3.1. CÁC CHIẾN LƯỢC MARKETING Đ ược ÁP DỤNG TRONG CHÍNH
SÁCH SẢN PHẨM THUỐC ĐÔNG Dược CỦA 3 CÔNG TY.
Việc thành công hay thất bại trong kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào việc doanh nghiệp có chọn được mặt hàng đáp ứng nhu cầu thị trường hay không. Một chính sách sản phẩm tốt sẽ tạo ra sự khác biệt giữa các sản phẩm của công ty vói đối thủ cạnh tranh.
3.1.1. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DANH MỤC SẢN PHẨM.
Danh mục sản phẩm của công ty được xây dựng trên nhiều yếu tố. Thuốc đông dược với chi phí đầu vào thấp, đầu tư sản xuất ít nên giá thành phù hợp với thu nhập của người dân hơn nữa tâm lý mọi người thích dùng hơn hàng tân dược nên các doanh nghiệp đang tập trung phát triển mặt hàng này như một chiến lược quan trọng để chiếm lĩnh thị trường, tạo dựng uy tín và đạt mục tiêu về doanh số.
Bảng 4: Tỷ lệ thuốc đông dược của 3 công ty.
(Theo bảng danh mục sản phẩm của các công ty áp dung từ 4/03)
Nhóm thuốc Traphaco Naphaco Hataphar Cả nước
Đông dược 43 35 29 1506 Tân dược 50 67 152 3968 Tổng số 93 102 181 5474 Tỷ lệ % đông dược 46,24 34,31 16,02 27,51 Tỷ lệ đông dược So với cả nước 168,08 124,72 58,23 100,00 53,76% 46,24% 65,69% 34,31% 83,98% 16,02%
Traphaco Naphaco Hataphar
I I : Thuốc đông dược ^ : Thuốc tân dược
Qua bảng và biểu đồ cho thấy Traphaco có số lượng mặt hàng thuốc đông dược nhiều nhất (43 mặt hàng), có tỷ lệ đông dược cao nhất trong 3 công ty (46 %) và gấp 1,7 lần so với cả nước. Từ tháng 7/02 công ty mới chỉ có 34 sản phẩm đông dược trên tổng số 84 mặt hàng, sang đến tháng 4/03 công ty đã có 43 trên tổng số 93 mặt hàng, nghĩa là các mặt hàng bổ sung của công ty đểu là đông dược. Điều đó cho thấy Traphaco rất chú trọng vào nhóm hàng này và coi đó là nhóm hàng chủ lực của mình vì mỗi năm nó mang lại cho công ty tới 80% doanh thu.
Không quá coi trọng vào thuốc đông dược như Traphaco nhưng Naphaco cũng có số lượng mặt hàng đông dược khá lớn (35 mặt hàng), chiếm 1/3 tổng số thuốc công ty sản xuất và gấp 1,2 lần tỷ lệ trung bình cả nước.
Khác với Traphaco và Naphaco, tỷ lệ thuốc đông dược của Hataphar chỉ chiếm 16% trong tổng số mặt hàng của công ty và chỉ bằng 58% tỷ lệ trung bình cả nước. Hataphar không coi phát triển mặt hàng đông dược là chiến lược của mình. Hiện công ty đã giao cho hiệu thuốc Nam Bắc (trực thuộc công ty) tự sản xuất một số mặt hàng đông dược và hoạch toán riêng. Hiện hiêu thuốc đang sản xuất 12 mặt hàng dạng thuốc thang, thuốc bột, thuốc cao... Còn công ty chỉ sản xuất một số thuốc đông dược bào chế hiện đại: viên nén, viên nang...
❖ Phát triển các mặt hàng đông dược dạng kết hợp:
Để phát huy những ưu điểm của thuốc có nguồn gốc tự nhiên và thuốc tổng hợp các công ty đã sản xuất nhiều dạng thuốc đông dược kết hợp với tân dược bên cạnh những mặt hàng đông dược chứa 100% nguồn gốc dược liệu.
