Thời gian nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện phụ sản hải dương năm 2012 (Trang 32)

Từ tháng 10/2013 đến tháng 05/2014.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp hồi cứu mô tả

Thực hiện hồi cứu DMT, DMT sử dụng của bệnh viện; các báo cáo tổng kết số liệu thuốc sử dụng hàng tháng, hàng quí và của cả năm; các báo cáo chuyên môn của phòng Kế hoạch Tổng hợp, của khoa dược, phòng tài chính kế toán. Tiến hành ghi chép đo lường số liệu và mô tả bằng các bảng số liệu, các biểu đồ,... Với nội dung theo d i điều kiện bảo quản thuốc chúng tôi thực hiện chiết xuất, thống kê số liệu từ sổ theo d i điều kiện m i trường bảo quản. Với nội dung nhập thuốc số liệu được tổng kết chiết xuất từ các biên bản kiểm nhập, các tài liệu lưu giữ tại kho thuốc.

2.2.2. Phương pháp so sánh

Là phương pháp đối chiếu các số liệu nghiên cứu với nhau xem tìm giá trị lớn hay nhỏ nhất; đối chiếu các số liệu nghiên cứu với số liệu nghiên cứu của các công trình nghiên cứu khác hay với các số liệu tiêu chuẩn do pháp luật qui định,...

23

2.2.3. Phân tích nhóm điều trị

Phân tích nhóm điều trị: Xác định những nhóm thuốc được sử dụng trong quá trình điều trị. Tính khối lượng sử dụng và giá trị sử dụng. Xác định các nhóm thuốc được sử dụng nhiều. Trên cơ sở thông tin về tình hình bệnh tật, xác định những vấn đề sử dụng thuốc bất hợp lý. Xác định những thuốc đã bị lạm dụng hoặc những thuốc mà mức tiêu thụ kh ng mang tính đại diện cho những ca bệnh cụ thể như sốt rét và sốt xuất huyết.Tiêu chí phân nhóm: các thuốc sử dụng được phân nhóm theo th ng tư 31/2011/TT-BYT của BYT.

2.3. Phương pháp thu thập số liệu

+ Các biên bản họp của hội đồng về lựa chọn thuốc, thống kê phân tích thuốc sử dụng trong năm 2012.

+ Các biên bản kiểm tra của bệnh viện lưu tại khoa dược, các báo cáo xuất nhập thuốc, các sổ sách theo d i điều kiện bảo quản thuốc, các biên bản kiểm tra của SYT lưu tại khoa, các tài liệu liên quan đến hoạt động cung ứng thuốc (hợp đồng mua thuốc, biên bản kiểm nhập,….) lưu tại khoa.

2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu

2.4.1. Một số chỉ tiêu về danh mục thuốc

- Số loại thuốc: là các thuốc cụ thể một loại thuốc được tính khi có sự khác nhau của bất kỳ tiêu chí nào về dược chất, nhà sản xuất, hàm lượng, dạng bào chế, tiêu chuẩn áp dụng.

- Tỷ lệ % thuốc trong DMTCY:

Tỷ lệ % = ∑ thuốc trong DMTCY x 100 (CT1) ∑ Số thuốc trong DMTBV

24

Tỷ lệ % = ∑ thuốc mang tên biệt dược/ tên chung quốc tế x 100 (CT2) ∑ Số thuốc trong DMTBV

- Tỷ lệ % thuốc có nguồn gốc nhập khẩu/ trong nước:

Tỷ lệ % = ∑ thuốc nguồn gốc nhập khẩu/ trong nước x 100 (CT3) ∑ Số thuốc trong DMTBV

2.4.2. Chỉ tiêu kinh phí mua thuốc

Tỷ lệ % kinh phí mua thuốc = ∑ kinh phí mua thuốc x 100 (CT4) ∑ Kinh phí của bệnh viện

2.4.3. Một số chỉ tiêu tồn trữ, bảo quản thuốc

- Tỷ lệ % số lần nhập kho đảm bảo đầy đủ số lượng chủng loại:

Tỷ lệ % đảm bảo đầy đủ = ∑ Số lần nhập đủ x 100 (CT5) ∑ Số lần nhập

- Tỷ lệ % số lô thuốc nhập có phiếu kiểm nghiệm:

Tỷ lệ % l thuốc có =

∑ Số l thuốc có

x 100 (CT6) ∑ Số l nhập

- Tỷ lệ % số loại thuốc nhập được kiểm tra chất lượng bằng cảm quan:

Tỷ lệ % được kiểm tra = ∑ Số loại thuốc kiểm tra x 100 (CT7) ∑ Số loại thuốc nhập

- Số ngày kh ng theo d i điều kiện bảo quản: là các ngày mà trong sổ theo d i điều kiện bảo quản không ghi chép.

