Khảo sát việc sử dụng kháng sinh trước khi phẫu thuật

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong phẫu thuật lấy thai tại bệnh viện sản nhi bắc giang (Trang 35)

Từ kết quả bảng 3.6 chúng ta thấy trong số 198 bệnh nhân nghiên cứu có 145 bệnh nhân không có nhiễm khuẩn trước phẫu thuật, có 27 bệnh nhân có nguy cơ nhiễm khuẩn và có 26 bệnh nhân có nhiễm khuẩn trước phẫu thuật.

Khảo sát việc sử dụng kháng sinh trước phẫu thuật cho thấy:

+ 145/145 (100%) các trường hợp không có nhiễm khuẩn trước phẫu thuật đều không sử dụng kháng sinh.

+ 53/53 (100%) các trường hợp có NK trước phẫu thuật hoặc ngay cả chỉ có nguy cơ NK trước phẫu thuật cũng đều được chỉ định kháng sinh.

Sau đây là phần khảo sát chi tiết hơn về kháng sinh được sử dụng cho các đối tượng này.

3.2.1.1 Lựa chọn KS sử dụng trước phẫu thuật

Bảng 3.9 Lựa chọn KS sử dụng trước phẫu thuật

Kháng sinh BN có NK trước PT BN có nguy cơ NK

trước PT n % n % Dorocloc 0,5g (Cefaclor) đường uống 27 100,0 Tarcefoksym 1g (Cefotaxim) đường tiêm 26 100,0 Cộng 26 100,0 27 100,0 Nhận xét:

Dù bệnh viện có nhiều bác sỹ cùng có thể kê đơn điều trị, nhưng kháng sinh sử dụng trước phẫu thuật khá thống nhất: 100% các trường hợp có nhiễm khuẩn thực sự được kê đơn C3G (Cefotaxim) đường tiêm và nếu chỉ có nguy cơ nhiễm khuẩn, 100% các trường hợp chỉ dùng C2G (Cefaclor) đường uống.

3.2.1.2 Thời gian điều trị bằng kháng sinh trước phẫu thuật

Bảng 3.10 Thời gian điều trị KS trước phẫu thuật

STT Thời gian điều trị KS

trước PT Số bệnh nhân Tỷ lệ % 1 Điều trị 01 ngày 43 81,1 2 Điều trị 2 - 5 ngày 05 9,4 3 Điều trị 6 - 7 ngày 03 5,6 4 Điều trị > 7 ngày 02 3,9 Cộng 53 100,0

Nhận xét:

Đa số bệnh nhân điều trị kháng sinh 01 ngày chiếm 81,1% trong số 53 bệnh nhân có nguy cơ NK và NK trước phẫu thuật, điều trị kháng sinh trên 07 ngày chỉ có 02 bệnh nhân chiếm tỉ lệ rất nhỏ (3,9%).

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong phẫu thuật lấy thai tại bệnh viện sản nhi bắc giang (Trang 35)