng ta không chỉ chú trọng đến quy mô đào tạo, tăng số lượng mà còn chất lượng. Đồng thời các cơ sở đào tạo và người nông dân phải tiếp cận gần hơn với thị trường lao động. Hiện nay, sàn giao dịch việc làm của Tỉnh đang cung cấp ít thông tin về thị trường, doanh nghiệp, lao động. Hà Nam nên tăng cường đầu tư, mở sàn giao dịch việc làm hoặc các sàn giao dịch vệ tinh tại các vùng nông thôn để tư vấn cho nông dân - nơi vẫn còn thiếu thông tin việc làm. Người lao động đến sàn giao dịch sẽ biết được thị trường đang cần nghề gì? họ có thể định hướng học các nghề nào? Cơ sở nào để họ có thể tìm được việc làm? đây là giải pháp rất căn cơ cần phải đẩy mạnh.
KẾT LUẬN
Gần ba mươi năm đổi mới vừa qua là quá trình để chuyển từ một nền kinh tế kế hoạch hoá sang nền kinh tế thị trường, một nền sản xuất nông nghiệp lên công nghiệp hoá, một xã hội nông thôn sang đô thị hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ trong tổng thể chung của đất nước. Đứng trước sự nghiệp to lớn này, chủ thể của quá trình phát triển phải chính là người nông dân, họ phải là người chủ động đứng ra tổ chức quản lý và thực hiện quá trình phát triển. Mọi thành phần kinh tế phải cùng hỗ trợ nông thôn, gắn nông nghiệp và nông dân, sức mạnh khoa học và công nghệ, của cơ chế thị trường phải được huy động để mở đường giải phóng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông dân, nông thôn nói riêng và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung.
Nông nghiệp, nông thôn, nông dân là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, góp phần quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị, đảm bảo sự phát triển của đất nước trong suốt quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, theo định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta. Nông nghiệp tạo cơ sở đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, kinh tế nông thôn phát triển tạo ra việc làm và thu nhập cho người nông dân, nông dân có việc làm là nền tảng để đảm bảo xoá đói giảm nghèo và ổn định cho toàn xã hội. Nông thôn là nơi duy trì, phát triển môi trường sống, bảo tồn và phát triển văn hoá của đất nước.
Mục tiêu của sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho những người nông dân thông qua sự phát
triển bền vững nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá lớn có hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, xây dựng nông thôn mới văn minh, kinh tế phát triển, chính trị ổn định, kết cấu hạ tầng hiện đại, môi trường sinh thái cân bằng, bản sắc dân tộc phong phú là mục tiêu chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước ta.
“Tam nông” ở Hà Nam luôn là vấn đề có vị trí và tầm quan trọng chiến lược trong sự phát triển bền vững của Tỉnh nói chung, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng. Sau nhiều năm tiến hành công cuộc đổi mới, với sự quan tâm của hệ thống chính trị, sự nỗ lực vượt bậc của giai cấp nông dân, sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn, đời sống nông dân Hà Nam đã có nhiều tiến bộ và đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Có thể kể tên những thành tựu như: đảm bảo an ninh lương thực; tăng nhanh nguyên liệu nông sản cho công nghiệp chế biến và kim ngạch xuất khẩu; bảo vệ môi trường sinh thái; góp phần tích cực xóa đói, giảm nghèo và đảm bảo ổn định chính trị - xã hội. Tuy vậy, những tiến bộ và thành tựu đạt được còn hạn chế, chưa tương xứng với vị trí chiến lược cũng như tiềm năng, lợi thế của nông nghiệp, nông dân, nông thôn Hà Nam. Do đó, cùng với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị nước ta hiện nay, Hà Nam cần phải có những giải pháp đồng bộ, hữu hiệu hơn nữa, quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhiều hơn nữa, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nông dân đạt tới những mục tiêu đã hoạch định./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Bích (1994), Đổi mới quản lý nông nghiệp – Thành tựu,
vấn đề và triển vọng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Nguyễn Văn Bích (2007), “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau
hai mươi năm đổi mới, quá khứ và hiện tại”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005), Báo cáo khoa học
và công nghệ nông nghiệp 20 năm đổi mới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Tổ chức AUCID (2005),
WTO và nông nghiệp Việt Nam: Đánh giá sự tương thích của chính sách
nông nghiệp Việt Nam với quy định của WTO, năm 2005
5. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2007), Các cam kết của
Việt Nam với WTO trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, năm
2007.
6. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trung tâm thông tin phát triển nông nghiệp, nông thôn (2007), Báo cáo thường niên, ngành nông nghiệp Việt Nam 2007 và triển vọng 2008
7. Ban chấp hành Hội nông dân tỉnh Hà Nam (2012), Báo cáo tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2012, phương hướng nhiệm vụ năm 2013
8. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
11. Đảng, Bác Hồ với vấn đề tam nông, Nxb. Chính trị - hành chính, Hà Nội, 2009
12. Giáo trình Kinh tế nông nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc
dân, Hà Nội, 2006
13. Giáo trình Chính sách kinh tế - xã hội, Nhà xuất bản Khoa học và
Kỹ thuật, Hà Nội, 2006
14. GS.TS Hoàng Ngọc Hòa (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, Nhà xuất bản Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
15. Hội Thảo khoa học: (2008)Những vấn đề lý luận và thực tiễn về nông nghiệp, nông dân, nông thôn - Kinh nghiệm Việt Nam, Kinh nghiệm Trung Quốc
16. Kỷ yếu hội thảo khoa học (2010), Những vấn đề kinh tế - xã hội ở
nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nhà xuất bản Đại
học quốc gia Hà Nội.
17. Đỗ Tiến Sâm (chủ biên) (2008), Vấn đề tam nông ở Trung Quốc,
thực trạng và giải pháp, Nxb. Từ Điển Bách Khoa, Hà Nội.
18. Đặng Kim Sơn (2006), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam 20 năm
đổi mới và phát triển, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Đặng Kim Sơn (2008), Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa. Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
20. Đặng Kim Sơn (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt
Nam - Hôm nay và mai sau. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nam (2012), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2012, triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2013.
22. Đặng Đức Thành (chủ biên) (2009), Nông dân dựa vào đâu? Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Thời báo kinh tế Việt Nam: kinh tế 2011 – 2012 25. Thời báo kinh tế Việt Nam: kinh tế 2012 – 2013
26. GS.TS Nguyễn Kế Tuấn (chủ biên): (2001)Công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp và nông thôn Việt Nam - con đường và bước đi, Nxb
Chính trị Quốc gia
27. PGS, TSKH Trần Nguyễn Tuyên: (2007)Giải quyết vấn đề nông
nghiệp, nông thôn và nông dân trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO, tạp
chí quản lý nhà nước, Học viện Hành chính Quốc gia
28. Nguyễn Từ (2008), Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với
nông nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Tỉnh ủy Hà Nam: Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 20 – NQ/TƯ của BCH TƯ Đảng (khóa X) về “tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”
30. Tỉnh ủy Hà Nam: Báo cáo sơ kết 5 năm Nghị quyết số 26 – NQ/TƯ của BCH TƯ Đảng (khóa X) về nông nghiệp,nông dân, nông thôn
31. Tỉnh ủy Hà Nam: Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 03 – NQ/TƯ của Tỉnh ủy (khóa XVII) sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 25 – NQ/TƯ của BCH TƯ Đảng (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
32. UBND tỉnh Hà Nam (2008), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2008
33. UBND tỉnh Hà Nam (2009), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2009
34. UBND tỉnh Hà Nam (2010), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2010
35. UBND tỉnh Hà Nam (2011), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2011
36. UBND tỉnh Hà Nam (2012), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2012
37. UBND tỉnh Hà Nam (2013), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 06 tháng đầu năm 2013
38. UBND tỉnh Hà Nam, Sở kế hoạch và đầu tư (2012), Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2012
39. UBND tỉnh Hà Nam, Sở kế hoạch và đầu tư (2013), Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ công tác 6 tháng đầu và triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2013
40. Viện Quy hoạch thiết kế nông nghiệp (2006): Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn các vùng sinh thái nông nghiệp sau 20 năm đổi mới
41. Vụ khoa học công nghiệp và chất lượng sản phẩm (2006): Khoa