2. Mục đích, yêu cầu
3.1.3. Tình hình sử dụng đất của huyện Nga Sơn
3.1.3.1. Tình hình quản lý sử dụng đất của huyện Nga Sơn * Địa giới hành chính
Thực hiện chỉ thị 364 của Chính phủ, huyện đã cùng tỉnh đo đạc bản đồ địa giới hành chính với các đơn vị giáp ranh, hiện không có tranh chấp về đất đai xảy ra trên địa bàn tuyến ranh giới.
* Tình hình khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61 Thực hiện Chỉ thị 299/TTG ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký ruộng đất trên phạm vi cả nước, huyện Nga Sơn đã tiến hành đo đạc và thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện ở tỷ lệ 1:25000, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:5000 cho 28/28 xã, thị trấn. Huyện Nga Sơn có 27 xã, 1 thị trấn đã được đo vẽ bản đồ địa chính có tọa độ. Tuy nhiên qua thời gian sử dụng đã thực hiện “đổi điền, dồn thửa” nên thực tế đã biến động về hình thể và loại đất so với hồ sơ đo đạc đang quản lý. Tất cả 28 xã thị trấn đã hoàn thành hồ sơ kiểm kê đất đai.
*Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không chỉ là nội dung quản lý nhà nước về đất đai mà còn là căn cứ pháp lý, kỹ thuật quan trọng cho việc điều tiết các quan hệ về đất đai như giao đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất. Nó đảm bảo cho phát triển kinh tế xã hội, ổn định chính trị và an ninh quốc phòng chung của địa phương và của cả nước. Do vậy việc lập quy hoạch sử dụng đất có ý nghĩa quan trọng không chỉ cho trước mắt mà còn cho lâu dài, làm căn cứ để UBND các cấp thực hiện thẩm quyền của mình theo luật định.
Thực hiện luật đất đai năm 2003 cùng các chỉ thị 247/TTg, 245/TTg của chính phủ, các công văn hướng dẫn số 503/CV-ĐC, 8652/CV-ĐC… của Tổng cục địa chính và các quyết định, hướng dẫn của sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, đến nay huyện đã thực hiện lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010-2020. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm được xây dựng đầy đủ và được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
* Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Thực hiện luật đất đai 2003 và kế hoạch 279/KH-UBND của UBND huyện Nga Sơn về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân trên địa bàn huyện. Tính đến năm 2013 toàn huyện đã cấp được 24.265 GCNQSD đất ở; 39.241 GCNQSD đất sản xuất nông nghiệp. Còn lại 5.182GCNQSD đất cấp theo quyết định giao đất và chuyển đổi, chuyển nhượng QSD đất ở theo nhu cầu giao dịch của nhân dân. Nâng tỷ lệ cấp GCNQSD đất trên địa bàn lên 82,4%.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62
* Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Hàng năm huyện chỉ đạo các đơn vị trên địa bàn huyện thực hiện tốt công tác thống kê, kiểm kê đất đai đất đai định kỳ theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Các thông tin, biến động về thửa đất được cập nhật thường xuyên trong hồ sơ địa chính, xu thế biến động đất phù hợp với phát triển kinh tế hiện nay.
* Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết, khiếu nại, tố cáo vềđất đai
- Tình hình tranh chấp đất đai: Các vụ tranh chấp đất đai thuộc cấp huyện giải quyết phần lớn là tranh chấp quyền sử dụng đất giữa các hộ với các hộ, đất lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích, đất thừa kế...
- Công tác thanh tra: Mấy năm vừa qua, huyện tập trung vào tuyên truyền Luật Đất đai và thường xuyên kiểm tra việc sử dụng đất, nên những vi phạm đã giảm dần.
- Giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo: Việc giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân đã được quan tâm chỉ đạo và giải quyết dứt điểm, kịp thời các vụ việc xảy ra nhằm đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Đồng thời ổn định tình hình chính trị trên địa bàn huyện không có đơn thư vượt cấp.
3.1.3.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Nga Sơn năm 2013
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2013 tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 15.836,78 ha. Trong đó, hộ gia đình, cá nhân sử dụng là 9.699,10 ha, chiếm 84,3% diện tích tự nhiên; UBND xã quản lý và sử dụng là 6757,34 ha, chiếm 29,66% diện tích tự nhiên; Đất tổ chức kinh tế là 174,69 ha, chiếm 0,77% diện tích tự nhiên; Đất tổ chức khác là 587,75 ha, chiếm 2,58% diện tích tự nhiên; Cộng đồng dân cư sử dụng là 7,43 ha, chiếm 0,03%. Và được chia thành các loại đất theo mục đích sử dụng như sau: Đất nông nghiệp diện tích 13 654,03 ha, chiếm 59,94% diện tích tự nhiên; Đất phi nông nghiệp 8342,64 ha, chiếm 36,62% diện tích tự nhiên; Đất chưa sử dụng 783,45 ha, chiếm 3,44% diện tích tự nhiên.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63
Bảng 3.4. Hiện trạng sử dụng đất huyện Nga Sơn năm 2013
STT Loại đất Mã Diệ(ha) n tích C(%) ơ cấu
Tổng diện tích tự nhiên 15836.78 100.00
1 Đất nông nghiệp NNP 9389.5 59.29
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 8123.43 51.29 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 8074.14 50.98
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 5488.55 34.66
1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 0.24
1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 2585.35 16.32
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 49.29 0.31
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 584.79 3.69 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 210.27 1.33 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 374.52 2.36 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 660.99 4.17 1.4 Đất làm muối LMU 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 20.29 0.13
2 Đất phi nông nghiệp PNN 4878.44 30.80
2.1 Đất ở OTC 1967.23 12.42
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 1947.72 12.30
2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 19.51 0.12
2.2 Đất chuyên dùng CDG 2160.23 13.64
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 15.29 0.10
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64
STT Loại đất Mã Diệ(ha) n tích C(%) ơ cấu
2.2.3 Đất an ninh CAN 0.32
2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 57.53 0.36 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 2084.19 13.16 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 24.32 0.15 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 214.09 1.35 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 441.7 2.79 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 70.87 0.45
3 Đất chưa sử dụng CSD 1568.84 9.91
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 649.5 4.10 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 47.04 0.30
3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 872.3 5.51
4 Đất có mặt nước ven biển (quan sát) MVB 370.51 2.34
4.1 Đất mặt nước ven biển nuôi trồng thuỷ sản MVT
4.2 Đất mặt nước ven biển có rừng MVR 114.51 0.72 4.3 Đất mặt nước ven biển có mục đích khác MVK 256 1.62
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nga Sơn)
Hiện nay, việc sử dụng đất đã giao cho các hộ gia đình (tập trung vào đất sản xuất nông nghiệp và đất ở), các tổ chức kinh tế, các cơ quan đơn vị của Nhà nước chủ yếu sử dụng đất xây dựng và đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Hiện nay, toàn huyện có 97,8% tổng diện tích đất ở đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở có ý nghĩa lớn trong việc ổn định phát triển các điểm dân cư. Đối với đất nông nghiệp có 96,9% được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thúc đẩy tính ổn định và yên tâm phát triển của người dân tại các điểm dân cư.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65