Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện nga sơn tỉnh thanh hóa (Trang 63)

2. Mục đích, yêu cầu

3.1.2.Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội

3.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm giai đoạn 2005 - 2010 đạt 9% (giai đoạn 2001 - 2005: 7,5%),mục tiêu Đại hội 13%).

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011- 2013 đạt 12%. Nga Sơn đã có những thay đổi đáng kể trên lĩnh vực phát triển kinh tế. Tổnggiá trị sản xuất trong huyện theo giá hiện hành những năm 2011, 2012 và 2013 tương ứng là 865,7 tỷ đồng; 914,2tỷ đồng và 994,63 tỷ đồng.

Cơ cấu kinh tế phát triển theo đúng định hướng thể hiện ở bảng 3.2

Bảng 3.2. Cơ cấu kinh tế năm 2011- 2013

Chỉ tiêu N2000 ăm N2005 ăm 2010 Năm N2011 ăm N2012 ăm N2013 ăm

Nông- Lâm- Thủy sản (%) 51,1 48,0 46,7 46,0 43.4 43.1 TTCN- XDCB (%) 20,0 22,8 23,5 23.9 24.1 24.2

DV (%) 28,9 29,2 29,8 30.1 32.5 32.7

(Phòng Thống kê huyện Nga Sơn)

- Ngành nông nghiệp:

Là địa phương có thế mạnh về nông nghiệp, trong giai đoạn vừa qua ngành sản xuất nông nghiệp phát triển khá toàn diện, giá trị sản xuất, giá trị gia

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55 tăng đều có mưc tăng trưởng khá, tuy nhiên vẫn thấp hơn mức trung bình toàn tỉnh. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2001 - 2005 đạt 1,7%; ,giai đoạn 2006 – 2010 đạt 1,9%, giai đoạn 2011 – 2013 đạt 2,1%. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2005 đạt 230,0 tỷ đồng, năm 2010 đạt 253,0 tỷ đồng, năm 2013 đạt 268 tỷ đồng.

* Trồng trọt:

Trồng trọt đã tạo được chuyển biến cơ bản về cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ, đưa các giống lúa lai và giống lúa chất lượng cao vào thâm canh trên 95% diện tích vụ xuân muộn và vụ mùa sớm. Triển khai thực hiện đề án xây dựng vùng lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao 3000 ha ở 12 xã. Tổng sản lượng lương thực không ngừng tăng lên qua các năm: Năm 2005 là 46 555,6 tấn và bình quân 305 kg/người/năm; Năm 2010 đạt 54.104,6 tấn và bình quân lương thực đầu người 360 kg/người/ năm. Năm 2013 là 63 695,9 ha đạt 469 kg/người/năm.

* Chăn nuôi

Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm của huyện có chiều hướng giảm trong thời gian vừa qua. Huyện đang tập trung chuyển hướng mạnh từ tập quán chăn nuôi phân tán nhỏ lẻ sang mô hình trang trại, gia trại tập trung quy mô lớn. Hiện nay trên địa bàn huyện có khoảng 300 trang trại, gia trại với quy mô diện tích khoảng 600 ha, gồm các trang trại chăn nuôi, trang trại tổng hợp và nuôi trồng thủy sản, trong đó có khoảng 70 trang trại đạt tiêu chí.

Năm 2013 chăn nuôi trâu- bò chủ yếu lấy sức kéo kết hợp với sinh sản và nuôi lấy thịt là 8.967 con, đàn lợn là 48953 con, đàn dê là 1.583 con, đàn gia cầm là 369.350 con. Phương thức chăn nuôi đang chuyển dần từ chăn nuôi tận dụng sang chăn nuôi bán công nghiệp và chăn nuôi công nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả.

* Thuỷ sản:

Năng lực khai thác cá biển được duy trì. Ngoài diện tích nuôi trồng mặt nước ven biển còn có diện tích nuôi ở ao, hồ, đầm với diện tích 534,73 ha trong đó có 240 ha lúa – cá, lúa – tôm. Giá trị ngành thuỷ sản năm 2013 là 29.918 triệu đồng(giá cố định).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56

* Lâm nghiệp:

Tranh thủ nguồn vốn đầu tư và chế độ chính sách của Nhà nước, trồng rừng mới để phủ xanh, đất trống đồi núi trọc, rừng phòng hộ ngập mặn được bảo vệ và phát triển tốt, cải tạo môi trường. Giá trị về lâm nghiệp năm 2013 là 667 triệu đồng.

- Ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp– xây dựng:

Thực hiện chương trình trọng tâm về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ, phát triển doanh nghiệp và đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá, đã thực hiện tốt việc lập và triển khai thực hiện các quy hoạch, dự án, nhất là các ngành, lĩnh vực quan trọng. Hiện huyện có 1 cụm công nghiệp, làng nghề liên xã (Nga Mỹ, Nga Nhân) đã được các đơn vị doanh nghiệp đầu tư xây dựng phát triển hoạt động có hiệu quả, thu hút, tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng nghìn lao động nông nhàn trong địa phương, góp phần không nhỏ vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế; còn lại 2 cụm Tư Sy và Khe Niễng thì mới có cụm Tư Sy có 1 đơn vị doanh nghiệp vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để sản xuất nhưng đến nay mới xây dựng dở dang. Ngoài ra còn có 8.458 cơ sở TTCN sản xuất tập trung, làng nghề, TCTN ở các xã có thế mạnh vẫn được duy trì ổn định và phát huy.

