Trước khi sử dụng kháng sinh cho bệnh nhân, chúng tôi đều khai thác kỹ tiền sử dị ứng thuốc, đặc biệt là dị ứng với các Cephalosporin, Penicillin.
Chúng tôi theo dõi 100% đối tượng bệnh nhân nghiên cứu không có biểu hiện phản ứng phụ của thuốc. Theo dõi tình trạng dị ứng muộn sau khi dùng thuốc trong những ngày sau phẫu thuật, chúng tôi không phát hiện trường hợp nào có biểu hiện dị ứng thuốc. Như vậy các kháng sinh trong nghiên cứu đều an toàn khi sử dụng.
Tiến hành phỏng vấn tất cả các bệnh nhân và nhân viên y tế tham gia trong quá trình nghiên cứu (bảng 3.21). Chúng tôi nhận được kết quả tốt không có trường hợp nào có biểu hiện nổi mẫn, ngứa, nôn, tiêu chảy, không gây đau, sưng, nề tại chỗ tiêm, không ảnh hưởng đến vận động cho con bú.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận
Qua nghiên cứu trên 198 bệnh nhân phẫu thuật lấy thai tại bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang, trong đó có 145 bệnh nhân không có NK trước phẫu thuật và 53 bệnh nhân có nguy cơ NK và NK trước phẫu thuật từ 01/8/2011 - 30/6/2012. Chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1.1 Đặc điểm các trường hợp bệnh nhân phẫu thuật lấy thai
- Bệnh nhân đều ở độ tuổi sinh đẻ từ 20 - 29 chiếm 71,2%.
- Tỉ lệ sinh con lần một (45,4%) và sinh con lần hai (49,5%), không có sự chênh lệch nhiều.
- Thai chủ yếu đủ tháng từ 38 - 40 tuần chiếm 77,8%.
- Chỉ định phẫu thuật lấy thai do thai (36,4%) và do vết mổ đẻ cũ (30,3%) chiếm tỉ lệ cao hơn các nguyên nhân khác, do đường sinh dục chiếm tỉ lệ rất nhỏ 4,0%.
- Thời gian chuyển dạ trước phẫu thuật trong khoảng từ 0 đến hơn 10 giờ, trong đó < 3 giờ chiếm đa số (60,6%).
- Thời gian vỡ ối trước phẫu thuật trong khoảng 0 đến 10 giờ, trong đó các trường hợp chưa vỡ ối chiếm đa số (51,5%) và số trường hợp có thời gian vỡ ối 10 - 12 giờ là thấp nhất chỉ chiếm 4,1%.
- Thời gian thực hiện phẫu thuật tập trung khoảng từ 30 - 40 phút.
- Thời gian điều trị sau phẫu thuật đều chủ yếu từ 6 - 7 ngày.
1.2 Thực trạng sử dụng kháng sinh trên người bệnh trong mẫu nghiên cứu
- 100% các trường hợp có nhiễm khuẩn trước phẫu thuật hoặc ngay cả chỉ có nguy cơ nhiễm khuẩn trước phẫu thuật cũng đều được chỉ định kháng sinh.
- Kháng sinh sử dụng trước phẫu thuật khá thống nhất: 100% các trường hợp có nhiễm khuẩn thực sự được kê đơn C3G (Cefotaxim) đường
tiêm và nếu chỉ có nguy cơ nhiễm khuẩn 100% các trường hợp chỉ dùng C2G (Cefaclor) đường uống.
- Thời gian điều trị bằng kháng sinh trước phẫu thuật đa số chỉ 01 ngày chiếm 81,1%.
- Kháng sinh được lựa chọn trong phẫu thuật chủ yếu là nhóm C2G, C3G và có sự khác biệt trên từng nhóm bệnh nhân nghiên cứu.
- 100% các trường hợp không có nhiễm khuẩn trước phẫu thuật đều sử dụng kháng sinh sau kẹp rốn.
- 100% các trường hợp có nguy cơ NK và NK trước phẫu thuật đều sử dụng kháng sinh trước kẹp rốn.
