Chống ung thư và tăng

Một phần của tài liệu Góp phần nghiên cứu việc áp dụng các chính sách marketing thuốc đông dược của một số công ty dược phẩm trong nước (Trang 29)

cường miễn dịch. 3 0 0

8 Bổ dưỡng. 15 11 10

9 Phụ khoa. 2 4 1

10 Nhóm khác 1 5 4

Nhận xét:

> Nắm bắt được mô hình bệnh tật nước ta có tỷ lệ người bị mắc bệnh đường tiêu hoá và hô hấp cao, bệnh về tim mạch tuần hoàn và xương khớp đang có xu hướng tăng nên cả 3 công ty đều đầu tư sản xuất các nhóm thuốc này.

> Các công ty có cơ cấu các nhóm thuốc đông dược khá rộng trong đó nhóm thuốc bổ có lượng sản phẩm nhiều nhất. Traphaco tập trung vào thuốc bổ 100% nguồn g&dược liệu, Naphaco và Hataphar chủ yếu sản xuất thuốc bổ ở dạng đông dược kết hợp với hỗn hợp Vitamin. Trong mỗi nhóm Traphaco và Naphaco cũng sản xuất mở rộng ra nhiều phân nhóm. Ví dụ trong nhóm thuốc tiêu hoá Traphaco có 4 phân nhóm là: phân nhóm chữa loét dạ dày tá tràng, phân nhóm trị viêm ruột, đại tràng, phân nhóm nhuận gan mật, trị viêm gan mật, phân nhóm nhuận tràng, trĩ

> Traphaco có bề rộng danh mục sản phẩm đa dạng hơn cả và tập trung chủ yếu trong các nhóm và phân nhóm mới như: nhóm thuốc chống ung thư và tăng cường miễn dịch từ thảo dược, Traphaco đã có 3 mặt hàng thuộc nhóm này điển hình nhất là C adef và phân nhóm chữa loét dạ dày tá tràng có Ampelop và T rà thanh vị, đây cũng là phân nhóm mà Hataphar và Naphaco chưa có sản phẩm.

❖ Chính sách phát triển chiều sâu danh mục sản phẩm (hay chính sách đa dạng về dạng bào chế, đóng gói, nồng độ hàm lượng sản phẩm)

Đặc điểm thuốc đông dược là dùng ở dạng thô (chưa dược tinh chế thành các hoạt chất tinh khiết) nên khó đảm bảo độ vô trùng, vì vậy chủ yếu được dùng dạng uống và bôi ngoài da. Bên cạnh các dạng bào chế cổ truyền như hoàn cứng , hoàn mềm, siro... hiện nay các cồng ty cũng đầu tư hiện đại hoá dạng bào chế như viên nén, bao phim, bao đường... vói nhiều hàm lượng khác nhau đáp ứng từng đối tượng khách hàng.

Bảng 8: Sự đa dạng dạng bào chế, qui cách đóng gói một s ố sản phẩm của các công ty (từ tháng 412003).

Công ty sản xuất Tên thuốc Dạng bào chế

Naphaco Bổ phế Siro : Lọ 125 ml. Viên ngậm : Hộp 2 vỉ * 12 viên Traphaco Hà thủ ô Dạng cốm : Hộp 10 gói * 3g Hộp 1 lọ * lOOg Viên bao phim : Hộp 5 vỉ * 20 viên Viên bao đường: Hộp 5 vỉ * 20 viên Hoạt huyết

dưỡng não

Viên bao đường: Hộp 5 vỉ *20 viên Hộp 1 vỉ * 20 viên Viên bao fim : Hộp 2 vỉ * 20 viên (Nguồn: Danh mục sản phẩm của Traphaco và Naphaco tháng 4/2003)

