TRONG CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI.

Một phần của tài liệu Góp phần nghiên cứu việc áp dụng các chính sách marketing thuốc đông dược của một số công ty dược phẩm trong nước (Trang 48 - 50)

2 VỈ X1 VIÊN NÉN

3.5.3. TRONG CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI.

Các công ty đều phối hợp nhịp nhàng các kênh phân phối để tận dụng những ưu điểm của từng kênh và theo mục tiêu Marketing của mỗi công ty. Để phục vụ chiến lược “đẩy” công ty chủ yếu áp dụng các kênh dài (kênh cấp 2, Cấp3) để kích thích vào trung gian, trong chiến lược “kéo” áp dụng các kênh ngắn (kênh cấp 0, cấpl) để tác động trực tiếp tới người tiêu dùng. Đa số các thuốc đông dược trong nhóm OTC nên cần được phân phối mạnh, hơn nữa đặc thù thị trường mục tiêu của nhóm thuốc này là các vùng nông thôn nên kênh phân phối phải tiến tới tận huyện, xã. Do đó việc áp dụng các kênh khác nhau là rất phù hợp đảm bảo thuốc được phân phối rộng khắp. Tuy nhiên trong kênh cấp không chỉ có Traphaco, Naphaco áp dụng tốt tại nội tỉnh và khu vực Hà Nội, hoạt động của Hataphar trong kênh này còn rất hạn chế. Naphaco hiện rất ít áp dụng kênh phân phối cấp 3, công ty chỉ có 1 đại lý tại Nghệ An, điều này giúp cho công ty không phải phụ thuộc vào đại lý nhưng chi phí lớn và cần nhiều nhân lực. Với khu vực miền Nam các công ty chưa áp dụng được chiến lược phân phối mạnh, số đại lý tại các tỉnh chưa nhiều nên việc phân phối hàng chưa được kịp thời.

3.5.4. TRONG CHÍNH SÁCH xúc TIẾN VÀ H ỗ TRỢ KINH DOANH.

♦♦♦ Quảng cáo: Các phương tiện quảng cáo khá đa dạng, quảng cáo có chọn lọc và

theo đúng qui định của nhà nước. Tuy nhiên các mẩu quảng cáo trên truyền hình chưa được hấp dẫn và ấn tượng như các quảng cáo của nước ngoài. Các trương trình quảng cáo chỉ diễn ra trong thời gian ngắn khi có kinh phí, chưa có chiến lược đồng bộ và lâu dài.

*♦♦ Tuyên truyền: Các cồng ty đều áp dụng các công cụ tuyên truyền khá đa dạng

tuy nhiên vẫn còn nhỏ lẻ và chưa thường xuyên do hạn hẹp về kinh phí. Một phương thức tuyên truyền mới mà Traphaco áp dụng khá thành công là hoạt đông PR, Naphaco có định hướng vào hoạt động này nhưng chưa có chương trình cụ thể. Thiết nghĩ các công ty nên tuyên truyền theo hướng này vì nó là hoạt động mang tính xã hội, vừa tư vấn chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng vừa quảng bá thương hiệu và sản phẩm của công ty mình.

♦♦* Dịch vụ sau bán hàng: Ngoài Traphaco, các công ty đều chưa có đội ngũ

chuyên về vấn đề này. Đây là hoạt động rất có lợi cho cả hai bên là người sử dụng thuốc và công ty. Dịch vụ này đảm bảo ch người bệnh sử dụng thuốc một cách an toàn, hợp lý đổng thòi xây dựng hình ảnh đẹp về công ty.

Một phần của tài liệu Góp phần nghiên cứu việc áp dụng các chính sách marketing thuốc đông dược của một số công ty dược phẩm trong nước (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)