Phân tích kết quả lựa chọn thuốc vào DMTBV năm 2012

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa phố nối (Trang 42)

DMTBV năm 2012 được xây dựng theo tên hoạt chất, mỗi hoạt chất sẽ bao gồm một hay nhiều biệt dược đi kèm. Danh mục thuốc của bệnh viện đa khoa Phố Nối năm 2012 về cấu trúc gồm hai phần:

-Phần thuốc tân dược gồm 08 cột: STT (1), Tên thuốc/Hoạt chất (2), Tên biệt dược (3), Hãng, nước sản xuất (4), Đơn vị tính (5), Quy cách (6), Đơn giá (7), Ghi chú (8).

-Phần thuốc y học cổ truyền, bao gồm: danh mục vị thuốc y học cổ truyền và danh mục thuốc chế phẩm y học cổ truyền.

3.1.3.1. Lựa chọn thuốc tân dược vào DMTBV

Danh mục được đề tài xác định để tiến hành phân tích hoạt động lựa chọn và xây dựng danh mục thuốc bệnh viện là danh mục hoạt chất ban đầu. Cơ cấu DMTBV được trình bày trong bảng 3.4

Bảng 3.4: Cơ cấu danh mục thuốc tân dược BVĐK Phố Nối năm 2012

STT Nhóm thuốc Số hoạt

chất

Tỷ lệ (%)

1 Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn 29 17,9

2 Thuốc tim mạch 21 13,0

3 Thuốc đường tiêu hóa 17 10,5

4 Thuốc gây tê, mê 16 9,9

STT Nhóm thuốc Số hoạt chất

Tỷ lệ (%)

6

Thuốc giảm đau; thuốc hạ sốt; chống viêm không steroid, thuốc điều trị gút, thuốc chống thoái hóa khớp

11 6,8

7 Hormone và các thuốc tác dụng vào hệ thống nội

tiết 11 6,8

8 Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng

acid-base và các dung dịch tiêm truyền khác 8 4,9

9 Khoáng chất và vitamin 6 3,7

10 Thuốc giải độc và dùng trong các trường hợp ngộ

độc 5 3,1

11 Thuốc điều trị bệnh da liễu 5 3,1

12 Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và

chống đẻ non 4 2,5

13 Thuốc giãn cơ và ức chế cholinesterase 4 2,5 14 Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường

hợp quá mẫn 4 2,5

15 Thuốc tác dụng trên đường hô hấp 4 2,5

16 Thuốc điều trị bệnh mắt- tai mũi họng 4 2,5

17 Thuốc chống rổi loạn tâm thần 3 1,9

18 Thuốc lợi tiểu 2 1,2

19 Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn 1 0,6

20 Thuốc chống co giật, chống động kinh 1 0,6

21 Huyết thanh và globulin miễn dịch 1 0,6

22 Thuốc dùng chẩn đoán 1 0,6

23 Thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch 1 0,6

DMTBV có số lượng phong phú, gồm 172 hoạt chất thuộc 23 nhóm tác dụng dược lý khác nhau, trong đó các nhóm thuốc chiếm tỷ lệ cao bao gồm nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn (17,9%), thuốc tim mạch (13,0%), thuốc đường tiêu hóa (10,5%), thuốc gây tê, mê (9,9%), thuốc tác dụng đối với máu (8,0%). Riêng 05 nhóm thuốc này chiếm 59,3 % số lượng các hoạt chất trong danh mục thuốc bệnh viện. Trong quá trình điều trị bệnh thuộc các nhóm bệnh lý nêu trên, các bác sỹ thường phải phối hợp nhiều hoạt chất. Đặc biệt là đối với các bệnh nhiễm khuẩn, khi mà tình trạng vi khuẩn đề kháng kháng sinh ngày càng tăng cao thì việc có nhiều hoạt chất khác nhau để phối hợp hoặc thay thế trong thực tế lâm sàng cũng là điều cần thiết.

