Đánh giá việc sử dụng kháng sinh trước khi phẫu thuật

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong phẫu thuật lấy thai tại bệnh viện sản nhi bắc giang (Trang 52)

Từ kết quả bảng 3.6 chúng ta thấy trong số 198 bệnh nhân nghiên cứu 145/145 (100%) các trường hợp không có nhiễm khuẩn trước phẫu thuật đều không sử dụng kháng sinh và 53/53 (100%) các trường hợp có nhiễm khuẩn trước phẫu thuật hoặc ngay cả chỉ có nguy cơ nhiễm khuẩn trước phẫu thuật cũng đều được chỉ định kháng sinh.

+ Lựa chọn kháng sinh trước khi phẫu thuật

Việc lựa chọn kháng sinh trước phẫu thuật khá thống nhất. Với 100% (27/27) các trường hợp có nguy cơ nhiễm khuẩn được chỉ định dùng kháng sinh Cephalosporin thế hệ II (Cefaclor) nhằm mục đích dự phòng nhiễm

khuẩn trước phẫu thuật, mặt khác dùng đường uống đem lại sự thuận tiện cho bệnh nhân, nhân viên y tế và giảm chi phí cho người bệnh. Với 100% (26/26) bệnh nhân có nhiễm khuẩn trước phẫu thuật sử dụng kháng sinh Cephalosporin thế hệ III (Cefotaxim) đường tiêm là cần thiết nhằm mục đích điều trị ngay nhiễm khuẩn đã có trước phẫu thuật đồng thời hạn chế tỉ lệ nhiễm khuẩn sau phẫu thuật.

+ Thời gian điều trị bằng kháng sinh trước khi phẫu thuật

Từ kết quả bảng 3.11 thời gian điều trị kháng sinh 01 ngày chiếm đa số (81,1%) ở nhóm bệnh nhân có nguy cơ NK và NK trước phẫu thuật. Điều này là hợp lý vì chủ yếu bệnh nhân thai đủ tháng chuyển dạ đẻ vào nhập viện. Trong quá trình chuyển dạ có nguy cơ NK và có NK đều được chỉ định sử dụng kháng sinh. Số bệnh nhân còn lại sử dụng kháng sinh dài ngày hơn chiếm 18,9% là do có nguy cơ NK nhưng chưa có dấu hiệu chuyển dạ, hoặc thai dưới 38 tuần nhiễm độc thai nghén, rau tiền đạo ra huyết chưa có chỉ định phẫu thuật. Việc sử dụng kháng sinh trước phẫu thuật được thực hiện liên tục, không ngắt quãng để tránh bị kháng thuốc.

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong phẫu thuật lấy thai tại bệnh viện sản nhi bắc giang (Trang 52)