25

Tỷ lệ % số ngày theo d i = ∑ Số ngày theo d i x 100 (CT8) 365

- Số ngày điều kiện bảo quản kh ng đảm bảo: là các ngày có ít nhất một chỉ tiêu nhiệt độ hoặc độ ẩm kh ng đạt theo qui định của bệnh viện.

Tỷ lệ % số ngày kh ng đảm bảo = ∑ Số ngày kh ng đảm bảo x 100 (CT9) 365

- Thuốc kh ng đạt là thuốc kh ng đạt chất lượng theo phiếu kiểm nghiệm của cơ quan kiểm nghiệm lưu tại kho thuốc: đơn vị tính lượt

2.4.4. Một số chỉ tiêu sử dụng thuốc

- Các thuốc cần hội chẩn là các thuốc được qui định theo th ng tư 31/2011/TT-BYT.

- Giá trị thuốc sử dụng: là tổng giá trị tiền loại thuốc đó được sử dụng trong năm. Cách tính toán được áp dụng như mục 2.4.1.

2.5. Xử lý và trình bày số liệu

- Xử lý số liệu: số liệu được xử lý trên phần mềm Microsoft office excel 2010.

- Trình bày số liệu: số liệu nghiên cứu và các phần khác của đề tài được trình bày trên phần mềm Microsoft office word 2010.

26

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Phân tích cơ cấu DMT của BV Phụ sản Hải Dƣơng năm 2012

Năm 2012, do mới thành lập nên Bệnh viện Phụ sản Hải Dương chưa có điều kiện tổ chức lựa chọn và tham gia đấu đầu thuốc tập trung tại Sở Y tế. Danh mục thuốc của bệnh viện được xây dựng trên cơ sở các thuốc sử dụng cho khoa sản của BVĐK tỉnh Hải Dương năm 2011. Nội dung DMT của Bệnh viện bao gồm:

3.1.1. Cơ cấu danh mục thuốc theo nhóm tác dụng dược lý

Danh mục thuốc bệnh viện thuộc các nhóm tác dụng dược lý khác nhau nhằm đảm bảo nhu cầu điều trị của BV. Cơ cấu nhóm tác dụng dược lý của DMTBV được trình bày ở bảng 3.5.

Bảng 3.5: Cơ cấu danh mục thuốc BV theo nhóm tác dụng dược lý năm 2012

TT Nh m thuốc Hoạt chất Số thuốc Số thuốc/ hoạt chất SL TL (%) SL TL (%) 1 Thuốc kháng sinh 15 14,7 18 15,3 1,2 2 Dung dịch điêu chỉnh nước- điện giải 13 12,7 15 12,7 1,2 3 Thuốc hạ nhiệt giảm đau chống viêm 10 9,8 13 11 1,3 4 Thuốc gây tê gây mê 9 8,8 12 10,2 1,3 5 Tim mạch 10 9,8 11 9,3 1,1 6 Vitamin, khoáng chất 7 6,9 8 6,8 1,1 7 Thuốc đường tiêu hóa 8 7,8 8 6,8 1,0 8 Thúc đẻ, chống đẻ non và cầm máu sau đẻ 6 5,9 8 6,8 1,3 9 Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn 4 3,9 5 4,2 1,3 10 Hormon, thuốc tác động vào hệ nội tiết 4 3,9 4 3,4 1,0 11 Thuốc tác dụng h hấp 3 2,9 3 2,5 1,0 12 Thuốc chống di ứng, quá mẫn 2 2 2 1,7 1,0 13 Thuốc lợi tiểu 2 2 2 1,7 1,0 14 Thuốc điều trị mắt, TMH 2 2 2 1,7 1,0 15 Huyết thanh và globulin 1 1 1 0,8 1,0 16 Thuốc chống động kinh, co giật 1 1 1 0,8 1,0 17 Thuốc khác 5 4,9 5 4,2 1,0

