2 VỈ X1 VIÊN NÉN
3.5.1. TRONG CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM.
❖ Traphaco: Áp dụng các chiến lược Marketing khá toàn diện và đồng bộ từ khâu đầu tư, hợp tác tới quảng bá thương hiệu. Công ty đã đầu tư xây dựng nhà máy Hoàng Liệt với kinh phí 56,5 tỷ đồng cho 6 dây truyền công nghệ cao. Luôn duy trì hợp tác với các vùng dược liệu tại Bình Lục, Hải Dương, hợp tác với Công ty dược các tỉnh như Cao Bằng, Lào Cai để chế biến dược liệu tại chỗ. Hợp tác chặt chẽ và lâu dài với các nhà khoa học, các trường đại học, các viện nghiên cứu để đưa các công trình nghiên cứu đi vào cuộc sống. Công ty đi đầu trong việc áp dụng công nghệ, kinh nghiệm trồng và chế biến dược liệu sạch của các nước như học tập mô hình Châu Vân Sơn (Trung Quốc) về trồng và chế biến Tam thất sạch để đảm bảo các sản phẩm đạt chất lượng cao. Trong chính sách sản phẩm, chiến lược của công ty là phát triển các sản phẩm theo công nghệ mói được nghiên cứu bài bản, định hướng theo các nhóm chuyên khoa nguồn gốc dược liệu, đa dạng, hiện đại hoá mẫu mã bao bì. Có thể nói trên đây là những hướng đi rất đúng của công ty, phù hợp với mô hình bệnh tật phức tạp của nước ta hiện nay và theo đúng xu hướng của nền công nghiệp sản xuất đông dược của khu vực và trên thế giới.
♦♦♦Naphaco : Công ty khá nhạy bén với nhu cầu thị trường, đưa ra các sản phẩm phù hợp với tâm lý người tiêu dùng. Có định hướng vào thuốc thiết yếu đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cơ bản của nhân dân. Công ty tập trung cải tiến đa dạng hóa dạng bào chế dựa trên những sản phẩm cũ, đầu tư vào thuốc đông dược dạng kết hofp. Nhìn chung đây là chiến lược có lọi cho công ty trong giai đoạn trước mắt nhưng về lâu dài các sản phẩm này không có vị trí vững chắc khi có nhiều sản phẩm thay thế hay sự biến động của mô hình bệnh tật đồng thòi thuốc không có khả năng cạnh tranh cao với các sản phẩm nước ngoài vì chưa có chiến lược phát triển lâu dài và toàn diện.
❖ H atap h ar : Công ty có duy trì sản xuất các mặt hàng TTY để phục vụ nhu cầu trong tỉnh. Tuy nhiên chiến lược chính của công ty trong chính sách này là chiến
lược “ăn theo”. Việc nghiên cứu sản phẩm mới hay cải tiến các sản phẩm đã có ít được quan tâm , mẫu mã bao bì chủ yếu nhái lại các sản phẩm đang có trên thị trường. Nhìn chung áp dụng chiến lược này công ty có lợi cho công ty trong thời gian trước mắt là không mất nhiều chi phí cho nghiên cứu thị trường, tìm khách hàng mục tiêu và quảng bá tên thuốc. Tuy nhiên chiến lược này không đảm bảo vị trí chắc chắn cho sản phẩm và không xây dựng được hình ảnh đẹp về công ty.
Một vấn đề đáng bàn nữa trong chính sách này đó là việc sản xuất các thuốc đông dược dạng kết hợp của các công ty. Trên thực tế Bộ y tế nước ta không khuyên khích sản xuất dạng chế phẩm này vì gây khó khăn cho qúa trình quản lý, kiểm tra chất lượng và bảo quản. Các dạng kết hợp này hiện chưa được phân loại rõ ràng, nó có thể thuộc nhóm thuốc tân dược, đông dược hoặc không thuộc nhóm nào tuỳ phân loại của mỗi công ty, do đó gây khó khăn cho quản lý. Mặc dù khi nghiên cứu riêng hoạt chất tinh khiết và dược liệu đều có tác dụng dược lý rõ ràng nhưng ở dạng kết hợp chưa dược nghiên cứu sâu rộng và tính tương kỵ giữa các chất khi phối hợp chưa được báo cáo một cách khoa học. Hơn nữa thành phần đông dược có trong công thức rất rễ bị hút ẩm và bị nấm mốc, nếu không bảo quản tốt sẽ ảnh hưởng tới hoạt lực của các chất tinh khiết khác. Vì vậy đòi hỏi BYT phải sớm đưa ra các qui định cụ thể trong sản xuất và quản lý nhóm thuốc này.