3.1.3.2. Lựa chọn vị thuốc y học cổ truyền và thuốc chế phẩm y học cổ truyền vào DMTBV năm 2012

Căn cứ Thông tư 12/2010/TT-BYT ngày 29 tháng 4 năm 2010 của Bộ trưởng BYT về việc ban hành Danh mục thuốc y học cổ truyền chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh, bệnh viện đã lựa chọn và xây dựng DMT y học cổ truyền năm 2012 như các bảng dưới đây:

-Danh mục vị thuốc YHCT năm 2012:

Bảng 3.5: Cơ cấu danh mục vị thuốc y học cổ truyền

STT Nhóm tác dụng Số lượng

vị thuốc YHCT

Tỷ lệ (%)

1 Thuốc hoạt huyết, khứ ứ 14 12,6

2 Thuốc phát tán phong thấp 11 9,9

3 Thuốc phát tán phong hàn 7 6,3

4 Thuốc an thần 7 6,3

5 Thuốc trừ thấp lợi thuỷ 7 6,3

6 Thuốc bổ dương, bổ khí 7 6,3

STT Nhóm tác dụng Số lượng vị thuốc YHCT

Tỷ lệ (%)

8 Thuốc phát tán phong nhiệt 5 4,5

9 Thuốc thanh nhiệt giải độc 5 4,5

10 Thuốc thanh nhiệt táo thấp 5 4,5

11 Thuốc trừ đàm 5 4,5

12 Thuốc chỉ ho bình suyễn 5 4,5

13 Thuốc bổ âm, bổ huyết 5 4,5

14 Thuốc trừ hàn 4 3,6

15 Thuốc bình can tức phong 4 3,6

16 Thuốc chỉ huyết 4 3,6

17 Thuốc khác 10 9,0

Tổng 111 100

Số lượng vị thuốc y học cổ truyền của bệnh viện đa khoa Phố Nối năm 2012 gồm 111vị/300 vị (đạt 37%), với 23/27 nhóm theo thông tư 12/2010/TT- BYT ngày 29 tháng 4 năm 2010 của Bộ trưởng BYT.

-Danh mục thuốc chế phẩm YHCT năm 2012:

Bảng 3.6: Cơ cấu danh mục chế phẩm thuốc y học cổ truyền

STT Nhóm thuốc Số lượng

chế phẩm

Tỷ lệ (%)

1 Thanh nhiệt, giải độc, tiêu ban, lợi thủy 3 60 2 Nhuận tràng, tả hạ, tiêu thực, bình vị, kiện tỳ 1 20

3 An thần, định chí, dưỡng tâm 1 20

Tổng 5 100

Số lượng chế phẩm chế phẩm thuốc y học cổ truyền của BVĐK Phố Nối năm 2012 gồm 5/127 chế phẩm (3,9%) tương ứng với 3/11 nhóm thuốc

trong danh mục thuốc chế phẩm YHCT của của Bộ Y tế quy định.

3.1.3.3. Quy trình bổ sung các thuốc mới và loại bỏ các thuốc cũ ra khỏi danh mục

Phản hồi thông tin

Hình 3.9: Quy trình bổ sung và loại bỏ thuốc ra khỏi DMTBV

Điểm hạn chế trong quy trình bổ sung và loại bỏ thuốc là trong những biên bản đề nghị đã được khảo sát thì hầu hết đều đề nghị thuốc dưới dạng tên biệt dược, một số thuốc còn có hoạt chất trùng với các hoạt chất đã có sẵn trong danh mục. Ngoài ra, BS điều trị không chỉ ra được các căn cứ khoa học mà chỉ nhấn mạnh là “nhằm phục vụ cho nhu cầu điều trị”.Hạn chế này xuất phát từ việc HĐT&ĐT chưa xây dựng được các tiêu chí có cơ sở và bằng chứng rõ ràng cho việc loại bỏ một hay nhiều thuốc ra khỏi danh mục hoặc bổ sung một hay nhiều thuốc mới vào danh mục. Đối với các thuốc mang tính chất thay thế các thuốc hiện có, chưa phân tích được mối quan hệ giữa chi phí – hiệu quả, so sánh về tổng chi phí cho cả đợt điều trị và tính tương đương

