Cơ cấu DMT sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện phụ sản hải dương năm 2012 (Trang 40)

Giá trị tiền thuốc thực tế tiêu thụ ở bệnh viện Phụ sản Hải Dương trong năm 2012 thể hiện ở bảng 3.9.

41.5

58.5

31

Bảng 3.9: Giá trị tiền thuốc tiêu thụ thực tế tại bệnh viện năm 2012

STT Nh m thuốc Biệt dƣợc (loại) Hoạt chất (loại) Giá trị (triệu đồng) Tỷlệ (%) 1 Thuốc kháng sinh 18 15 6.292,0 61,1 2 Dung dịch điêu chỉnh nước- điện giải 15 13 983,2 9,5 3 Thuốc hạ nhiệt giảm đau chống viêm 13 10 658,4 6,4 4 Thúc đẻ, chống đẻ non và cầm máu sau đẻ 8 6 644,0 6,3 5 Thuốc gây tê, gây mê 12 9 606,0 5,9 6 Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn 5 4 300,0 2,9 7 Vitamin, khoáng chất 8 7 124,0 1,2 8 Tim mạch 11 10 96,6 0,9 9 Thuốc tác dụng h hấp 3 3 59,6 0,6 10 Thuốc đường tiêu hóa 8 8 49,3 0,5 11 Huyết thanh và globulin 1 1 39,9 0,4 12 Hormon, thuốc tác động vào hệ nội tiết 4 4 38,8 0,4 13 Thuốc chống di ứng, quá mẫn 2 2 17,3 0,2 14 Thuốc lợi tiểu 2 2 8,7 0,1 15 Thuốc điều trị mắt, TMH 2 2 8,4 0,1 16 Thuốc chống động kinh, co giật 1 1 1,9 0,0 17 Thuốc khác 5 5 369,1 3,6

Tổng 118 102 10.297,2 100,0

Nhận xét:

Qua số liệu trên bảng cho thấy kinh phí sử dụng của nhóm kháng sinh chiếm tỷ lệ chi phí cao nhất 61,1%, đứng thứ 2 là nhóm dung dịch điều chỉnh nước điện giải 9,5%, nhóm thuốc có tác dụng với máu- cầm máu sau đẻ 6,3%, tiếp theo là chi phí sử dụng cho nhóm thuốc hạ nhiệt giảm đau chống viêm 6,4%, và nhóm thuốc gây tê gây mê cũng chiếm chi phí 5,9%. Lượng kháng sinh sử dụng nhiều như vậy do nhiều nguyên nhân trong đó có thể là do: bác sỹ sử dụng chủ yếu theo kinh nghiệm, chưa có kháng sinh đồ,

32

chưa khảo sát tình trạng vi khuẩn của bệnh viện nói chung và từng khoa nói riêng; nhiều trường hợp có tính chất lạm dụng, không cần thiết; dược lâm sàng chưa đủ mạnh để phân tích từng trường hợp khi nào nên dùng loại nào, liều lượng bao nhiêu cho từng cá thể bệnh nhân; chưa thực sự có sự gắn kết giữa dược sĩ và bác sĩ trong các chỉ định dùng thuốc. Tuy nhiên, để có kết luận cụ thể r ràng hơn cần có một nghiên cứu chuyên sâu tiếp theo.

3.2.2.Giá trị sử dụng thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu

Chi phí sử dung cho số thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu được thể hiện qua bảng 3.10.

Bảng 3.10: Giá trị tiền thuốc nguồn gốc trong nước và thuốc nhập khẩu

Đơn vị: 1.000.000 VNĐ

Nguồn gốc Giá trị Tỉ lệ (%)

Thuốc sản xuất trong nước 2.455,1 23,9

Thuốc nhập khẩu 7.824,1 76,1

Tổng số 10.279,2 100,0

Giá trị tiền thuốc nhập khẩu chiếm 76,1% tổng giá trị tiền thuốc sử dụng, gấp 3,2 lần giá trị tiền thuốc nội (23,9%). Điều này có thể lý giải, do các thuốc ngoại nhập là có nhiều thuốc chuyên khoa giá trị lớn trong nước chưa sản xuất được. Đồng thời, với cùng hoạt chất, dạng bào chế thì thuốc nội thường có giá thành thấp hơn rất nhiều so với thuốc ngoại. Ngoài ra, có thể do hoạt động marketing của các c ng ty dược ảnh hưởng đến việc kê đơn của bác sỹ, hay do bác sỹ kê đơn vì tâm lý thích dùng hàng ngoại nhập của nhân dân.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện phụ sản hải dương năm 2012 (Trang 40)