Trong phẫu thuật bệnh nhân dù không có NK hoặc có nguy cơ NK và NK truớc phẫu thuật đều được sử dụng kháng sinh. Nhóm bệnh nhân không có NK trước phẫu thuật sử dụng kháng với mục đích dự phòng nhiễm khuẩn.
Nhóm bệnh nhân có nguy cơ NK và NK truớc phẫu thuật sử dụng kháng sinh để tiếp tục điều trị nhiễm khuẩn.
+ Lựa chọn kháng sinh sử dụng trong phẫu thuật
Từ kết quả bảng 3.11 chúng tôi thấy kháng sinh sử dụng trong phẫu thuật là nhóm C2G và C3G trong đó chủ yếu là C3G trên cả hai nhóm đối tượng nghiên cứu. Điều này là hợp lý vì C3G có phổ rộng, tác dụng mạnh trên vi khuẩn Gram (-) và bền vững với β - lactamase của vi khuẩn nên vẫn nhạy
cảm với nhiều vi khuẩn đã đề kháng như Pseudomonas aerugimosa (trực khuẩn mủ xanh), S.aureus (tụ cầu vàng) ...những vi khuẩn thường gặp trong nhiễm khuẩn vết mổ.
- Bệnh nhân không có NK trước phẫu thuật được sử dụng một trong các loại kháng sinh đơn độc sau: Zyroxim (Cefuroxim), Tarcefoksym (Cefotaxim), Biocetum (Ceftazidim). Nếu so sánh với nghiên cứu của Bùi Sương [19] sử dụng Cefuroxim, Lê Thị Kim Thanh [27] sử dụng Cefotaxim thuộc nhóm C2G và C3G, thì nghiên cứu của chúng tôi sử dụng các loại kháng sinh cùng loại như trên là hợp lý.
- Bệnh nhân có nguy cơ nhiễm khuẩn trước phẫu thuật cũng chỉ sử dụng kháng sinh đơn độc Biocetum (Ceftazidim).
- Bệnh nhân có NK trước phẫu thuật 100% (26/26) được chỉ định sử dụng Hwasul (Cefoperazone + Sulbactam) là thuốc kháng sinh theo qui định của Bộ Y tế cần phải hội chẩn duyệt trước khi dùng, trong đó có 13 trường hợp nhiễm khuẩn nặng dùng phối hợp với Metronidazol (thuộc nhóm 5 - nitro - imidazol điều trị vi khuẩn kỵ khí B.fragilis...) với mục đích tăng hiệu quả điều trị.
Như vậy kháng sinh sử dụng trong phẫu thuật các bác sỹ có sự lựa chọn khác biệt trên từng nhóm đối tượng nghiên cứu.
+ Thời điểm sử dụng kháng sinh trong phẫu thuật
Từ kết quả bảng 3.13 cho thấy thời điểm sử dụng kháng sinh trong phẫu thuật được các bác sỹ tuân thủ, đa số bệnh nhân được sử dụng kháng sinh sau kẹp rốn (145 bệnh nhân chiếm 72,3%), số còn lại 53 bệnh nhân sử dụng kháng sinh trước kẹp rốn là do bệnh nhân có nguy cơ NK và NK nên đã được sử dụng kháng sinh điều trị trước phẫu thuật. Như vậy số bệnh nhân không có nhiễm khuẩn trước phẫu thuật sử dụng kháng sinh dự phòng và được dùng sau kẹp rốn 100% (145/145) là hợp lý, để tránh kháng sinh qua rau thai vào ảnh hưởng thai nhi.