- Ngành dịch vụ:

Từ năm 2008 đến nay, thực hiện chủ trương về phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý nhà nước. Hoạt động dịch vụ phát triển tương đối đồng đều trên các lĩnh vực: hệ thống chợ được nâng cấp, cải tạo, dịch vụ thương mại ngày càng phong phú. Năm 2011toàn huyện có 2.700 cơ sở kinh doanh thương mại, tăng 22,7%. Tổng mức bán lẻ hàng hoá khoảng 405 tỷ đồng, tăng 84,1% so với cùng kỳ. Tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá năm 2013 đạt 8 triệu USD trong đó xuất khẩu hàng hoá 6 triệu USD, xuất khẩu lao động 2 triệu USD. Các dịch vụ thương mại, vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính, tín dụng, ngân hàng tiếp tục phát triển, đảm bảo phục vụ các nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân (Phòng Thống kê huyện Nga Sơn).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57

3.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập * Dân số:

Năm 2013 dân số toàn huyện là 150532 người với 37408 hộ, trong đó dân thành thị là 4940 người, dân nông thôn là 145592 người. Mật độ dân số là 855 người/km2.

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2013 là 0,76%, dự kiến đến năm 2020 là 0,56%. Tăng cường công tác kế hoạch hoá gia đình ngày càng tốt hơn, việc chăm sóc sức khoẻ, y tế cho người dân có tiến bộ hơn.

* Lao động, việc làm và thu nhập (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dân số Nga Sơn thuộc loại trẻ, số người trong độ tuổi lao động năm 2013 là 74329 lao động. Tỷ lệ lao động đang làm việc / tổng số người trong độ tuổi lao động năm 2013 là 58,2%, số người không có việc làm ngày càng tăng. Số lao động làm việc trong nghành sản xuất nông lâm nghiệp là chủ yếu khoảng 56578 người, chiếm tới 76% tổng số lao động đang làm việc.

Năm 2013 số lao động được Trung tâm dạy nghề và các cơ sở sản xuất trong huyện đã đào tạo cho 1962 lao động, xuất khẩu lao động 1313 người. Số lao động làm việc ở các doanh nghiệp trong nước 4500 người. Tất cả nguồn lực lao động tại chỗ và tự tìm việc ở các nơi đem lại nguồn thu nhập khá.

Thu nhập bình quân đầu người của huyện năm 2011 đạt 11,8 triệu đồng/ người; năm 2012 đạt 12,5 triệu đồng/người; năm 2013 đạt 13 triệu đồng/ người.

Bảng 3.3. Tình hình dân số và lao động của huyện một số năm

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2013

1. Dân số Người 166497 150532

Đô thị Người 4387 4940

Nông thôn Người 162110 145592

2. Lao động Lao động 68966 74329

Lao động nông nghiệp Lao động 48557 56578 Lao động phi nông nghiệp Lao động 20409 17751

3. Tổng số hộ Hộ 40000 37408

4. Quy mô hộ Người/ hộ 4,1 4,02

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58

3.1.2.3 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện a. Giao thông:

- Đường bộ: Đến năm 2013 toàn huyện có 20km Quốc lộ đi qua đã đựơc rải nhựa. Tỉnh lộ gồm 4 tuyến với tổng chiều dài 37,5 km; đường huyện 17 tuyến với tổng chiều dài 81,96 km, kết cấu mặt đường các tuyến tỉnh, huyện mới được láng nhựa hoặc đá răm. Hệ thống đường liên xã (bao gồm cả giao thông nông thôn) chiều dài 641,2 km. Hệ thống đường giao thông nông thôn do xã quản lý cơ bản là đường loại A, loại B mặt đường đá răm, cấp phối, đường đất chiếm tỷ lệ cao (75,8% ).

- Đường thuỷ nội địa: Trên địa bàn huyện có 3 tuyến sông kênh đi qua với tổng chiều dài 55 km gồm:

+ Kênh Nga (từ ngã ba Chế Thôn đến ngã ba Chính Đại), chiều dài 25km và nối tiếp với kênh Yên Mô (Ninh Bình) để ra các tỉnh phía Bắc.

+ Sông Lèn (từ ngã ba Tế Thôn đến cửa Lạch Sung) chiều dài 15 km. + Sông Càn (từ ngã ba Chính Đại đến cửa Sông Càn) chiều dài 15 km. Các tuyến giao thông đường thuỷ thuận tiện cho các phương tiện giao thông đường thuỷ đi qua. Tuy nhiên về mùa kiệt luồng lạch không ổn định nên phần nào ảnh hưởng tới các phương tiện có trọng tải lớn đi qua.