- Việc lựa chọn kháng sinh sau phẫu thuật ở cả hai nhóm bệnh nhân nghiên cứu không có sự thay đổi so với trong phẫu thuật.
- Số bệnh nhân không đổi phác đồ chiếm đa số ở cả hai nhóm bệnh nhân nghiên cứu (88,7% - 96,6%).
- Thời gian sử dụng kháng sinh cho bệnh nhân sau phẫu thuật ở cả hai nhóm đối tượng nghiên cứu đa số từ 06 - 07 ngày (86,8% - 98,6%).
- Tỉ lệ sốt ≥ 380C sau phẫu thuật ở nhóm bệnh nhân có nguy cơ NK và NK trước phẫu thuật cao hơn (11,3%), ở nhóm bệnh nhân không có NK trước phẫu thuật (3,5%).
- Sau phẫu thuật đa số tình trạng vết mổ của cả hai nhóm bệnh nhân được khảo sát đều tốt, khô sạch, không có mủ, không chảy nước.
- Tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ sau phẫu thuật ở nhóm bệnh nhân có nguy cơ NK và NK trước phẫu thuật cao hơn (7,8%), ở nhóm bệnh nhân không có NK trước phẫu thuật (1,4%).
- Không có trường hợp nào có biểu hiện nổi mẫn, ngứa, nôn, tiêu chảy, tai biến tại chỗ tiêm cũng như toàn thân trong thời gian sử dụng kháng sinh.
2. Đề xuất
- Bệnh viện nên có thêm những đề tài nghiên cứu sâu hơn, rộng hơn về sử dụng kháng sinh dự phòng cho bệnh nhân không có NK trước phẫu thuật và kháng sinh điều trị các trường hợp có nguy cơ NK và NK trước phẫu thuật, lựa chọn kháng sinh hợp lý và liều dùng theo khuyến cáo mà các bệnh viện đã áp dụng (bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội) giải quyết vấn đề sử dụng kháng sinh “an toàn, hợp lý, hiệu quả, kinh tế”.
- Tăng cường thông tin về kháng sinh, đặc biệt là tình hình kháng kháng sinh, một vấn đề luôn biến động.
- Tăng cường vệ sinh vô khuẩn phòng mổ, chăm sóc người bệnh toàn diện góp phần nâng cao chất lượng điều trị với hy vọng sẽ giảm bớt chi phí và ngày điều trị cho người bệnh sau phẫu thuật.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ... 1
Chương I ... 3
TỔNG QUAN ... 3
1.1 Phân loại phẫu thuật ... 3
1.1.1 Phân loại phẫu thuật theo Altemeier ... 3
1.1.2 Các phẫu thuật lấy thai ... 4
1.1.3 Sinh bệnh học của nhiễm khuẩn vết mổ và cơ sở của phương pháp kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật ... 4
1.1.4 Các nguyên tắc chung lựa chọn kháng sinh dự phòng nhiễm khuẫn sau phẫu thuật ... 5
1.1.5 Tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang ... 8
1.2 Kháng sinh ... 9
1.2.1 Phân loại và cơ chế tác động của kháng sinh ... 9
1.2.2 Một số thuốc kháng sinh sử dụng trong nghiên cứu [23] ... 9
Chương II ... 20
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 20
2.1 Đối tượng nghiên cứu: ... 20
2.2 Phương pháp nghiên cứu ... 20
2.2.1 Cách chọn mẫu và cỡ mẫu ... 20
2.2.2 Xử lý số liệu ... 21
2.3 Cách theo dõi và đánh giá kết quả nghiên cứu ... 21
2.3.1 Theo dõi bệnh nhân ... 21
2.3.2 Đánh giá kết quả ... 22
2.4 Nội dung nghiên cứu ... 23
2.4.1 Khảo sát đặc điểm các trường hợp bệnh nhân phẫu thuật lấy thai có sử dụng kháng sinh trong phẫu thuật lấy thai tại bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang. ... 23
2.4.2 Mô tả thực trạng sử dụng kháng sinh trên người bệnh trong mẫu nghiên cứu ... 23
Chương III ... 24
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 24
3.1 Đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu ... 24
3.1.1 Phân nhóm bệnh nhân theo độ tuổi ... 24
3.1.2 Khảo sát về lần sinh con trong mẫu nghiên cứu ... 24
3.1.3 Phân nhóm bệnh nhân theo tuổi thai ... 25
3.1.4 Các chỉ định phẫu thuật lấy thai gặp trong mẫu nghiên cứu .. 25
3.1.5 Phân nhóm theo thời gian vỡ ối và chuyển dạ tới lúc phẫu thuật ... 26
3.1.6 Phân nhóm bệnh nhân theo mức độ nhiễm khuẩn trong
nghiên cứu ... 27
3.1.7 Phân nhóm bệnh nhân theo thời gian phẫu thuật ... 28
3.1.8 Thời gian điều trị sau phẫu thuật ... 29
3.2 Thực trạng sử dụng kháng sinh trên người bệnh trong mẫu nghiên cứu ... 29
3.2.1 Khảo sát việc sử dụng kháng sinh trước khi phẫu thuật ... 29
3.2.2. Khảo sát việc sử dụng kháng sinh trong phẫu thuật ... 31
3.2.3 Khảo sát việc sử dụng kháng sinh sau phẫu thuật ... 33
3.3 Khảo sát hiệu quả của sử dụng kháng sinh ... 38
3.3.2 Tình trạng vết mổ sau phẫu thuật ... 39
3.3.3 Tỉ lệ nhiễm khuẩn sau phẫu thuật lấy thai ... 40
3.3.4 Theo dõi TDKMM và các tai biến khi sử dụng kháng sinh ... 41
Chương IV ... 43
BÀN LUẬN ... 43
4.1 Đánh giá đặc điểm của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu... 43
4.2 Đánh giá sử dụng kháng sinh trên người bệnh trong mẫu nghiên cứu ... 46
4.2.1 Đánh giá việc sử dụng kháng sinh trước khi phẫu thuật ... 46
4.2.2 Đánh giá việc sử dụng kháng sinh trong phẫu thuật ... 47
4.2.3 Kháng sinh sử dụng cho bệnh nhân sau phẫu thuật ... 49
4.3 Đánh giá hiệu quả của sử dụng kháng sinh trong nghiên cứu ... 51
4.3.1. Tỉ lệ sốt sau phẫu thuật ... 51
4.3.2 Tình trạng vết mổ sau phẫu thuật ... 52
4.3.3 Tỉ lệ nhiễm khuẩn sau phẫu thuật lấy thai ... 53
4.3.4 Tác dụng không mong muốn và các tai biến khi sử dụng kháng sinh ... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Phan Thị Kim Anh và cộng sự (1997). Vi khuẩn gây bệnh và tính nhạy cảm với kháng sinh của các chủng vi khuẩn phân lập được tại viện bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh 1996- 1997. Công trình nghiên cứu khoa học viện bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh 1997, trang 123-127
2. Bộ Y tế - Ban tư vấn sử dụng kháng sinh (1997). Hướng dẫn sử dụng kháng sinh, Nhà xuất bản Y học, 1997, trang 176- 193
3. Bộ Y tế - Cục quản lý dược - lĩnh vực ADPC - chương trình giám sát quốc gia về tính kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh (2001), Một số kết quả của chương trình giám sát quốc gia về tính kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh ở khu vực phía Bắc Việt Nam năm 2000, Nhà xuất bản Y học - Viện Y học LSCBNĐ, tháng 8 năm 2001
4. Bộ Y tế (1998), Tiêu chuẩn kỹ thuật bệnh viện, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội
5. Bộ Y tế - Cục quản lý Dược - Lĩnh vực ADPC - Chương trình giám sát quốc gia về tính kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh (2001), Tình hình kháng thuốc kháng sinh của các vi khuẩn gây viêm nhiễm đường sinh dục ở phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ, Nhà xuất bản Y học - Viện Y học LSCBNĐ, tháng 4 năm 2001.
