THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa phố nối (Trang 37)

2.2.1. Thời gian

- Thời gian nghiên cứu: 21/12/2011 – 20/12/2012, trên các đối tượng nghiên cứu.

- Thời gian tiến hành đề tài: Từ tháng 8/2012 đến tháng 8/2013

2.2.2. Địa điểm nghiên cứu

-Bộ môn Quản lý và Kinh tế dược – Trường Đại học Dược Hà Nội. -Bệnh viện đa khoa Phố Nối – tỉnh Hưng Yên.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mô tả cắt ngang và hồi cứu

2.4. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU

Hồi cứu các tài liệu liên quan đến hoạt động cung ứng thuốc trong năm 2012

2.4.1. Hoạt động lựa chọn và mua thuốc

Hồi cứu hồ sơ, các biên bản họp HĐT&ĐT, DMTBV và các biên bản, số liệu của các hoạt động liên quan đến việc lựa chọn và mua thuốc tại bệnh viện năm 2012:

- MHBT của bệnh viện.

- Các tiêu chí trong việc lựa chọn thuốc (MHBT trong nước, của tỉnh, của địa phương; DMTCY sử dụng trong các cơ sở y tế khám chữa bệnh và DMTTY đang còn hiệu lực của Bộ Y tế ban hành).

- Quy trình lựa chọn thuốc; DMTBV năm 2011 và các năm gần đây. - Lựa chọn nhà cung ứng khi đã có kết quả thầu.

- Số liệu thuốc đã lựa chọn năm 2012.

- Các hồ sơ, biên bản liên quan đến hoạt động đấu thầu thuốc của Sở Y tế tỉnh năm 2011, thời gian áp thầu 01 năm, bao gồm: hình thức và phương thức đấu thầu; kinh phí mua thuốc của bệnh viện; tiêu chí lựa chọn nhà thầu; kết quả lựa chọn nhà thầu cung ứng thuốc; danh mục thuốc trúng thầu.

2.4.2. Hoạt động tồn trữ, bảo quản, cấp phát và giám sát sử dụng thuốc

Hồi cứu các biên bản, sổ sách, báo cáo và các quy định của bệnh viện liên quan đến hoạt động tồn trữ, bảo quản, cấp phát và giám sát sử dụng thuốc tại bệnh việnnăm 2012và quan sát thực tế, bao gồm:

-Mô hình quản lý kho trong khoa Dược của bệnh viện (tổ chức nhân sự các kho, nội quy kho).

-Mô hình bảo quản thuốc, trang thiết bị của kho thuốc (điều hòa, thông gió, theo dõi nhiệt độ, độ ẩm, …).

-Quy trình cấp phát thuốc (kiểm nhập, cấp phát, thu hồi thuốc). -Bảng cân đối tình hình sử dụng thuốc (nhập – xuất – tồn).

-Báo cáo sử dụng thuốc theo tháng, quý, năm; biên bản kiểm kê thuốc (định kỳ và đột xuất).

-Quy định về hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc bệnh viện.

-Giấy đề nghị bổ sung và loại thuốc ra khỏi danh mục của khoa lâm sàng. -Giấy đề nghị cung ứng thuốc ngoài danh mục.

-Các quy định có liên quan đến thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất.

-Quy định về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú và chỉ định thuốc trong hồ sơ bệnh án.

-Biên bản họp bình bệnh án và biên bản họp HĐT&ĐT. -Giám sát thuốc tủ trực tại các khoa lâm sàng.

-Hoạt động giao nhận thuốc và theo dõi bệnh nhân sử dụng thuốc tại khoa lâm sàng.

-Sổ thông tin thuốc và theo dõi ADR.

2.5. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU

-Phương pháp so sánh, tính tỷ trọng: để đánh giá các chỉ tiêu sau + Cơ cấu thuốc trong danh mục thuốc của bệnh viện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Các bệnh gặp trong mô hình bệnh tật của bệnh viện.

+ So sánh danh mục thuốc của bệnh viện với danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu của Bộ Y tế.