27

Hình 3.4: Cơ cấu danh mục thuốc BV theo nhóm tác dụng dược lý năm 2012

Nhận xét

Mặc dù là một bệnh viện chuyên khoa nhưng cơ cấu thuốc của Bệnh viện Phụ sản Hải Dương cũng khá đa dạng và phong phú. Tổng số nhóm thuốc của BV là 20 nhóm, trong đó nhóm thuốc sử dụng nhiều nhất là nhóm kháng sinh với 18 loại thuốc chiếm 15,3%; tiếp đến là các nhóm: Dung dịch điêu chỉnh nước- điện giải (12,7%); thuốc hạ nhiệt giảm đau chống viêm (11,0%) và nhóm gây tê, gây mê (10,2%). Qua phân tích chúng t i thấy cơ cấu danh mục thuốc của BV đáp ứng được nhu cầu thuốc trong thăm khám và điều trị của bệnh viện, vì:

- Trong MHBT của khoa sản bệnh viện đa khoa Hải Dương tỷ lệ các ca sinh cần can thiệp chiếm tỷ lệ khá cao: 59,8% trong đó 38,8% là mổ đẻ và 20,9% là đẻ chỉ huy. Do các bệnh nhân này có sự can thiệp bằng phẫu thuật hoặc tiểu phẫu thuật nên cần sử dụng kháng sinh để dự phòng nhiễm khuẩn cho các vết mổ; và sử dụng các thuốc chống viêm để chống phù nề, giảm đau sau phẫu thuật. Nên nhóm kháng sinh, nhóm chống viêm giảm đau chiếm tỷ lệ cao là hợp lý. 0 2 4 6 8 10 12 14 16 15.3 12.7 11.0 10.2 9.3 6.8 6.8 6.8 4.2 3.4 2.5 1.7 1.7 1.7 0.8 0.8 4.2 Tỷ lệ % Nh m thuốc

28

- Trong phẫu thuật đòi hỏi bệnh nhân cần giảm đau và giãn cơ chính vì vậy với tỷ lệ bệnh nhân phẫu thuật cao thì các thuốc gây mê, gây tê cũng có thể được sử dụng với số lượng nhiều. Do vậy, danh mục thuốc của bệnh viện lựa chọn có thể đáp ứng được nhu cầu phẫu thuật của bệnh viện.

3.1.2. Cơ cấu thuốc theo danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại bệnh viện.

Bảng 3.6. Tỷ lệ thuốc chủ yếu so với DMTCY của Bộ Y tế

Nội dung SLthuốc TL (%)

Số thuốc trong danh mục 114 96,6

Số thuốc không trong danh mục 4 3,4

Tổng số thuốc 118 100,0

Nhận xét

So với DMTCY của Bộ Y tế thì DMTBV đã đáp ứng được 96,6% trong tổng số thuốc trong DMT, chỉ có 04 hoạt chất (hoạt huyết dưỡng não, Nabica gói 100g, Nước muối rửa 0,9% - 500ml, cao sao vàng 3 g) nằm ngoài danh mục. Riêng nước muối rửa 0,9% - 500 ml được sử dụng trong rửa vết mổ tuy nhiên qua phân tích chúng tôi thấy sản phẩm này đăng ký dưới dạng thực phẩm chức năng. Tuy nhiên do việc sử dụng như là một loại thuốc nên trong nghiên cứu của chúng tôi vẫn thực hiện nghiên cứu sản phẩm này ở dạng thuốc.

3.1.3. Cơ cấu danh mục thuốc theo tên thương mại và tên chung quốc tế.

29

Bảng 3.7. Cơ cấu DMT theo tên thƣơng mại và tên chung quốc tế Tên thuốc Số thuốc TL (%)

Tên chung quốc tế 42 36,0

Tên thương mại 76 64,0

Tổng số 118 100,0

Hình 3.5: Cơ cấu DMT theo tên thƣơng mại và tên chung quốc tế

Nhận xét:

Số lượng thuốc mang tên thương mại chiếm 64% gấp gần 2 lần so với số lượng thuốc mang tên gốc. Theo các chuyên gia thuốc mang tên thương mại thường có giá thành cao hơn tên chung quốc tế rất nhiều lần nên việc có nhiều thuốc mang tên thương mại có trong DMTBV là có phần chưa hợp lý, Hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện cần phải xem xét trong quá trình lựa chọn thuốc.