Tóm lại, giao thông đã được đầu tư nâng cấp thành một mạng hoàn chỉnh, tạo điều kiện giao lưu kinh tế giữa các xã với các huyện bạn.

b. Thuỷ lợi:

Hệ thống các công trình thuỷ lợi được quan tâm đầu tư và đã phát huy tác dụng.

- Đê điều: Tổng chiều dài 55,31 km, cống dưới đê 66 cái.

- Trạm bơm: Trạm bơm xí nghiệp Thuỷ Nông quản lý 13 trạm, tổng công suất 112500 m3/h, trạm bơm do các xã quản lý 25 trạm, tổng công suất 21500 m3.

- Kênh mương: Đã bê tông hoá 27 km, tưới cho 5200 ha; kênh nội đồng 210 km và kênh tiêu liên xã 95 km, thuộc 27 xã, thị trấn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59

c. Giáo dục – đào tạo:

Sự nghiệp giáo dục phát triển nhanh, chất lượng giáo dục được giữ vững. Số học sinh giỏi các cấp được xếp nhóm đơn vị đứng đầu của tỉnh. Trong 3 năm 2011- 2013 có gần 1500 học sinh thi đậu vào các trường Đại học, Cao đẳng.

Hệ thống giáo dục gồm 28 trường Mầm non với 170 lớp, 28 trường Tiểu học với 405 lớp và 11131 học sinh; 28 trường Trung học cơ sở với 311 lớp và 10.850 học sinh; 4 trường Trung học phổ thông với 136 lớp và 6.436 học sinh; 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề. Hiện có 28/28 xã, thị trấn có trường học cao tầng và kiên cố, tỷ lệ phòng học kiên cố hơn 74 %.

d. Y tế

Mạng lưới y tế chăm sóc sức khoẻ nhân dân được chú trọng đầu tư phát triển, hiện có 1 bệnh viện trung tâm (đóng tại thị trấn Nga Sơn ) và 28 trạm y tế gồm 408 giường bệnh. Đội ngũ CBCNV gồm 250 người, trong đó có 149 Y, Bác sĩ và 9 Dược sĩ. Các chương trình Quốc gia về y tế và công tác y tế dự phòng được thực hiện tốt. Ngành y tế huyện tăng cường chỉ đạo thực hiện quy chế, quy định về chuyên môn y đức, kiểm tra các hoạt động hành nghề y dược tư nhân. Sử dụng có hiệu quả máy móc, trang thiết bị y tế, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, bảo vệ sức khoẻ ban đầu cho nhân dân được thực hiện tốt. Đến năm 2010 có 20 xã được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về y tế. Diện tích đất của ngành y tế hiện đang sử dụng là 9,17 ha. Trong thời gian tới không mở rộng thêm về diện tích, cần được nâng cấp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công tác DS – KHHGĐ có nhiều cố gắng. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2013 là 0,76 %, mục tiêu đến năm 2020 là 0,56 %.

e. Văn hoá

Đến cuối năm 2013 toàn huyện có 120 làng văn hoá (khối cơ quan là 74);trong đó: 24 làng văn hoá cấp tỉnh, 96 làng văn hoá cấp huyện (khối cơ quan là 14). Hệ thống thư viện ở các làng văn hoá được củng cố. Đa số cấc làng, thôn xây dựng được quy ước thực hiên nếp sống văn minh trong tiệc cưới, tiệc tang, lễ hội. Diện tích đất cơ sở văn hoá hiện tại có 18,92 ha.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60 Thông tin tuyên truyền: Phát triển cả bề rộng và chiều sâu. Năm 2013, ngoài trạm truyền thanh huyện, 28 trạm truyền thanh xã, thị trấn còn có trạm thu phát lại truyền hình đã được xây dựng. Công tác tuyên truyền có sự chuyển biến tích cực, bám sát các nhiệm vụ chính trị, chuyển tải kịp thời các thông tin cần thiết về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội.

f. Thể dục, thể thao

Phong trào thể dục, thể thao có bước phát triển mới ngày càng thu hút nhiều tầng lớp tham gia tích cực. Đặc biệt là phong trào tập thể dục dưỡng sinh của người cao tuổi ở một số địa phương, các môn bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông phát triển rộng khắp. Toàn huyện có tới 17,41 ha đất làm sân bãi phục vụ sinh hoạt thể dục thể thao, trong đó chủ yếu là sân bóng đá. Trong thời gian tới cần mở rộng hoặc mở thêm mới sân thể thao ở một số địa phương.

g. Năng lượng:

Mạng lưới điện của huyện không ngừng được đầu tư và phát triển. Điện lưới đã đến 28/28 xã trong huyện, 100 % số hộ dùng điện lưới quốc gia.

h. Bưu chính viễn thông:

Phát triển nhanh, toàn huyện có 1 Bưu cục, 26 Bưu điện văn hoá xã; đã xây dựng được 51 trạm BTS. Năm 2013 là 28/ 28 xã, thị trấn có máy điện thoại cố định. Tổng số máy điện thoại cố định có hơn 13500 máy, bình quân 100 dân có 9 máy.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện nga sơn tỉnh thanh hóa (Trang 63)