6. Bộ Y tế (2002) – Sử dụng hợp lý thuốc kháng sinh và định hướng sử dụng các Cephalosporin, Chuyên luận Cefotaxim. Dược thư quốc gia Việt Nam, lần xuất bản thứ nhất, Nhà xuất bản Y học Hà nội, tr61-72,254-256.
7. Bộ Y tế - Vụ khoa học và đào tạo (1997). Điều dưỡng viên sản phụ khoa,Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
8. Chữ Quang Độ (2002). Góp phần nghiên cứu các hình thái lâm sàng và các yếu tố liên quan gây nhiễm khuẩn sau mổ đẻ tại bệnh viện bà mẹ và trẻ sơ sinh.Luận văn thạc sỹ y học, trường Đại học Y Hà Nội.
9. Nguyễn Học Hải, Nguyễn Tuyết Mai (1996). Sử dụng Unasyl trong dự phòng phẫu thuật phụ khoa, Công trình nghiên cứu khoa học Viện bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh 1997
10. Lê Thị Hiếu (2002), Nghiên cứu kết quả sử dụng Cefazolin và Cefuroxim dự phòng trong phẫu thuật nội soi chửa ngoài tử cung, luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Y học, trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
11. Trần Huy và Hoàng Mận (2000). Sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật sản phụ khoa. Công trình nghiên cứu khoa học Bệnh viện tỉnh Khánh Hòa 2000
12. Vũ Công Khanh (1998). Tình hình chỉ định và một số yếu tố liên quan đến chi định phẫu thuật lấy thai tại Viện bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh năm 1997, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Y học, trường Đại học Y Hà Nội.
13. Bùi Đức Lập (1998), Nghiên cứu một số phác đồ sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Dược học, trường Đại học Dược Hà Nội.
14. Nguyễn Danh Linh (1995). Sơ bộ nhận xét về hiệu quả của kháng sinh Biclinocilline dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật sản phụ khoa, Luận văn bác sỹ CK cấp II, trường Đại học Y Khoa Hà Nội
15. Lê Thị Tuyết Minh và cộng sự (2000), Sử dụng kháng sinh dự phòng Augmentin liều duy nhất trong một số trường hợp mổ lấy thai ít có nguy cơ nhiễm trùng. Công trình nghiên cứu khoa học Viện bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh 2001
16. Nguyễn Mạnh Nhâm (1998). Sử dụng kháng sinh dự phòng trong ngoại khoa,Tập san Ngoại khoa, tập 28 tháng 01- 1998
17. Nguyễn Xuân Phách, Nguyễn Thế Minh, Trịnh Thanh Lâm (1992).
Toán thống kê và tin học trong nghiên cứu Y, Sinh, Dược học, Học viện Quân y.
18. Lương Thị Ngọc Phương (1999). Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh trong phẫu thuật tại Bệnh viện K, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Dược học, trường Đại học Dược Hà Nội.
19. Bùi Sương và cộng sự (1999). Nghiên cứu phương pháp kháng sinh dự phòng nhằm khống chế nhiễm khuẩn sản phụ khoa. Công trình nghiên cứu khoa học Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
20. Trường Đại học Dược Hà Nội, bộ môn Dược lâm sàng (2000), Dược lâm sàng đại cương,NXB Y học, Hà Nội, trang 171- 187.
21. Trường Đại học Y Hà Nội, Bộ môn Phụ sản (1999), Bài giảng Sản phụ khoa, NXB Y học, trang 90- 95, 161- 165.
22. Trường Đại học Y Hà Nội, bộ môn Ngoại (1990), Ngoại khoa I, NXB Y học Hà Nội.
23. Trường Đại học Dược Hà Nội, bộ môn Hóa dược (1997), Hóa dược II, trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
24. Trường Đại học Y- Dược Hồ Chí Minh, Bộ môn vi sinh (1997), Vi sinh học, trường Đại học Y- Dược Hồ Chí Minh.
25. Lê Anh Tuấn và cộng sự (2000). Nghiên cứu sử dụng Cefuroxim trong phẫu thuật phụ khoa sạch, Công trình nghiên cứu khoa học viện bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh năm 2001.