+ Kết quả đấu thầu cung ứng thuốc vào bệnh viện.

+ Cơ cấu kinh phí mua thuốc (thuốc nội/tổng số thuốc, thuốc ngoại/tổng số thuốc, thuốc mang tên INN/thuốc mang tên thương mại).

+ Tỷ lệ giá trị thuốc nhập kho, xuất kho, thuốc dự trữ và thuốc hủy. + Tỷ lệ thuốc không sử dụng và thuốc mua ngoài danh mục thuốc bệnh viện.

-Trình bày theo hình thức mô tả, sơ đồ hóa, lập bảng và biểu đồ.

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG LỰA CHỌN THUỐC TẠI BVĐK PHỐ NỐI NĂM 2012 NỐI NĂM 2012

3.1.1. Quy trình xây dựng DMT tại bệnh viện đa khoa Phố Nối năm 2012

Sơ đồ tóm tắt các bước xây dựng DMTBV 2012 của BVĐK Phố Nối thể hiện qua hình 3.8:

Hình 3.5 Sơ đồ

Hình 3.8: Quy trình xây dựng danh mục thuốc tại bệnh viện

Quy trình xây dựng DMTBV được tiến hành vào đầu năm và khi hoàn thành DMTBV sẽ là cơ sở để thực hiện các hoạt động mua sắm thuốc cho nhu cầu điều trị. Thành phần tham gia quy trình xây dựng DMTBV bao gồm: Ban giám đốc,HĐT&ĐT, phòng KHTH,trưởng, phó các khoa lâm sàng. HĐT&ĐT tiến hành lựa chọn các thuốc từ danh mục do trưởng khoa Dược tổng hợp để đưa vào dự thảo danh mục thuốc, dựa trên các nguyên tắc:

- Phân nhóm hoạt chất dựa trên danh mục thuốc chủ yếu hiện hành - Lựa chọn theo mức độ ưu tiên: thuốc thiết yếu hay không thiết yếu - Thuốc được đưa vào danh mục dưới dạng tên INN.

- Nguồn gốc của thuốc, hiệu quả/chi phí, lợi ích/nguy cơ, các dạng bào chế phù hợp với nhu cầu điều trị.

Trong số các căn cứ để lựa chọn xây dựng danh mục hoạt chất thì yếu tố MHBT và phác đồ điều trị vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Dự báo về mô hình bệnh tật vẫn chủ yếu dựa trên báo cáo của phòng kế hoạch tổng hợp về

Khoa dược căn cứ

- DMT chủ yếu dùng cho cơ sở khám chữa bệnh của BYT (Thông tư 31/2011/TT- BYT)

- DMT trúng thầu của SYT năm 2012.

- DMT năm 2011 - MHBT

- Tài chính - Phác đồ điều trị

- Nhu cầu của các khoa lâm sàng HĐT&ĐT họp, đánh giá, lựa chọn Giám đốc bệnh viện (phê duyệt, thông qua) Dự thảo DMT Trình DMTBV năm 2012 Căn cứ dự trù thuốc xây dựng DMT lần sau b a n h à n h

tổng số lượt bệnh nhân khám, điều trị tại bệnh viện. Tuy bệnh viện đã trang bị phần mềm Medisoft 2003 để thống kê chi tiết về tình hình khám chữa bệnh dựa theo phân loại bệnh tật ICD-10 nhưng phần mềm này đôi khi vẫn xảy ra lỗi và không được khắc phục kịp thời dẫn tới việc nhập dữ liệu bị gián đoạn.