Bản đề nghị bổ sung, loại bỏ thuốc của khoa lâm sàng

Khoa Dược tổng hợp, báo cáo HĐT&ĐT

HĐT&ĐT họp xét, quyết định

Thuốc bổ sung, thay thế, loại bỏ

DMT mới năm 2012

Căn cứ vào DMTCY, giá, hiệu quả, tính an toàn…

Trình giám đốc ký duyệt

của thuốc mới so với thuốc hiện có. Điều này dẫn đến việc lựa chọn thuốc chủ yếu dựa vào ý kiến riêng và kinh nghiệm chuyên môn của các thành viên trong HĐT&ĐT và dẫn đến một số tiêu cực do các công ty dược tác động đến bác sỹ điều trị để đưa tên thuốc vào danh mục.

3.1.3.4. Sự phù hợp của DMTBV với quy định của Bộ Y tế

- Tỷ lệ thuốc chủ yếu trong DMT bệnh viện

Bảng 3.7: Tỷ lệ thuốc chủ yếu trong DMT bệnh viện năm 2012

Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)

Số lượng thuốc chủ yếu có trong DMTBV 167 97,1

Thuốc không phải là thuốc chủ yếu 05 2,9

Tổng số thuốc trong DMTBV 172 100,0

Tỷ lệ thuốc chủ yếu trong danh mục thuốc bệnh viện khá cao, đạt 97,1%. Đây là tỷ lệ được Bộ Y tế khuyến khich và là tỷ lệ được hầu hết các bệnh viện Việt Nam áp dụng. Những thuốc không phải là thuốc chủ yếu (chiếm 2,9%) được cung cấp theo yêu cầu và chỉ được dùng khi được Hội đồng thuốc và điều trị duyệt và chỉ dùng khi thật cần thiết.

- Thuốc đơn chất và thuốc phối hợp trong DMT bệnh viện năm 2012 Bảng 3.8: Tỷ lệ thuốc đơn chất và thuốc phối hợp

Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)

Thuốc đơn chất 149 41,2

Thuốc phối hợp 212 58,8

Tổng số 361 100,0

Thuốc mang tên biệt dược chiếm tỷ lệ lớn trong DMTBV (58,8%), gấp khoảng 1,4 lần so với thuốc mang tên gốc (INN). Sử dụng nhiều thuốc mang tên biệt dược sẽ dẫn đến tăng nguồn kinh phí mua thuốc vì hiện nay có rất nhiều thuốc generic có chất lượng tốt, giá rẻ mà hiệu quả điều trị tương đương

các thuốc mang tên biệt dược cùng hoạt chất. Tuy nhiên, do có sự điều chỉnh trong các văn bản quản lý về thuốc và đấu thầu thuốc của Bộ Y tế những năm gần đây, tỷ lệ thuốc mang tên biệt dược đang có xu hướng giảm đi, giúp tiết kiệm chi phí cho bệnh nhân và bệnh viện và cơ quan bảo hiểm y tế.

