Thực trạng kiến trúc cảnh quan khu dân cư nông thôn

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện nga sơn tỉnh thanh hóa (Trang 36)

2. Mục đích, yêu cầu

1.3.4.Thực trạng kiến trúc cảnh quan khu dân cư nông thôn

Hầu hết các công trình kiến trúc có giá trị tiêu biểu cho kiến trúc cổ Việt Nam đều nằm ở các làng xã. Đó là những ngôi đình làng, ngôi chùa và gần đây là những nhà thờ nằm sau luỹ tre làng, là trung tâm chứa đựng mọi sinh hoạt văn hoá của cộng đồng dân cư sống trong làng xã (Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, 2007).

Đời sống ngày càng được cải thiện dẫn đến sự thay đổi trong bộ mặt nhà ở, đến trang trí nội thất của người dân vùng nông thôn. Tỷ lệ nhà ngói, nhà kiên cố rất cao, ước khoảng trên 80%, số hộ nông dân đã có nhà riêng lợp ngói, nơi có tỷ lệ cao có thể tới 95%, tại nông thôn hiện có các nhà mái bằng 2-3 tầng kiên cố, có kiến trúc gần gũi với thành thị.

Hiện nay bên cạnh các loại nhà ở dân gian, truyền thống như đã nêu trên; Kiến trúc nông thôn các vùng có các dạng nhà hình ống, thường ở những trục đường chính, những khu đất giãn dân, những khu ven đô thị. Nhà ở có xu hướng chuyển dịch ra gần các trục đường chính thuận tiện cho giao thông và kinh doanh dịch vụ. Bố cục không gian nhà theo chiều dọc, ảnh hưởng nhiều phố thị. Loại nhà trên góp phần cải thiện điều kiện ở, phục vụ hoạt động kinh doanh dịch vụ của một bộ phận dân cư, song nó làm mất đi nét dân gian. Đây là một giải pháp tình thế phát sinh do quá trình phát triển không có kiểm soát của

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28 một bộ phận dân cư nông thôn để tiếp ứng với nền kinh tế thị trường (Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, 2007).

* Các tiêu chí phân loại nhà:

- Nhà kiên cố: Gồm các loại nhà biệt thự, nhà xây nhiều tầng hoặc các căn hộ trong nhà xây nhiều tầng, nhà lắp ghép cấu kiện bê tông cốt thép nhiều tầng, nhà xây mái bằng.

- Nhà bán kiên cố: Gồm ngôi nhà có tường xây, ghép gỗ, khung gỗ và có mái lợp bằng ngói, tôn, tấm lợp... hoặc xây dựng bằng các vật liệu tương đương.

- Nhà khung gỗ lâu bền, mái lá: Gồm những ngôi nhà có khung chịu lực làm bằng gỗ có niên đại sử dụng trên 15 năm, mái lợp bằng tranh, tre, nứa, lá, giấy dầu...

- Nhà đơn sơ: các loại nhà ở không thuộc một trong hai nhóm trên. Các công trình công cộng ở làng không chỉ là cổng làng, đường làng, giếng làng mà còn là nhà văn hoá, nhà uỷ ban, nhà trẻ, trường học, trạm xá…ngoài ra là các không gian, các quỹ vật thể khác như: làng, chợ làng và cây đa, bến nước…

Nhìn chung, các công trình kiến trúc công cộng trong làng xã thường không to lớn trừ một số công trình đặc bịêt (nhà thờ và một số đình chùa của những làng có điều kiện đặc biệt).

Ngày nay cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và sự tăng trưởng dân số tuyệt đối tại khu vực nông thôn, kiến trúc nông thôn đã được phát triển với 4 nội dung chính:

+ Ngói hoá và kiên cố hoá nhà ở nông thôn bằng nguồn lực tự có của nhân dân thay thế dần dần nhà tranh vách đất.

+ Phát triển các công trình dịch vụ công cộng như trường học, nhà trẻ, đường làng ngõ xóm và các công trình tiện ích công cộng.

+ Cải tạo, trùng tu, nâng cấp các công trình di sản văn hoá, tôn giáo, tưởng niệm…

+ Xây dựng phát triển các thị tứ mới ở các vùng nông thôn giữ vai trò là trung tâm xã, tiểu vùng hoặc cụm xã, là đầu mối thúc đẩy quá trình công nghiệp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29 hoá, đô thị hoá ở khu vực nông thôn theo hướng: “ly nông bất ly hương” đã tạo ra một bộ mặt kiến trúc mới cho khu vực nông thôn.

Vào những năm cuối của thập kỷ 70, hưởng ứng Nghị quyết IV và sau này là Nghị quyết V của Ban chấp hành Trung ương Đảng, cùng với việc quy hoạch đồng bộ xây dựng địa bàn cấp huyện theo các lĩnh vực khác nhau như bố trí lại sản xuất, xây dựng công trình hạ tầng, các công trình phục vụ công cộng, nhà ở cũng được nghiên cứu theo hướng “cải tạo mạng lưới dân cư trên địa bàn huyện, tổ chức đời sống ở nông thôn” Lê Trung Thống (1979),công việc nghiên cứu về nhà ở lúc này chia làm hai loại:

+ Nhà ở tại huyện lỵ, thị trấn đưa ra một số mẫu “thiết kế giống các thành phố”.

+ Nhà ở tại các làng xã nông thôn thì chỉ chú trọng đến nhà ở nông thôn đơn thuần nông nghiệp.

Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về nhà ở nông thôn cho nhiều vùng khác nhau nhưng trong đó có đồ án nhà ở cho vùng cói Thái Bình của nhóm tác giả Trần Trọng Chi: “Đồ án đã nghiên cứu giải quyết đồng bộ, có hệ thống việc tổ chức cuộc sống cộng đồng ở nông thôn vùng cói bắt đầu từ ngôi nhà ở, với giếng nước, nhà vệ sinh, sân vườn, chuồng chăn nuôi rồi đến các công trình văn hoá…” (Đàm Thu Trang và Đặng Thái Hoàng, 2006).

Sau Nghị quyết 10, nông dân được nhận khoán ruộng và hoàn toàn tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Tất cả những cơ sở vật chất phục vụ cho việc sản xuất theo hộ gia đình cho đến nay được phát huy hết tác dụng, nhà ở nông thôn lại phải nâng cấp cải tạo mở rộng để phù hợp với hướng sản xuất, nhà ở không gian kiểu mới - kiểu phi nông nghịêp.

Thực tiễn trong vài năm gần đây, nhà ở nông thôn đã được xây dựng và phát triển mạnh mẽ kể cả về số lượng và chất lượng, nhiều làng xã phát triển kinh tế nhiều thành phần, thu nhập cao đã xây dựng nhiều nhà ở 2 - 3 tầng. Nhiều nhà kiểu biệt thự đầy đủ tiện nghi, không gian sinh hoạt ngăn nắp hợp lý trên toàn bộ khuôn viên đất ở đã tạo những nét mới làm thay đổi bộ mặt kiến trúc làng quê truyền thống.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện nga sơn tỉnh thanh hóa (Trang 36)