3.1.2. Mô hình bệnh tật của bệnh viện

Một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng danh mục thuốc là mô hình bệnh tật của bệnh viện. Đề tài đã thống kê mô hình bệnh tật của BVĐK Phố Nối trong năm 2012 dựa trên tổng số bệnh nhân điều trị nội trú có bệnh án được phân loại theo ICD-10. Số liệu được thể hiện trong bảng sau::

Bảng 3.3. Mười chương bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất tại BVĐK Phố Nối năm 2012 STT Mã ICD- 10 Tên chương bệnh Số mắc bệnh Tỷ lệ (%)

1 I00-I99 Bệnh hệ tuần hoàn 5.538 23,6

2 J00-J99 Bệnh hệ hô hấp 4.263 18,2

3 K00-K99 Bệnh hệ tiêu hóa 2.553 10,9

4 A00-B99 Bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật 1.963 8,4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5 O00-O99 Thai nghén, đẻ và sau đẻ 1.432 6,1

6 G00-G99 Bệnh hệ thần kinh 1.399 6,0

7 R00-R99

Triệu chứng, dấu hiệu và những phát hiện lâm sàng và cận lâm sàng bất thường, không phân loại ở nơi khác

978 4,1

8 M00-M99 Bệnh cơ xương và mô liên kết 931 4,0 9

S00-T99 Chấn thương, ngộ độc và một số hậu quả khác do nguyên nhân bên ngoài

915 3,9

10 N00-N99 Bệnh hệ tiết niệu - sinh dục 859 3,7

11 H00-H59 Bệnh tai – mắt 810 3,5

12 L00-L99 Bệnh da và mô dưới da 737 3,2

13 C00-D48 Bệnh khối u bướu 494 2,1

14 Các bệnh lý khác (tỷ lệ dưới 1%) 526 2,3

Bệnh viện đa khoa Phố Nối có mô hình bệnh tật đặc trưng của một bệnh viện đa khoa, bao gồm hầu hết các chương bệnh, do đó danh mục thuốc của bệnh viện phải rất phong phú, đa dạng, bao gồm nhiều nhóm thuốc khác nhau để đáp ứng nhu cầu điều trị của bệnh nhân. Mô hình bệnh tật tập trung vào các chương bệnh như hệ tuần hoàn (23,6%), bệnh hệ hô hấp (18,2%), hệ tiêu hóa (10,9%), bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật (8,4%) ... như trên đều nằm trong nhóm bệnh có chi phí điều trị cao và lâu dài.

3.1.3. Phân tích kết quả lựa chọn thuốc vào DMTBV năm 2012

DMTBV năm 2012 được xây dựng theo tên hoạt chất, mỗi hoạt chất sẽ bao gồm một hay nhiều biệt dược đi kèm. Danh mục thuốc của bệnh viện đa khoa Phố Nối năm 2012 về cấu trúc gồm hai phần:

-Phần thuốc tân dược gồm 08 cột: STT (1), Tên thuốc/Hoạt chất (2), Tên biệt dược (3), Hãng, nước sản xuất (4), Đơn vị tính (5), Quy cách (6), Đơn giá (7), Ghi chú (8).

-Phần thuốc y học cổ truyền, bao gồm: danh mục vị thuốc y học cổ truyền và danh mục thuốc chế phẩm y học cổ truyền.

3.1.3.1. Lựa chọn thuốc tân dược vào DMTBV

Danh mục được đề tài xác định để tiến hành phân tích hoạt động lựa chọn và xây dựng danh mục thuốc bệnh viện là danh mục hoạt chất ban đầu. Cơ cấu DMTBV được trình bày trong bảng 3.4

Bảng 3.4: Cơ cấu danh mục thuốc tân dược BVĐK Phố Nối năm 2012

STT Nhóm thuốc Số hoạt

chất

Tỷ lệ (%)

1 Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn 29 17,9

2 Thuốc tim mạch 21 13,0

3 Thuốc đường tiêu hóa 17 10,5

4 Thuốc gây tê, mê 16 9,9

STT Nhóm thuốc Số hoạt chất

Tỷ lệ (%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6

Thuốc giảm đau; thuốc hạ sốt; chống viêm không steroid, thuốc điều trị gút, thuốc chống thoái hóa khớp