Qua bảng trên ta thấy với mỗi sản phẩm trên cả 2 công ty đều muốn đa dạng hoá tối đa dạng bào chế và qui cách đóng gói để phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng. Khi điều trị bằng thuốc đông dược đòi hỏi phải dùng trong một thời gian dài nên các công ty bên cạnh đóng gói những hộp chỉ có 1 vỉ hay 10 gói nhỏ để đáp ứng cho những người chưa có điều kiện tài chính hoặc muốn dùng thử, công ty còn đóng gói hộp (lọ) lớn để phục vụ cho những người phải dùng thường xuyên. Ví dụ như

Hoạt huyết dưỡng não của Traphaco có tác dụng hoạt huyết làm tăng khả năng

tuần hoàn não, bổ thần kinh rất phù hợp vói người già. Khi dùng thuốc này phải dùng dài ngày, có người dùng thường xuyên ngày nào cũng uống kéo dài tói cuối đời. Nếu như chỉ có dạng 1 vỉ * 20 viên sẽ làm mất thời gian đi mua, giá lại đắt (10.000 đổng/hộp giá bán buôn). Cùng một lúc công ty đưa ra cả dạng 5 vỉ * 20 viên để phục vụ cho những đối tượng này để tiết kiệm thời gian và tiền của (45.000 đồng/hộp giá bán buôn). Xác định khách hàng mục tiêu chính của mình là người già và trẻ em, công ty đã tung ra thị trường những sản phẩm phù hợp với tâm lý và đặc điểm bệnh lý của lứa tuổi này. Ví dụ: nhận thấy người già có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường khá cao nên bên cạnh dạng viên bao đường công ty cũng đưa ra dạng bao phim để đáp ứng nhóm khách hàng này. Công ty đã xin số đăng ký cho một số thuốc sắp tung ra thị trường như Ampelop viên nhai bên cạnh dạng viên nang đã có từ trước, Celgar viên cốm và Sinh mạch ẩm viên cốm dễ sử dụng hơn thay thế cho Sinh mạch ẩm dạng dung dịch uống đóng ống.

Naphaco tuy chưa phát triển chiều sâu danh mục sản phẩm được bài bản như Traphaco nhưng công ty cũng rất quan tâm tốfi vấn đề này. Sự ra đời của Thuốc

ho bổ phế viên ngậm đã mang lại doanh thu lớn (gần 5 tỷ đồng trong năm 2002) do

đặc tính dễ sử dụng của nó nhưng hiện sản phẩm cũng có rất nhiều đối thủ cạnh tranh như Thuốc ho ma hạnh viên ngậm -Đông dược Phúc Hưng, Thuốc ho bổ phế viên ngậm - XNDPTW 3, ngay lập tức công ty tung ra Naphatolin viên ngậm cũng là thuốc ho từ dược liệu để giữ vững, mở rộng thị trường và tăng thêm cạnh tranh. Và đặc biệt Naphaco là công ty dược đầu tiên trong nước đã đưa nhân sâm vào viên sủi, là dạng bào chế hiện đại đòi hỏi điều kiện sản xuất rất khắt khe.

Không như Traphaco và Naphaco, Hataphar không quan tâm nhiều tới việc phát triển chiều sâu danh mục sản phẩm. Hầu như mỗi sản phẩm đông dược của công ty chỉ có một dạng bào chế và một kiểu qui cách đóng gói.

3.1.2. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI.

Muốn mở rộng thị trường, nâng cao uy tín, thu nhiều lọi nhuận các công ty phải có chính sách phát triển sản phẩm mói phù hợp. Đưa ra một thuốc mới thành công sẽ đảm bảo cho công ty chiếm ưu thế trên thị trường. Đối vói thuốc đông dược các công ty trong nước không ngừng nâng cao các dạng bào chế mới dựa trên những bài thuốc cổ truyền.