26. Nguyễn Huy Tuấn (2002). Nghiên cứu sử dụng Cefazolin dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật lấy thai và u xơ tử cung tại viện bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh. Luận văn thạc sỹ dược học, Đại học Dược Hà Nội.
27.Lê Thị Kim Thanh (2003). Nghiên cứu sử dụng Cefotaxim làm kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật sản phụ khoa tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Luận văn thạc sỹ dược học, Đại học Dược Hà Nội.
28. Vidal (2001), Medimedia Asia Pte. Ltd 61-61; 634-636; 290-291; 595- 597
Tiếng Anh
29. Allen J.L, rampor J.F, Wheeless (1972). Use of Prophylactic antibioties for Vaginal Hysterectomie, Obstet Gynecol 1972 (39), 218
30. Altermeier a, Bruke J.F et al (1993), Definition and Classification of Surgical Patriens, Vol 1, Phidelphia, PA : JB Lipincott
31. Bayles, K.W (2000), “The bactericidal action of penicillin: New clues to an unsolved mystery”, Tren Microbiol,8, pp. 81274-81278.
32. Bruke J.F et al (1993), Identification of the Sources of Staphylococci contaminating the Surgical Would During Operation, Am. Surg. Vol 158
33. Grossman J.H, Greco T.P, Minkin M.J, Adams R.L, Hierholzen W. J, Andriole V.T (1997), Prophylatic Antibioties in Gynecologie Surgery Obstet Gynecol 1979, 40, 537
34. Guiliani. B, Periti. E; Mecacci. F (1999 Dec). Antimicrobial prophylaxis in obstetric and gynecological surgery, J- Chemother; 11(6) : 577- 580
35. Goodman & Gilman (1992), The Pharmacological Basic of Therapeutics. 8th edition, Vol2, Mc. Graw- hill.1992, 1018- 1042
36. Haynshi H, Yaginuma Y, Yamashita T, Morizaki A, Isiya T, Ktou Y, Ihikawa M (2000), Perioperative randomized study of antibiotic, prophylaxis for nonlaparotomy surgery in being conditions, Chemotherapy, 265- 278
37. Henry F. Chambers (2006), “General Principles of Antinmỉcobial Therapy”, Goodman & Gilman’s The Pharmacological Basis of Therapeutics, 11 th E dition, McGrow – Hill’s acess medicine.
38. Holman J.F, Megwwn J.E, Thompson J.D (1978), Perioperative Antibioties in Major elective Gylecologie Surgery, South Med 1978, 71- 417
39.Kaiser. A. B et al (1986), Antimicrobial Prophylaxis in Surgery New England Journal of Medicine vol 315
40. Martin C et al (1994), Antimicrobial Prophylaxis in Surgery General Conceptions and Clinical guidelines Infect. Control Hospital Epidemiol
41. Mickal A, Curol D, Lewis C(1980). Cefaxotin Sodium Double Blind Vaginal Hysteretomy Prophylaxis in Premenoposal Patients, Obstet Gynecol, 56- 222
42. Polk B.F, Shapiro M, Goldstein P (1980), Randomised Clinical Trial of Perioperative Cefazolin in Preveting Injection after Hysterectomy Lancet 1980- 1, 437
43. Richard L, Simmon, Richard J. Howard. (1996). Surgical Infections Disease. Appleton - Cetury- Crafts. 1996.473- 486
44. Stephanos g. et. Al (1989). Antimicrobial prophylaxis in Surgery
ROCHE
PHIẾU KHẢO SÁT THEO DÕI QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ
Khoa điều trị: Số bệnh án: Ngày vào viện: Ngày ra viện: Họ và tên bệnh nhân:
Tuổi: Cân nặng: Chiều cao: Nghề nghiệp:
Địa chỉ:
Lý do vào viện:
Tình trạng bệnh lý kèm theo (nếu có):