3.1.3.5. Sự phù hợp của DMTBV với tình hình thuốc tiêu thụ thực tế của bệnh viện năm 2012

-Giá trị sử dụng thuốc của các đối tượng bệnh nhân:

Bảng 3.9: Giá trị sử dụng thuốc cho các đối tượng bệnh nhân

Đối tượng bệnh nhân

Kinh phí sử dụng năm 2012 Giá trị

(triệu đồng)

Tỷ lệ

(%)

Bảo hiểm ngoại trú 11.808,5 59,7

Bảo hiểm nội trú 7.298,1 36,8

Dịch vụ 699,7 3,5

Tổng số 19.806,3 100,0

Nhận xét:

Năm 2012, kinh phí sử dụng thuốc cho đối tượng bệnh nhân khám bệnh có thẻ bảo hiểm y tế bao gồm nội trú và ngoại trú lần lượt là 11.808,5 triệu đồng và 7.298,1 triệu đồng. Kinh phí sử dụng thuốc của đối tượng bệnh nhân có thẻ BHYT là 19.106,6 triệu đồng, chiếm tới 96,5% tổng kinh phí thuốc tiêu thụ tại bệnh viện. Trong khi đó, kinh phí thuốc tiêu thụ cho đối tượng bệnh nhân khám dịch vụ chỉ là 699,7 triệu đồng chiếm 3,5% tổng kinh phí thuốc tiêu thụ tại viện. Đối tượng bệnh nhân có thẻ BHYT tiêu thụ một lượng thuốc lớn hơn rất nhiều lần so với bệnh nhân không có thẻ BHYT. Bệnh nhân nói chung và bệnh nhân có thẻ BHYT nói riêng ngày càng tin tưởng vào khả năng, điều kiện, chất lượng phục vụ của bệnh viện. Điều này góp phần rất lớn vào sự phát triển của bệnh viện và của ngành y tế tỉnh Hưng Yên trong tương lai.

-Giá trị của một số nhóm thuốc tiêu thụ tại bệnh viện năm 2012: Bảng 3.10: Giá trị của một số nhóm thuốc tiêu thụ tại bệnh viện

Đơn vị tính giá trị: triệu đồng

STT Nhóm thuốc Giá trị Tỷ lệ

(%)

1 Thuốc tim mạch 4.100,5 20,7

2 Hormone và các thuốc tác dụng vào hệ thống nội tiết 4.004,5 20,2

3 Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn 3.247,9 16,4

4 Thuốc tác dụng đối với máu 2.272,0 11,5

5 Thuốc đường tiêu hóa 1.342,5 6,8

6 Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid-base và

các dung dịch tiêm truyền khác

1.003,7 5,1

7 Thuốc giảm đau; thuốc hạ sốt; chống viêm không steroid,

thuốc điều trị gút, thuốc chống thoái hóa khớp

974,0 4,9

8 Thuốc gây tê, mê 783,7 4,0

9 Thuốc lợi tiểu 512,8 2,6

10

Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non 448,8 2,3

11 Thuốc tác dụng trên đường hô hấp 337,8 1,7

12 Khoáng chất và vitamin 289,0 1,5

13 Thuốc giãn cơ và ức chế cholinesterase 172,2 0,9

14 Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn 110,1 0,6

15 Thuốc dùng chẩn đoán 68,3 0,3

16 Huyết thanh và globulin miễn dịch 41,6 0,2

17 Thuốc khác 97,5 0,5

Tổng số 19.806,3 100

Các nhóm thuốc có giá trị sử dụng đứng đầu bảng cũng là các thuốc có số lượng các hoạt chất chiếm tỷ lệ cao trong danh mục. Trong đó, hai nhóm thuốc có giá sử dụng cao nhất là nhóm thuốc tim mạch chiếm tỷ lệ tới 20,7%, nhóm thuốc hormone và các thuốc tác dụng vào hệ thống nội tiết chiếm

20,2% tổng tiền thuốc. Hai nhóm thuốc này đã chiếm hơn 40% tổng giá trị tiền thuốc tiêu thụ (tương ứng 4.105 triệu đồng) tại bệnh viện năm 2012. Tiếp theo là các nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn (chiếm 16,4%), nhóm thuốc tác dụng đối với máu (chiếm 11,5%) cũng là những nhóm thuốc có giá trị sử dụng cao tại bệnh viện.

3.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MUA THUỐC TẠI BVĐK PHỐ NỐI NĂM 2012

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa phố nối (Trang 42)