3.1.4. Cơ cấu danh mục thuốc theo nguồn gốc xuất xứ

Bảng 3.8: Cơ cấu danh mục thuốc theo nguồn gốc xuất xứ Nguồn gốc Số thuốc Tỷ lệ (%)

Sản xuất trong nước 49 41,5

Nhập khẩu 69 58,5

Tổng số 118 100,0

64.0 36.0

30

Hình 3.6: Cơ cấu danh mục thuốc theo nguồn gốc xuất xứ Nhận xét

Trong DMTBV chủ yếu là các thuốc nhập khẩu với 69 loại chiếm 58,5% trong tổng số thuốc có trong danh mục; các thuốc có nguồn gốc trong nước chỉ chiếm 41,5%.

Th ng thường thuốc có nguồn gốc nhập khẩu thường có giá thành cao hơn thuốc có nguồn gốc trong nước vì trong quá trình nhập khẩu chi phí gia tăng do tiền vận chuyển, do các nhà sản xuất nước ngoài muốn tối đa hoá lợi nhuận. Mặt khác việc sử dụng nhiều thuốc nhập khẩu sẽ làm cho thuốc trong nước kh ng được sản xuất nên sẽ dễ bị phụ thuộc các nhà sản xuất nước ngoài về giá thuốc, nguồn cung cấp,…

3.2. Phân tích cơ cấu DMT sử dụng trong bệnh viện năm 2012

3.2.1. Cơ cấu DMT sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý

Giá trị tiền thuốc thực tế tiêu thụ ở bệnh viện Phụ sản Hải Dương trong năm 2012 thể hiện ở bảng 3.9.

41.5

58.5

31

Bảng 3.9: Giá trị tiền thuốc tiêu thụ thực tế tại bệnh viện năm 2012

STT Nh m thuốc Biệt dƣợc (loại) Hoạt chất (loại) Giá trị (triệu đồng) Tỷlệ (%) 1 Thuốc kháng sinh 18 15 6.292,0 61,1 2 Dung dịch điêu chỉnh nước- điện giải 15 13 983,2 9,5 3 Thuốc hạ nhiệt giảm đau chống viêm 13 10 658,4 6,4 4 Thúc đẻ, chống đẻ non và cầm máu sau đẻ 8 6 644,0 6,3 5 Thuốc gây tê, gây mê 12 9 606,0 5,9 6 Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn 5 4 300,0 2,9 7 Vitamin, khoáng chất 8 7 124,0 1,2 8 Tim mạch 11 10 96,6 0,9 9 Thuốc tác dụng h hấp 3 3 59,6 0,6 10 Thuốc đường tiêu hóa 8 8 49,3 0,5 11 Huyết thanh và globulin 1 1 39,9 0,4 12 Hormon, thuốc tác động vào hệ nội tiết 4 4 38,8 0,4 13 Thuốc chống di ứng, quá mẫn 2 2 17,3 0,2 14 Thuốc lợi tiểu 2 2 8,7 0,1 15 Thuốc điều trị mắt, TMH 2 2 8,4 0,1 16 Thuốc chống động kinh, co giật 1 1 1,9 0,0 17 Thuốc khác 5 5 369,1 3,6

Tổng 118 102 10.297,2 100,0

Nhận xét:

Qua số liệu trên bảng cho thấy kinh phí sử dụng của nhóm kháng sinh chiếm tỷ lệ chi phí cao nhất 61,1%, đứng thứ 2 là nhóm dung dịch điều chỉnh nước điện giải 9,5%, nhóm thuốc có tác dụng với máu- cầm máu sau đẻ 6,3%, tiếp theo là chi phí sử dụng cho nhóm thuốc hạ nhiệt giảm đau chống viêm 6,4%, và nhóm thuốc gây tê gây mê cũng chiếm chi phí 5,9%. Lượng kháng sinh sử dụng nhiều như vậy do nhiều nguyên nhân trong đó có thể là do: bác sỹ sử dụng chủ yếu theo kinh nghiệm, chưa có kháng sinh đồ,