Trong lĩnh vực này Traphaco luôn là công ty đi tiên phong với phương châm hoạt động “công nghệ mới và bản sắc cổ truyền” đã tạo nên sản phẩm vừa mang tính truyền thống vừa mang tính thời đại. Năm 2001 công ty đã tung ra thị trường sản phẩm Ampelop (thành phần cao chè dây) là kết quả nghiên cứu hàng chục năm của các nhà khoa học dựa trên kinh nghiệm dùng chè dây của đổng bào dân tộc thiểu số. Sau khi tung sản phẩm ra thị trường, công ty đã có các hình thức tuyên truyền quảng cáo để khuyếch trương sản phẩm, hiện sản phẩm đã có chỗ đứng trên thị trường vặ được nhiều người tín nhiệm và trung thành sử dụng. Trong năm 2002 công ty tiếp tục tung ra thị trường sản phẩm Cadef là thuốc hỗ trợ điều trị ung thư nguồn gốc thảo dược lần đầu tiên được phép sản xuất và lưu hành tại Việt Nam. Cadef là thành quả nghiên cứu 20 năm của các nhà khoa học Việt Nam , được xây dựng dựa trên nguyên lí y học cổ truyền kết hợp với những nghiên cứu về dược lí, lâm sàng đã được chứng minh có tác dụng nâng cao thể trạng, tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế những tác nhân có hại, nên làm tăng chất lượng cuộc sống, giảm tái phát và di căn cho bệnh nhân ung thư.

Với Traphaco, một trong những chiến lược cạnh tranh mà công ty đã và đang áp dụng đó là sự cạnh tranh bằng sự khác biệt sản phẩm, khác biệt về kiểu dáng bao bì đã tạo nên bước khởi đầu cho cách nhìn nhận mói về các sản phẩm đông dược Việt Nam. Công ty luôn sử dụng những gam màu sáng, tươi trẻ bắt mắt như: xanh , vàng, tím làm màu chủ đạo cho sản phẩm thay cho gam màu đỏ, nâu truyền thống.

Về kỹ thuật đóng gói thuốc đông dược cũng hết sức hiện đại không kém các thuốc tân dược. Dạng viên nén, viên nang, viên bao đường, bao phim được ép vỉ đẹp, viên hoàn cứng được đóng gói trong giấy thiếc ép thay cho lọ thuỷ tinh trước đây khiến cho hình thức thuốc thành phẩm đẹp lên rất nhiều.

Riêng với Hataphar một số sản phẩm đông được truyền thống chưa được chú irọng đầu tư và cải tiến mẫu mã bao bì, dạng thuốc cao, thuốc bột thậm chí còn chưa có hộp bao gói ngoài, chỉ đựng trong lọ nhựa hoặc túi bóng hết sức thô sơ.

*1* Chính sách nhái mẫu mã sản phẩm:

Một số công ty thực hiện chính sách nhái mẫu mã không chỉ riêng với thuốc tân dược có uy tín trên thị trường mà cả đối với các sản phẩm đông dược bán chạy, Điều này có nhiều lợi ích cho công ty nhái vì không mất thời gian tìm kiếm khách hàng, xâm nhập thị trường nhưng dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng và gây thiệt hại về doanh số cho công ty bị nhái.

Hình 10: Bao bì Thuốc ho bổ p h ế của Nam Hà và XNDP TW3.

Qua khảo sát cho thấy Traphaco là công ty có nhiều sản phẩm bị nhái nhất như Viên sáng mắt bị Naphaco nhái, Boganic bị CTDP Vĩnh Phúc nhái với sản phẩm Artisonic, Hoạt huyết dưỡng não có Bổ huyết ích não của CTCP Dược Nam Định nhái theo... Naphaco cũng có một số sản phẩm bị nhái như: Kem nghệ, Bổ phế viên ngậm. Hataphar là công ty có số sản phẩm nhái nhiều nhất như Pasepan có thành

s ® x i N G H IỆ P D Ư Ợ C P H Ẩ M TW 3

KWPttuu t« U Đ w H à n h -H à P M n g -V líln * m « T íO J 1 )M 2 2 f6

THUÓC HO

VIÊN NGẬM

Một phần của tài liệu Góp phần nghiên cứu việc áp dụng các chính sách marketing thuốc đông dược của một số công ty dược phẩm trong nước (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)