11 6,8

7 Hormone và các thuốc tác dụng vào hệ thống nội

tiết 11 6,8

8 Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng

acid-base và các dung dịch tiêm truyền khác 8 4,9

9 Khoáng chất và vitamin 6 3,7

10 Thuốc giải độc và dùng trong các trường hợp ngộ

độc 5 3,1

11 Thuốc điều trị bệnh da liễu 5 3,1

12 Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và

chống đẻ non 4 2,5

13 Thuốc giãn cơ và ức chế cholinesterase 4 2,5 14 Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường

hợp quá mẫn 4 2,5

15 Thuốc tác dụng trên đường hô hấp 4 2,5

16 Thuốc điều trị bệnh mắt- tai mũi họng 4 2,5

17 Thuốc chống rổi loạn tâm thần 3 1,9

18 Thuốc lợi tiểu 2 1,2

19 Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn 1 0,6

20 Thuốc chống co giật, chống động kinh 1 0,6

21 Huyết thanh và globulin miễn dịch 1 0,6

22 Thuốc dùng chẩn đoán 1 0,6

23 Thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch 1 0,6

DMTBV có số lượng phong phú, gồm 172 hoạt chất thuộc 23 nhóm tác dụng dược lý khác nhau, trong đó các nhóm thuốc chiếm tỷ lệ cao bao gồm nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn (17,9%), thuốc tim mạch (13,0%), thuốc đường tiêu hóa (10,5%), thuốc gây tê, mê (9,9%), thuốc tác dụng đối với máu (8,0%). Riêng 05 nhóm thuốc này chiếm 59,3 % số lượng các hoạt chất trong danh mục thuốc bệnh viện. Trong quá trình điều trị bệnh thuộc các nhóm bệnh lý nêu trên, các bác sỹ thường phải phối hợp nhiều hoạt chất. Đặc biệt là đối với các bệnh nhiễm khuẩn, khi mà tình trạng vi khuẩn đề kháng kháng sinh ngày càng tăng cao thì việc có nhiều hoạt chất khác nhau để phối hợp hoặc thay thế trong thực tế lâm sàng cũng là điều cần thiết.

3.1.3.2. Lựa chọn vị thuốc y học cổ truyền và thuốc chế phẩm y học cổ truyền vào DMTBV năm 2012

Căn cứ Thông tư 12/2010/TT-BYT ngày 29 tháng 4 năm 2010 của Bộ trưởng BYT về việc ban hành Danh mục thuốc y học cổ truyền chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh, bệnh viện đã lựa chọn và xây dựng DMT y học cổ truyền năm 2012 như các bảng dưới đây:

-Danh mục vị thuốc YHCT năm 2012:

Bảng 3.5: Cơ cấu danh mục vị thuốc y học cổ truyền

STT Nhóm tác dụng Số lượng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vị thuốc YHCT

Tỷ lệ (%)

1 Thuốc hoạt huyết, khứ ứ 14 12,6

2 Thuốc phát tán phong thấp 11 9,9

3 Thuốc phát tán phong hàn 7 6,3

4 Thuốc an thần 7 6,3

5 Thuốc trừ thấp lợi thuỷ 7 6,3

6 Thuốc bổ dương, bổ khí 7 6,3

STT Nhóm tác dụng Số lượng vị thuốc YHCT

Tỷ lệ (%)

8 Thuốc phát tán phong nhiệt 5 4,5

9 Thuốc thanh nhiệt giải độc 5 4,5

10 Thuốc thanh nhiệt táo thấp 5 4,5

11 Thuốc trừ đàm 5 4,5

12 Thuốc chỉ ho bình suyễn 5 4,5

13 Thuốc bổ âm, bổ huyết 5 4,5

14 Thuốc trừ hàn 4 3,6

15 Thuốc bình can tức phong 4 3,6

16 Thuốc chỉ huyết 4 3,6

17 Thuốc khác 10 9,0

Tổng 111 100

Số lượng vị thuốc y học cổ truyền của bệnh viện đa khoa Phố Nối năm 2012 gồm 111vị/300 vị (đạt 37%), với 23/27 nhóm theo thông tư 12/2010/TT- BYT ngày 29 tháng 4 năm 2010 của Bộ trưởng BYT.

-Danh mục thuốc chế phẩm YHCT năm 2012:

Bảng 3.6: Cơ cấu danh mục chế phẩm thuốc y học cổ truyền

STT Nhóm thuốc Số lượng

chế phẩm

Tỷ lệ (%)

1 Thanh nhiệt, giải độc, tiêu ban, lợi thủy 3 60 2 Nhuận tràng, tả hạ, tiêu thực, bình vị, kiện tỳ 1 20

3 An thần, định chí, dưỡng tâm 1 20

Tổng 5 100 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số lượng chế phẩm chế phẩm thuốc y học cổ truyền của BVĐK Phố Nối năm 2012 gồm 5/127 chế phẩm (3,9%) tương ứng với 3/11 nhóm thuốc

trong danh mục thuốc chế phẩm YHCT của của Bộ Y tế quy định.

3.1.3.3. Quy trình bổ sung các thuốc mới và loại bỏ các thuốc cũ ra khỏi danh mục

Phản hồi thông tin

Hình 3.9: Quy trình bổ sung và loại bỏ thuốc ra khỏi DMTBV

Điểm hạn chế trong quy trình bổ sung và loại bỏ thuốc là trong những biên bản đề nghị đã được khảo sát thì hầu hết đều đề nghị thuốc dưới dạng tên biệt dược, một số thuốc còn có hoạt chất trùng với các hoạt chất đã có sẵn trong danh mục. Ngoài ra, BS điều trị không chỉ ra được các căn cứ khoa học mà chỉ nhấn mạnh là “nhằm phục vụ cho nhu cầu điều trị”.Hạn chế này xuất phát từ việc HĐT&ĐT chưa xây dựng được các tiêu chí có cơ sở và bằng chứng rõ ràng cho việc loại bỏ một hay nhiều thuốc ra khỏi danh mục hoặc bổ sung một hay nhiều thuốc mới vào danh mục. Đối với các thuốc mang tính chất thay thế các thuốc hiện có, chưa phân tích được mối quan hệ giữa chi phí – hiệu quả, so sánh về tổng chi phí cho cả đợt điều trị và tính tương đương

Bản đề nghị bổ sung, loại bỏ thuốc của khoa lâm sàng

Khoa Dược tổng hợp, báo cáo HĐT&ĐT

HĐT&ĐT họp xét, quyết định

Thuốc bổ sung, thay thế, loại bỏ

DMT mới năm 2012

Căn cứ vào DMTCY, giá, hiệu quả, tính an toàn…

Trình giám đốc ký duyệt

của thuốc mới so với thuốc hiện có. Điều này dẫn đến việc lựa chọn thuốc chủ yếu dựa vào ý kiến riêng và kinh nghiệm chuyên môn của các thành viên trong HĐT&ĐT và dẫn đến một số tiêu cực do các công ty dược tác động đến bác sỹ điều trị để đưa tên thuốc vào danh mục.

3.1.3.4. Sự phù hợp của DMTBV với quy định của Bộ Y tế

- Tỷ lệ thuốc chủ yếu trong DMT bệnh viện

Bảng 3.7: Tỷ lệ thuốc chủ yếu trong DMT bệnh viện năm 2012

Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)

Số lượng thuốc chủ yếu có trong DMTBV 167 97,1

Thuốc không phải là thuốc chủ yếu 05 2,9

Tổng số thuốc trong DMTBV 172 100,0

Tỷ lệ thuốc chủ yếu trong danh mục thuốc bệnh viện khá cao, đạt 97,1%. Đây là tỷ lệ được Bộ Y tế khuyến khich và là tỷ lệ được hầu hết các bệnh viện Việt Nam áp dụng. Những thuốc không phải là thuốc chủ yếu (chiếm 2,9%) được cung cấp theo yêu cầu và chỉ được dùng khi được Hội đồng thuốc và điều trị duyệt và chỉ dùng khi thật cần thiết.

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa phố nối (Trang 37)