Cơ cấu danh mục thuốc của bệnh viện năm 2012

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện phụ sản hải dương năm 2012 (Trang 62)

Năm 2012, do mới thành lập, nên công tác xây dựng danh mục thuốc bệnh viện của BV Phụ sản Hải Dương còn gặp nhiều khó khăn về mô hình bệnh tật, đối tượng bệnh nhân,... Tuy nhiên, với sự cố ngắng của các thành viên Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện DMTBV năm 2012 có khả năng đáp ứng được nhu cầu thuốc điều trị cho các khoa lâm sàng, cận lâm sàng và phù hợp với mô hình bệnh tật năm 2011 của khoa sản tiền thân của bệnh viện. So với DMT của BV Phụ sản Trung ương và một số bệnh viện khác (Bệnh viện: Đa khoa Thanh Hoá, Da liễu Trung ương, Phổi Trung ương, Mắt trung ương) có một số nội dung đáng chú ý sau:

Trong DMTBV của BV Phụ sản Hải Dương có 108 dược chất với 118 loại thuốc chia thành 20 nhóm tác dụng dược lý. Số thuốc trong danh mục của Bệnh viện là ít hơn rất nhiều so với các bệnh viện chuyên khoa hạng I khác Bệnh viện Da liễu Trung ương (258 thuốc), Phổi Trung ương (225 thuốc), Mắt trung ương (224 thuốc)[31]; ngay cả với BV cùng chuyên khoa: Bệnh viện Phụ sản Trung ương cũng ít hơn (174 dược chất và 294 loại thuốc)[34]. Mặc dù số lượng thuốc ít hơn các bệnh viện chuyên khoa khác nhưng danh mục thuốc cũng cho thấy có DMT của BV mang đặc trưng của các bệnh viện chuyên khoa: số lượng thuốc trong DMT ít. Còn so với bệnh viện phụ sản trung ương thì số thuốc của BV Phụ sản Hải Dương ít hơn là do sự khác nhau về trình đ điều trị, tình trạng bệnh tật của bệnh viện Phụ sản trung ương lớn hơn.

Về tỷ lệ các dược chất trong DMT: so với BV Phụ sản trung ương thì hai danh mục có sự giống nhau nhóm: Kháng sinh; Dung dịch điều chỉnh nước - điện giải; thuốc hạ nhiệt giảm đau chống viêm; Thuốc tim mạch; Thuốc gây tê, gây mê đều chiếm tỷ lệ cao. Điều này cho thấy bệnh viện lựa

53

chọn thuốc phù hợp với chuyên khoa điều trị của mình. Còn với nhóm thuốc điều trị ung thư và điều hoà miễn dịch trong DMT của BV Phụ sản Trung ương có tỷ lệ cao thứ 2 trong DMT (chiếm 11,5%) nhưng BV Phụ sản Hải Dương kh ng có nhóm thuốc này. Qua phân tích chúng tôi thấy bệnh viện Phụ sản Trung ương có triển khai và có trình độ để điều trị các bệnh ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung,... còn BV Phụ sản Hải Dương do mới thành lập nên chưa triển khai điều trị các mặt bệnh này nên không có thuốc trong DMTBV. Điều này cũng cho thấy DMTBV do BV Phụ sản Hải Dương xây dựng không những phù hợp với đặc điểm chuyên ngành mà còn phù hợp với đặc điểm trình độ thăm khám và điều trị của BV[34]. Mặc dù vậy, qua sự so sánh cũng cho thấy việc xây DMT của bệnh viện còn gặp nhiều hạn chế do bệnh viện mới thành lập: chưa có thuốc mới đặc thù, số chủng loại thuốc còn thấp.

Về số thuốc nằm trong DMTCY của BYT: So với Bệnh viện Phụ sản trung ương thì số thuốc nằm trong DMTCY của BV Phụ sản Hải Dương cao hơn rất nhiều so với Bệnh viện Phụ sản Trung ương (15 loại). Sự khác biệt này là do BV Phụ sản Trung ương áp dụng nhiều kỹ thuật cao kh ng được BHYT thanh toán. Qua nghiên cứu phân tích chúng tôi thấy số thuốc ngoài DMTCY có 01 loại (Nước muối rửa 0,9% - 500 ml) được sử dụng để rửa các vết mổ, rửa trong phẫu thuật, tiểu phẫu thuật nên được tính vào chi phí cuộc mổ do vậy vẫn được BHYT thanh toán đảm bảo được cho quyền lợi của người tham gia BHYT. Còn 03 loại: hoạt huyết dưỡng não, Nabica gói 100g, Cao sao vàng 3g chủ yếu được sử dụng cho bệnh nhân tự nguyện. Riêng Nabica gói 100g được chỉ định để bệnh nhân tự sử dụng nội ngoại trú là thuốc cần thiết cho quá trình điều trị nhưng kh ng được BHYT thanh toán mà cũng chưa có sản phẩm thay thế trong DMTCY[13], đây là khó khăn của bệnh viện chuyên khoa.

54

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện phụ sản hải dương năm 2012 (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)