32

chưa khảo sát tình trạng vi khuẩn của bệnh viện nói chung và từng khoa nói riêng; nhiều trường hợp có tính chất lạm dụng, không cần thiết; dược lâm sàng chưa đủ mạnh để phân tích từng trường hợp khi nào nên dùng loại nào, liều lượng bao nhiêu cho từng cá thể bệnh nhân; chưa thực sự có sự gắn kết giữa dược sĩ và bác sĩ trong các chỉ định dùng thuốc. Tuy nhiên, để có kết luận cụ thể r ràng hơn cần có một nghiên cứu chuyên sâu tiếp theo.

3.2.2.Giá trị sử dụng thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu

Chi phí sử dung cho số thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu được thể hiện qua bảng 3.10.

Bảng 3.10: Giá trị tiền thuốc nguồn gốc trong nước và thuốc nhập khẩu

Đơn vị: 1.000.000 VNĐ

Nguồn gốc Giá trị Tỉ lệ (%)

Thuốc sản xuất trong nước 2.455,1 23,9

Thuốc nhập khẩu 7.824,1 76,1

Tổng số 10.279,2 100,0

Giá trị tiền thuốc nhập khẩu chiếm 76,1% tổng giá trị tiền thuốc sử dụng, gấp 3,2 lần giá trị tiền thuốc nội (23,9%). Điều này có thể lý giải, do các thuốc ngoại nhập là có nhiều thuốc chuyên khoa giá trị lớn trong nước chưa sản xuất được. Đồng thời, với cùng hoạt chất, dạng bào chế thì thuốc nội thường có giá thành thấp hơn rất nhiều so với thuốc ngoại. Ngoài ra, có thể do hoạt động marketing của các c ng ty dược ảnh hưởng đến việc kê đơn của bác sỹ, hay do bác sỹ kê đơn vì tâm lý thích dùng hàng ngoại nhập của nhân dân.

3.2.3. Sử dụng các thuốc cần hội chẩn

Đối với các thuốc có đánh đấu (*) trong DMTCY năm 2011 của Bộ Y tế thì phải có biên bản hội chẩn tại khoa điều trị và có sự đồng ý của Ban

33

Giám Đốc thì khoa dược mới được cấp phát và BHYT mới thanh toán. Để thực hiện tốt nội dung này, khoa Dược đã lên "Danh mục thuốc hội chẩn" (bảng phụ luc 1) gửi các khoa lâm sàng. BHYT và đoàn kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất của bệnh viện sẽ giám sát việc sử dụng các thuốc đặc biệt này tại các khoa lâm sàng.

Đểđánh giá sử dụng thuốc cần phải hội chẩn trước khi dùng kiểm tra bệnh án nội trú thu được kết quả như sau:

Bảng 3.11: Tỷ lệ bệnh án có chỉ định thuốc (*) đƣợc hội chẩn

STT Tiêu chí Số bệnh án Tỷ lệ (%)

1 Bệnh án có chỉ định sử dụng thuốc (*) 200 100,0 2 Bệnh án có chỉ định sử dụng thuốc(*) được hội

chẩn 198 99,0

Nhận xét: Trong số 200 bệnh án khảo sát, có 2 bệnh án chỉ định sủ dụng

thuốc (*) mà không hội chẩn.

- Giá trị sử dụng thuốc cần phải hội chẩn trước khi dùng

Bảng 3.12: Tỷ lệ hoạt chất và giá trị thuốc (*) trong DMT sử dụng

Nội dung Số hoạt chất Tỷ lệ (%) Giá trị (triệu đồng)

Tỷ lệ (%)

Thuốc (*) 05 4,9 112,2 1,1

Tổng số hoạt chất 102 100 10.297,2 100,0

Tỷ lệ bệnh án được hội chẩn khi dùng thuốc có ký hiệu (*) đạt tương đối cao: 99 % với số lượng. Tỷ lệ thuốc (*) và giá trị các thuốc này chiếm tỷ

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện phụ sản hải dương năm 2012 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)