4.1. KẾT LUẬN: Khoá luận đã khái quát được cơ sở lý thuyết của Marketing,
Marketing dược và một số đặc điểm của Marketing dược. Đã nêu được khái niệm thuốc đông dược, khái quát những đặc điểm và tình hình sử dụng thuốc đông dược hiện nay. Khái quát được tình hình thị trường thuốc Việt Nam nói chung và thị trường thuốc đông dược nói riêng. Khoá luận đã đi sâu khảo sát, phân tích 4 chính sách của Marketing được một số công ty áp dụng cho một số thuốc đông dược. Qua phân tích thấy rằng tuy Marketing là một lĩng vực khá mới ở Việt Nam nhưng đã được các công ty áp dụng khá linh hoạt phù hợp với chiến lược kinh doanh và khả năng của công ty, đặc biệt là Traphaco.
4.1.1. Chính sách sản phẩm: Nhìn chung các Công ty đều tập chung vào đa dạng hoá các dạng bào chế phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng. Traphaco có chiến lược đầu tư vào sản phẩm đông dược lâu đài và khá bài bản . Đánh một số ưu nhược điểm trong chính sách sản phẩm của các công ty được tóm tắt ở bảng dưới đây.
Bảng 16: Một số ưu nhược điểm chính trong chính sách sản phẩm thuốc đông dược của 3 công ty.
Công ty Ưu điểm Nhược điểm
Traphaco
Đầu tư lâu dài và đồng bộ.
Đảm bảo “dược liệu sạch”,
dạng bào chế phong phú, nhiều sản phẩm mới có sự khác biệt,
xây dựng nhãn hiệu mạnh.
Chưa đầu tư nhiều vào nhóm thuốc thiết yếu để phục vụ khách hàng có thu nhập
thấp.
Naphaco
Đa dạng hoá dạng bào chế,
nhạy bén với nhu cầu thị trường. Đưa đông dược kết hợp
với tân dược trong dạng bào chế hiện đại như viên sủi.
Chưa có chiến lược phát triển lâu dài, còn mang tính nhất thời. Dược liệu chưa được chuẩn hoá đầu vào. Việc đăng ký bảo hộ độc quyền các thuốc đông dược chưa được quan tâm.
Hataphar
Có thế mạnh trong nhóm thuốc đông dược dạng kết hợp. Duy trì sản xuất TTY để phục vụ nhu cầu trong tỉnh.
Các thuốc đông dược được sản xuất ở
cửa hàng Nam Bắc chưa được đầu tư trang thiết bị, nguồn nguyên liệu chưa được tiêu chuẩn hoá. Mẫu mã bao bì còn sơ sài, chủ yếu theo chính sách “nhái”. Chưa quan tâm tới đa dạng hoá dạng bào chế và nghiên cứu thuốc có đặc tính mới.
4.1.2. Chính sách giá: Cả 3 công ty đều xây dựng chiến lược một giá đối với tất cả các mặt hàng nhưng vẫn linh động tuỳ vào thòi điểm và mục tiêu của mỗi công ty mà có các chương trình khuyến mại cho khách hàng. Phương pháp định giá chủ yếu dựa vào chi phí. Giá cả nhìn chung phù hợp vói thu nhập của đại đa số người dân.
4.1.3. Chính sách phân phối: Áp đụng linh hoạt và khá đồng bộ các phương thức
phân phối, dựa vào đặc điểm và khả năng của mỗi công ty mà có kênh phân phối phù hợp để đảm bảo thuốc đến với khách hàng kịp thời nhất, đúng thuốc, đúng số lượng như tinh thần của Marketing dược. Các công ty đều áp dụng chiến lược phân phối mạnh với thuốc đông dược vì chúng là thuốc không cần kê đơn. Khu vực phía Nam chưa áp dụng được nhiều kênh phân phối.
4.1.4. Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh:
Các công ty đều áp dụng khá đồng bộ và sáng tạo các chiến lược kéo và đẩy nhằm thúc đẩy việc bán hàng.
> Quảng cáo, tuyên truyền: Đều có sự đầu tư vào quảng cáo và tuyên truyền với nhiều hình thức đa dang, phong phú nhưng vẫn còn hạn chế do kinh phí và chưa có chiến lược lâu dài.
> Kích thích tiêu thụ: Các công ty đều chủ trương chiết khấu thấp (1-3%) để tăng cường các hoạt động khác như chăm sóc khách hàng, PR. Các hình thức tặng hàng mẫu hay tài trợ do còn nhiều khó khăn về kinh phí nên chưa triển khai nhiều.
>Trình dược viên: Có đội ngũ trình dược viên ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, được đào tạo định kỳ, tuy nhiên lực lượng này còn mỏng và chưa được đào tạo bài bản như các hãng nước ngoài.
> Dịch vụ sau bán hàng: Các công ty đã quan tâm tới dịch vụ này tuy nhiên mới chỉ có Traphaco triển khai tại khu vực Hà Nội.
4.2. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỂ XUẤT
4.2.1. Đối với Bộ y tê - Cục quản lý dược :
> Cần qui định, phân loại rõ ràng các thuốc đông dược có kết hợp với tân dược để thuận lợi cho việc quản lý. Nên chăng xếp chúng vào nhóm “thuốc đông dược dạng kết hợp”, có các qui định xét duyệt và quản lý riêng.
> Cần phối hợp với các cơ quan hữu quan khác để có các biện pháp mạnh, đổng bộ quản lý nguồn dược liệu trôi nổi trên thị trường ở phố Lãn Ông- Hà Nội, xã Ninh Hiệp- Bắc Ninh... để kiểm soát chất kượng đầu vào, đảm bảo chất lượng thuốc thành phẩm.
> Khuyến khích nhân dân một số vùng Hà Giang, Cao Bằng, Thái Nguyên, Sapa, Bình Lục... trồng dược liệu mà địa phương có thế mạnh. Đầu tư vào vùng trồng dược liệu, xây dựng tiêu chuẩn dược liệu sạch theo tiêu chuẩn Việt Nam.
> Tăng cường hợp tác Quốc tế, nhanh chóng chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc đông dược hiện đại tiến tới GMP các thuốc đông dược.
4.2.2. Đối với các công ty :
Cần có chiến lược Marketing một cách cụ thể, lâu dài, theo hướng phát triển đông dược của nhà nước, cụ thể là:
> Trong chính sách sản phẩm:
• Hợp tác với các địa phương để xây dựng các vùng trồng dược liệu sạch, chuẩn hoá dược liệu đầu vào. Đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại tiến tới xây dựng dây truyền GMP cho thuốc đông dược.
• Tăng cường hợp tác với các nhà khoa học để đưa các công trình nghiên cứu đi vào sản xuất, cung cấp cho thị trường nhiều sản phẩm mới.
p Chính sách phân phối:
• Xây dựng kênh phân phối rộng khắp tới tận các huyện , xã vùng sâu vùng
xa trên mọi miền đất nước.
> Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh:
• Cần có phương pháp lượng giá hiệu quả của các công cụ quảng cáo để từ đó tập trung cho một số công cụ hiệu quả nhất, tránh quảng cáo tràn lan.
• Áp dụng những công cụ quảng cáo mới như làm trang Web cho công ty, quảng cáo qua mạng. Dịch vụ sau bán hàng cần được triển khai rộng khắp và lâu dài. Đội ngũ trình dược viên cần được đào tạo bài bản, có cơ chế quản lý chặt chẽ.
p Vấn đê nhân lực:
• Không ngừng đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ và nhân viên trong công ty để bổ sung các kiến thức đặc biệt các kiến thức về thuốc đông dược và kiến thức về Marketing.