Bảng 5: Tỷ lệ thuốc đông dược dang kết hợp của 3 công ty (từ tháng 412003)
Tên công ty Traphaco Naphaco Hataphar
Đông dược dạng kết hợp 3 10 10
Đông dược 43 35 29
6 71 9 8 1 8 %
Traphaco Naphaco Hatapha
□ : Thuốc đông dược dạng kết hợp
■ : Thuốc đông dược 100%nguồn gốc dược liệu.
Hình 9: Biểu đồ tỷ lệ thuốc đông dược dạng kết hợp của 3 công ty
Qua bảng trên cho thấy cả 3 công ty đều có thuốc đông dược dạng kết hợp, đặc biệt Hataphar có tỷ lệ rất cao chiếm 34,48% trong tổng số 29 mặt hàng thuốc đông dược của công ty
Thực tế khảo sát cho thấy các mặt hàng đông dược kết hợp chủ yếu là:
> Kết hợp nhân sâm với hỗn hợp vitamin trong thuốc bổ như: Naphar multi ginseng, Naphar activit (viên sủi-Naphaco), Segin-ginseng, Pharnaraton-ginseng (viên nang mềm-Hataphar).
> Kết hợp nghệ với kháng sinh trong chữa mụn trứng cá do khả năng nhanh làm liền sẹo của nghệ như: Erythromycin và nghệ, Nascaren, Kem nghệ và vitamin E Hoàng dương (kem bôi da - Naphaco), Levigatus (kem bôi da- Traphaco).
> Kết hợp tinh dầu với các thuốc giảm đau chống viêm trong một số thuốc dùng ngoài như Cao xoa con gấu của Hataphar.
❖ Phát triển danh mục thuốc thiết yếu:
Để đảm bảo nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cơ bản của nhân dân trong danh mục thuốc đông dược của 3 công ty đều có tỷ lệ nhất định thuốc thiết yếu (TTY). Một số mặt hàng TTY còn nâng doanh số và uy tín của công ty lên cao như Viên sáng mắt (Traphaco), Bổ phế chỉ khái lộ (Naphaco).
Bảng 6: Tỷ lệ mặt hàng TTY YHCT trong nhóm thuốc đông dược của 3 công tỵ (từ tháng 4/2003) (Xem thêm phụ lục).
Tên công ty Traphaco Naphaco Hataphar Bộ y tế(1999)
Mặt hàng TTY YHCT 4 11 6 81
Với 11 mặt hàng đông dược trong danh mục TTY, Naphaco là công ty có tỷ lệ TTY đông dược cao nhất trong 3 công ty, chứng tỏ Naphaco quan tâm tới sản xuất mặt hàng này hơn các công ty khác. Xác định thị trường mục tiêu là các vùng nông thôn, nơi có đời sống thấp thì việc sản xuất nhiều TTY là rất phù hợp vì đáp ứng được nhu cầu điều trị cao, phù hợp với thu nhập của người dân, điều đó sẽ giúp công ty nâng cao doanh số.
Với Traphaco, công ty không tập trung nhiều vào sản xuất TTY, hiện công ty chỉ sản xuất 4 TTY đông dược, vốn là những mặt hàng truyền thống của công ty như Viên sáng mắt, Thập toàn đại bổ... Hataphar chỉ có 6 mặt hàng TTY đông dược , chiếm 1/5 thuốc đông dược của công ty, tuy nhiên các sản phẩm này chủ yếu để đáp ứng nhu cầu trong tỉnh, chưa có tiếng trên thị trường.
❖ Chiến lược phát triển chiều rộng danh mục sản phẩm:
Một công ty dược có danh mục sản phẩm gồm nhiều nhóm trị liệu sẽ giúp công ty linh động trong kinh doanh, đáp ứng được nhiều đối tượng bệnh nhân. Các công ty trong quá trình phát triển chiều dài danh mục sản phẩm cũng luôn quan tâm tới các thuốc có tác dụng điều trị mới.
Bảng 7: Cơ cấu các nhóm thuốc đông dược của 3 công ty (tháng 4/2003).
STT Nhóm thuốc Traphaco Naphaco Hataphar
1 Tim mạch tuần hoàn 3 2 1
2 Tiêu hoá 9 4 1