Trong quá trình theo dõi diễn biến của người bệnh sau phẫu thuật, các trường hợp nghi ngờ có nhiễm khuẩn đều được thăm khám kỹ lưỡng và làm các xét nghiệm cận lâm sàng như: công thức máu, tổng phân tích nước tiểu, cấy bệnh phẩm nếu cần… để chẩn đoán kịp thời xử trí có hiệu quả. Với các truờng hợp có sốt cao > 380C nhưng không phát hiện ổ nhiễm khuẩn, giảm hoặc hết sốt khi dùng thuốc hạ sốt (sốt đơn thuần, sốt do căng sữa)thì không được coi là nhiễm khuẩn.
* Nhóm bệnh nhân không có NK trước phẫu thuật:
Bảng 3.19. Tỉ lệ nhiễm khuẩn sau PT ở nhóm BN không có NK trước PT
Tỉ lệ nhiễm khuẩn sau phẫu thuật
Zyroxim Tarcefoksym Biocetum
n Tỉ lệ % n Tỉ lệ % n Tỉ lệ % Nhiễm khuẩn vết mổ 01 0,7 01 0,7
Nhiễm khuẩn đường niệu Nhiễm khuẩn đường hô hấp
Cộng 01 0,7 01 0,7 0 0,0
Nhận xét:
Nhóm bệnh nhân không có NK trước phẫu thuật chỉ sử dụng phác đồ kháng sinh đơn độc, sau phẫu thuật có 02 trường hợp nhiễm khuẩn vết mổ (01 trường hợp sử dụng Zyroxim và 01 trường hợp sử dụngTarcefoksym).
* Nhóm bệnh nhân có nguy cơ NK và NK trước phẫu thuật:
Bảng 3.20. Tỉ lệ nhiễm khuẩn sau PT ở nhóm BN có nguy cơ NK và NK trước PT
Tỉ lệ nhiễm khuẩn sau phẫu thuật
Phác đồ KS đơn độc Phác đồ KS phối hợp
Biocetum Hwasul Hwasul + Metronidazol
n Tỉ lệ
% n Tỉ lệ % n Tỉ lệ %
Nhiễm khuẩn vết mổ 01 1,9 01 1,9 01 1,9
Nhiễm khuẩn đường niệu 01 1,9
Nhiễm khuẩn đường hô hấp
Cộng 01 1,9 01 1,9 02 3,8
Nhận xét:
Số bệnh nhân sử dụng phác đồ kháng sinh đơn độc có 02 trường hợp nhiễm khuẩn vết mổ chiếm 3,8% (01 trường hợp sử dụng Biocetum, 01 trường hợp sử dụng Hwasul). Số bệnh nhânsử dụng phác đồ kháng sinh phối hợp cũng có 02 trường hợp nhiễm khuẩn chiếm 3,8% (01 trường hợp nhiễm khuẩn vết mổ, 01 trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu).