MỘT VÀI NÉT VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHỐ NỐI

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa phố nối (Trang 30)

1.3.1.Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện đa khoa Phố Nối

Bệnh viện đa khoa Phố Nối là bệnh viện đa khoa hạng II trực thuộc Sở Y tế tỉnh Hưng Yên. Bệnh viện có chức năng, nhiệm vụ của một bệnh viện đa khoa hạng II được quy định theo Quy chế bệnh viện [4]:

-Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh. -Nghiên cứu khoa học về y học.

-Phòng bệnh. -Hợp tác quốc tế. -Quản lý kinh tế y tế.

1.3.2.Chức năng, nhiệm vụ của khoa Dược bệnh viện [27]

1.3.2.1. Chức năng:

Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện. Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.

1.3.2.2. Nhiệm vụ:

-Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa).

-Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.

-Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị. -Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”. -Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sản xuất thuốc từ dược liệu sử dụng trong bệnh viện.

-Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc.

-Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong bệnh viện.

-Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học về dược.

-Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện.

-Tham gia chỉ đạo tuyến.

-Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.

-Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.

-Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định. -Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về vật tư y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc) khí y tế đối với các cơ sở y tế chưa có phòng Vật tư - Trang thiết bị y tế và được người đứng đầu các cơ sở đó giao nhiệm vụ.

1.3.3.Cơ cấu nhân lực và tổ chức của BVĐK Phố Nối năm 2012

1.3.3.1. Cơ cấu nhân lực của Bệnh viện

Bảng 1.1: Cơ cấu nhân lực bệnh viện đa khoa Phố Nối năm 2012

Trình độ cán bộ Số lượng Tỷ lệ (%) Bác sỹ sau đại học 32 8,0 Bác sỹ 57 14,25 DSĐH, sau đại học 07 1,75 DSTH, Dược tá 10 2,5

Y tá, Y sỹ, Nữ hộ sinh, Kỹ thuật viên 261 65,25

Đại học khác 12 3,0

Nhân viên khác (Cao đằng, Trung học, Hộ lý, ...) 21 5,25

Tổng số 400 100

Năm 2012, số lượng bác sỹ của bệnh viện tăng lên do bệnh viện nhận thêm BS mới và BS sau đại học cũng tăng do các BS được cử đi học sau đại

học những năm trước tốt nghiệp ra trường trở về bệnh viện công tác. Tỷ lệ bác sỹ/điều dưỡng trung bình năm 2012 là 1/2,93, tương đương tỷ lệ được các bệnh viện ở Việt Nam áp dụng bố trí trong những năm gần đây. Tỷ lệ DSĐH của khoa Dược so với BS trung bình năm 2012 là 1/12,7. Tuy đây là tỷ lệ rất thấp so với thế giới (1/3,3), nhưng so với tỷ lệ được áp dụng ở Việt Nam (1/7) thì gần tương đương.

1.3.3.2. Tổ chức của Bệnh viện đa khoa Phố Nối

Tổ chức của bệnh viện đa khoa Phố Nối là một bệnh viện đa khoa hạng II trực thuộc Sở Y tế, tỉnh Hưng Yên bao gồm các khoa/phòng sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- 11 khoa lâm sàng bao gồm:

+ Khoa Khám bệnh + Khoa Ngoại

+ Khoa Y học cổ truyền + Khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức

+ Khoa Nhi + Khoa Phụ sản

+ Khoa Hồi sức cấp cứu + Khoa Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt

+ Khoa Nội + Khoa Cơ Xương Khớp

+ Khoa Phục hồi chức năng

- 04 khoa cận lâm sàng bao gồm:

+ Khoa Xét nghiệm + Khoa Dược

+ Khoa Chẩn đoán hình ảnh + Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn

- 06 phòng chức năng bao gồm:

+ Phòng Kế hoạch tổng hợp + Phòng Tài chính kế toán + Phòng Tổ chức cán bộ + Phòng Hành chính quản trị + Phòng Điều dưỡng + Phòng Vật tư - thiết bị Y tế

- Tổng số giường bệnh: 300 giường kế hoạch trên 325 giường thực kê. Năm 2012, bệnh viện có 400 biên chế. Tổng số lượt người bệnh vào điều trị nội trú là 27.082 lượt người, số ngày điều trị nội trú là 153.522 ngày, tổng số lượt bệnh nhân khám ngoại trú là 120.079 lượt người.

Bệnh viện đa khoa Phố Nối là một bệnh viện đa khoa hạng II với nhiều khoa phòng, nhiều chuyên khoa, lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Mỗi chuyên khoa đòi hỏi nhu cầu thuốc có những đặc thù riêng do đó yêu cầu công tác dược bệnh viện rất phức tạp, đặc biệt là công tác cung ứng thuốc.

1.3.4.Cơ cấu tổ chức và nhân lực của khoa Dược bệnh viện đa khoa Phố Nối năm 2012 [27] Nối năm 2012 [27]

1.3.4.1. Cơ cấu tổ chức khoa Dược

Hình 1.7: Sơ đồ tổ chức khoa Dược

Khoa Dược được đặt trực tiếp dưới sự lãnh đạo của Giám đốc bệnh viện với sự cố vấn của HĐT&ĐT về hoạt động chuyên môn.

- HĐT&ĐT: đã xây dựng quy trình giao phát thuốc phù hợp với điều kiện thực tế của bệnh viện, xây dựng danh mục thuốc phù hợp với đặc thù về bệnh tật và chi phí về thuốc, vật tư tiêu hao của bệnh viện.

- Trưởng khoa Dược: có nhiệm vụ chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của khoa Dược theo đúng quy chế, quy định.

- Nhiệm vụ của các bộ phận như sau:

+ Bộ phận Nghiệp vụ dược: do01 DSĐH phụ trách. GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN KHOA DƯỢC Bộ phận Nghiệp vụ Dược Bộ phận Kho và cấp phát Bộ phận Thống kê dược Bộ phận Nhà thuốc bệnh viện HĐT&ĐT Bộ phận Dược lâm sàng & Thông tin thuốc

 Đảm nhiệm việc cung ứng thuốc, đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu điều trị và nhu cầu đột xuất khác đúng quy định.

 Thực hiện công tác kiểm tra quy định chuyên môn dược tại khoa Dược, các khoa lâm sàng, cận lâm sàng và nhà thuốc bệnh viện.

+ Bộ phận kho và cấp phát:

 Quản lý việc dự trù, cấp phát và bảo quản thuốc theo đúng quy chế.  Thủ kho thuốc gây nghiện: là DSĐH hoặc DSTH được ủy quyền.  Cấp phát thuốc từ kho trực tiếp cho người bệnh và cấp phát thuốc cho các khoa lâm sàng, cận lâm sàng.

+ Bộ phận Thống kê dược:

 Theo dõi, thống kê chính xác số liệu thuốc nhập về kho Dược, số liệu thuốc cấp phát cho nội trú, ngoại trú và cho các nhu cầu đột xuất khác.

 Thực hiện báo cáo công tác khoa Dược, tình hình sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư y tế tiêu hao trong bệnh viện định kỳ (theo quy chế) về Sở Y tế, Bộ Y tế và báo cáo đột xuất khi được yêu cầu.

 Cập nhật số lượng xuất, nhập thuốc, hóa chất, vật tư y tế tiêu hao và đối chiếu định kỳ hoặc đột xuất với thủ kho. Thống kê, báo cáo số liệu về nhầm lẫn, thừa, thiếu, hư hao định kỳ và đột xuất. Phối hợp với phòng Tài chính - Kế toán: thực hiện việc báo cáo theo quy định, đối chiếu với các chứng từ xuất, nhập và chuyển phòng Tài chính - Kế toán thanh quyết toán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Bộ phận Dược lâm sàng và Thông tin thuốc [26], [27]: Do 01 DSĐH phụ trách và có nhiệm vụ:

 Chịu trách nhiệm về thông tin thuốc trong bệnh viện, triển khai mạng lưới theo dõi, giám sát, báo cáo tác dụng không mong muốc của thuốc và công tác cảnh giác dược.

 Tư vấn về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý cho HĐT&ĐT, cán bộ y tế và người bệnh.

 Tham gia theo dõi, kiểm tra, giám sát việc kê đơn thuốc nội trú và ngoại trú nhằm đẩy mạnh việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả.

 Hướng dẫn và kiểm tra việc sử dụng thuốc trong bệnh viện; được quyền xem xét thay thế thuốc (nếu phát hiện thấy có tương tác trong kê đơn, kê đơn cùng hoạt chất, thuốc trong kho của khoa Dược hết) bằng thuốc tương đương đồng thời thông tin lại cho khoa lâm sàng biết và thống nhất việc thay thế thuốc.

 Phụ trách các vấn đề về cập nhật thông tin thuốc trong khoa, đặc biệt là thông tin về tác dụng không mong muốn của thuốc. Về công tác Dược chính: kiểm tra theo dõi việc thực hiện quy chế Dược tại các khoa phòng và khoa Dược, quản lý chất lượng thuốc trong bệnh viện, thu hồi thuốc kém chất lượng, quá hạn, duyệt sổ lĩnh thuốc hàng ngày cho các khoa lâm sàng.

1.3.4.2. Cơ cấu nhân lực của khoa Dược

Bảng 1.2: Cơ cấu nhân lực của khoa Dược BVĐK Phố Nối

STT Trình độ cán bộ Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Dược sỹ đại học 07 41,2

2 Dược sỹ trung học 10 58,8

Tổng số 17 100

Từ bảng trên ta thấy năm 2012 tỷ lệ dược sỹ đại học so với dược sỹ trung học là 1/1,4 cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ chung của các bệnh viện ở Việt Nam hiện nay là 1/3. Điều này rất thuận lợi cho công tác dược của bệnh viện đặc biệt là công tác dược lâm sàng cũng như cung ứng thuốc.

Tuy nhiên tỷ trọng nhân lực dược trên tổng số cán bộ viên chức bệnh viện chỉ là 4,25%. Điều này cho thấy biên chế khoa Dược so với tổng số cán bộ biên chế ở bệnh viện còn quả thấp [29]. Từ đó gây ảnh hưởng đến duy trì công tác dược nói riêng và công tác chuyên môn của bệnh viện nói chung.

Chương 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

-Bệnh viện đa khoa Phố Nối, tỉnh Hưng Yên.

-Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện đa khoa Phố Nối. -Khoa Dược bệnh viện đa khoa Phố Nối.

-Các bác sỹ và điều dưỡng của một số khoa lâm sàng tại bệnh viện có liên quan đến hoạt động quản lý sử dụng thuốc.

2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 2.2.1. Thời gian 2.2.1. Thời gian

- Thời gian nghiên cứu: 21/12/2011 – 20/12/2012, trên các đối tượng nghiên cứu.

- Thời gian tiến hành đề tài: Từ tháng 8/2012 đến tháng 8/2013

2.2.2. Địa điểm nghiên cứu

-Bộ môn Quản lý và Kinh tế dược – Trường Đại học Dược Hà Nội. -Bệnh viện đa khoa Phố Nối – tỉnh Hưng Yên.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mô tả cắt ngang và hồi cứu

2.4. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU

Hồi cứu các tài liệu liên quan đến hoạt động cung ứng thuốc trong năm 2012

2.4.1. Hoạt động lựa chọn và mua thuốc

Hồi cứu hồ sơ, các biên bản họp HĐT&ĐT, DMTBV và các biên bản, số liệu của các hoạt động liên quan đến việc lựa chọn và mua thuốc tại bệnh viện năm 2012: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- MHBT của bệnh viện.

- Các tiêu chí trong việc lựa chọn thuốc (MHBT trong nước, của tỉnh, của địa phương; DMTCY sử dụng trong các cơ sở y tế khám chữa bệnh và DMTTY đang còn hiệu lực của Bộ Y tế ban hành).

- Quy trình lựa chọn thuốc; DMTBV năm 2011 và các năm gần đây. - Lựa chọn nhà cung ứng khi đã có kết quả thầu.

- Số liệu thuốc đã lựa chọn năm 2012.

- Các hồ sơ, biên bản liên quan đến hoạt động đấu thầu thuốc của Sở Y tế tỉnh năm 2011, thời gian áp thầu 01 năm, bao gồm: hình thức và phương thức đấu thầu; kinh phí mua thuốc của bệnh viện; tiêu chí lựa chọn nhà thầu; kết quả lựa chọn nhà thầu cung ứng thuốc; danh mục thuốc trúng thầu.

2.4.2. Hoạt động tồn trữ, bảo quản, cấp phát và giám sát sử dụng thuốc

Hồi cứu các biên bản, sổ sách, báo cáo và các quy định của bệnh viện liên quan đến hoạt động tồn trữ, bảo quản, cấp phát và giám sát sử dụng thuốc tại bệnh việnnăm 2012và quan sát thực tế, bao gồm:

-Mô hình quản lý kho trong khoa Dược của bệnh viện (tổ chức nhân sự các kho, nội quy kho).

-Mô hình bảo quản thuốc, trang thiết bị của kho thuốc (điều hòa, thông gió, theo dõi nhiệt độ, độ ẩm, …).

-Quy trình cấp phát thuốc (kiểm nhập, cấp phát, thu hồi thuốc). -Bảng cân đối tình hình sử dụng thuốc (nhập – xuất – tồn).

-Báo cáo sử dụng thuốc theo tháng, quý, năm; biên bản kiểm kê thuốc (định kỳ và đột xuất).

-Quy định về hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc bệnh viện.

-Giấy đề nghị bổ sung và loại thuốc ra khỏi danh mục của khoa lâm sàng. -Giấy đề nghị cung ứng thuốc ngoài danh mục.

-Các quy định có liên quan đến thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất.

-Quy định về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú và chỉ định thuốc trong hồ sơ bệnh án.

-Biên bản họp bình bệnh án và biên bản họp HĐT&ĐT. -Giám sát thuốc tủ trực tại các khoa lâm sàng.

-Hoạt động giao nhận thuốc và theo dõi bệnh nhân sử dụng thuốc tại khoa lâm sàng.

-Sổ thông tin thuốc và theo dõi ADR.

2.5. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU

-Phương pháp so sánh, tính tỷ trọng: để đánh giá các chỉ tiêu sau + Cơ cấu thuốc trong danh mục thuốc của bệnh viện.

+ Các bệnh gặp trong mô hình bệnh tật của bệnh viện.

+ So sánh danh mục thuốc của bệnh viện với danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu của Bộ Y tế.

+ Kết quả đấu thầu cung ứng thuốc vào bệnh viện.

+ Cơ cấu kinh phí mua thuốc (thuốc nội/tổng số thuốc, thuốc ngoại/tổng số thuốc, thuốc mang tên INN/thuốc mang tên thương mại).

+ Tỷ lệ giá trị thuốc nhập kho, xuất kho, thuốc dự trữ và thuốc hủy. + Tỷ lệ thuốc không sử dụng và thuốc mua ngoài danh mục thuốc bệnh viện.

-Trình bày theo hình thức mô tả, sơ đồ hóa, lập bảng và biểu đồ.

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG LỰA CHỌN THUỐC TẠI BVĐK PHỐ NỐI NĂM 2012 NỐI NĂM 2012

3.1.1. Quy trình xây dựng DMT tại bệnh viện đa khoa Phố Nối năm 2012

Sơ đồ tóm tắt các bước xây dựng DMTBV 2012 của BVĐK Phố Nối thể hiện qua hình 3.8: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.5 Sơ đồ

Hình 3.8: Quy trình xây dựng danh mục thuốc tại bệnh viện

Quy trình xây dựng DMTBV được tiến hành vào đầu năm và khi hoàn thành DMTBV sẽ là cơ sở để thực hiện các hoạt động mua sắm thuốc cho nhu cầu điều trị. Thành phần tham gia quy trình xây dựng DMTBV bao gồm: Ban giám đốc,HĐT&ĐT, phòng KHTH,trưởng, phó các khoa lâm sàng. HĐT&ĐT tiến hành lựa chọn các thuốc từ danh mục do trưởng khoa Dược tổng hợp để đưa vào dự thảo danh mục thuốc, dựa trên các nguyên tắc:

- Phân nhóm hoạt chất dựa trên danh mục thuốc chủ yếu hiện hành - Lựa chọn theo mức độ ưu tiên: thuốc thiết yếu hay không thiết yếu - Thuốc được đưa vào danh mục dưới dạng tên INN.

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa phố nối (Trang 30)