2. Mục đích, yêu cầu
3.5.2. Định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư
3.5.2.1. Định hướng phát triển hệ thống điểm dân cưđô thị và đô thị hoá
Định hướng phát triển chung của tỉnh Thanh Hóa về hệ thống đô thị của huyện Nga Sơn đó là quản lý chặt chẽ và khai thác có hiệu quả các khu vực phát triển công nghiệp, trên trục đường chính. Chỉnh trang, phát triển mở rộng thị trấn Nga Sơn.
Việc phát triển hệ thống các đô thị dựa trên việc phát triển kinh tế các vùng trong huyện:
* Ở vùng Trung tâm: Thị trấn Nga Sơn là trung tâm hành chính chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật của vùng đồng thời là trung tâm của huyện. Trong giai đoạn quy hoạch đến năm 2020, mở rộng thị trấn Nga Sơn trên cơ sở quy hoạch sát nhập xã Nga Mỹ với quy mô diện tích 368,90 ha, Nga Yên 92 ha; Nga Văn 107 ha; Nga Hưng 40 ha; Nga Thanh 41ha với diện tích của thị trấn hiện tại. Tổng diện tích đất tự nhiên của thị trấn Nga Sơn đến năm 2020 là 759,54 ha.
Tổng số diểm dân cư thị trấn năm 2020 là 25 điểm, tổng diện tích đất ở là 48,21 ha. Thị trấn Nga Sơn đóng vai trò là đô thị trung tâm của huyện Nga Sơn và có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của huyện.
* Ở vùng Biển:
- Căn cứ vị trí địa lý và tiềm năng thế mạnh về hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội của vùng, trong tương lai đến năm 2020 vùng Biển sẽ quy hoạch hình thành 2 khu vực đô thị loại V tại xã Nga Điền và xã Nga Liên.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 94 Đối với diện tích đất thổ cư hiện tại được quy hoạch chỉnh trang lại cho phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị đồng thời trong các điểm dân cần tập trung đầu tư nâng cấp phát triển cơ sở hạ tầng để đáp ứng được các tiêu chí của khu đô thị. Phần diện diện tích đất nông nghiệp là cơ sở để bố trí các khu trung tâm thương mại, các khu nhà ở theo kiến trúc đô thị, bố trí quỹ đất cho các công trình phúc lợi công cộng, cây xanh . . .
Đến năm 2020, diện tích đất đô thị sẽ có khoảng 2316,41 ha, trong đó đất ở đô thị khoảng 321,11 ha với việc xây dựng các khu dân cư tập trung tiến tới xây dựng cải tiến kiến trúc cảnh quan môi trường đô thị theo hướng hiện đại.
Trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2020 theo như kết quả dự báo, dân số đô thị là khoảng 29000 người tương đương với 8285 hộ. Như vậy, trong cả giai đoạn từ năm 2010 - 2020 tổng diện tích đất ở đô thị cần quy hoạch thêm là 68,21 ha. Phần diện tích đất quy hoạch chủ yếu được lấy từ đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác,...Trong giai đoạn phát triển đến năm 2020, huyện Nga Sơn sẽ tập trung đầu tư phát triển cơ sở vật chất hạ tầng, phát triển quy mô đất đai để đưa trung tâm xã Nga Yên trở tthành trung tâm cụm xã của các xã vùng Trung tâm và phấn đấu trở thành thị tứ. Như vậy chất lượng của các điểm dân cư trong vùng này cũng sẽ được nâng lên.
3.5.2.2. Định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư nông thôn
Theo kết quả phân loại điểm dân cư thì hiện tại trên địa bàn huyện có 256 điểm dân cư nông thôn trong đó có 73 điểm dân cư loại 1, 118 điểm dân cư loại 2 và 65 điểm dân cư loại 3. Qua quá trình điều tra hệ thống điểm dân cư huyện Nga Sơn chúng tôi đã nhận thấy rằng:
Phần lớn các điểm dân cư của huyện đều được hình thành và phát triển trong một thời gian lâu đời, đã xây dựng được tương đối đầy đủ các công trình công cộng như: nhà văn hoá, sân thể thao, đình, chùa, trụ sở... Tuy nhiên chất lượng các công trình còn thấp, chưa đáp ứng tốt được cho nhu cầu của người dân trong khu dân cư.
Các hộ dân trong mỗi điểm dân cư đó phần lớn được hình thành và phát triển trên cơ sở các mối quan hệ họ hàng thân thuộc, có quan hệ huyết thống với
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 95 nhau. Việc hình thành các điểm dân cư này đều xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của quá trình sản xuất và phát triển xã hội. Do trước đây huyện chưa có quy hoạch tổng thể hệ thống các điểm dân cư nên tình trạng xây dựng và xu hướng phát triển của các điểm dân cư thường là theo xu hướng tự phát, chính vì vậy mà trật tự xây dựng lộn xộn, đất đai sử dụng lãng phí và không hiệu quả, các điểm dân cư phân bố phân tán nên rất khó để có thể xây dựng các công trình công cộng phục vụ chung cho tất cả các điểm dân cư.
Theo dự báo đến năm 2020, dân số ở khu vực nông thôn có khoảng 134960 người và số hộ 34636 hộ. Bên cạnh đó còn nhiều hộ nằm trong khu vực phát triển công nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng đất khu vực nông thôn cần mở rộng thêm diện tích đất ở. Đến năm 2020, diện tích đất ở khu vực nông thôn tăng 97,03 ha lấy chủ yếu vào đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác, đất rừng sản xuất và đất bằng chưa sử dụng.
Như vậy, tổng số điểm dân cư của huyện đưa vào định hướng phát triển đến năm 2020 là 245 điểm, trong đó có 91 điểm dân cư loại 1, điểm dân cư loại 2 là 106 điểm, điểm dân cư loại 3 là 48 điểm.
Căn cứ vào tình hình thực tế hình thành và phát triển của các điểm dân cư hiện nay cho thấy việc bố trí quy hoạch lại các điểm dân cư là rất khó khăn và không hiệu quả và cần một số lượng kinh phí rất lớn. Chính vì vậy, để đảm bảo tính khả thi của đồ án, đồng thời cũng căn cứ trên định hướng phát triển của huyện chúng tôi chỉ đi vào định hướng phát triển các điểm dân cư trên quan điểm các mặt sau:
+ Đối với các điểm dân cư loại 1: đây là những điểm dân cư chính, đã tồn tại từ lâu đời, có điều kiện cơ sở hạ tầng tốt hiện tại đã đáp ứng được nhu cầu của người dân thì trong giai đoạn tương lai cần tiếp tục duy trì, phát triển mở rộng, hoàn thiện hơn và quan tâm chú trọng hơn nữa đến các yếu tố bảo vệ môi trường.
+ Đối với những điểm dân cư loại 2: đây là những điểm dân cư phụ thuộc, có tác động trực tiếp đến một xã, hoặc một số điểm dân cư lân cận, các điểm dân cư này cũng đã được hình thành trong một thời gian dài, chúng có mối quan hệ hoạt động sản xuất và sinh hoạt gắn chặt với các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 96 điểm dân cư chính, cơ sở hạ tầng chưa phát triển ở mức độ trung bình. Để đảm bảo nâng cao chất lượng của các điểm dân cư, trong giai đoạn tương lai cần tập trung đầu tư xây dựng để hoàn thiện các chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng, như đường giao thông, chất lượng nhà ở, chất lượng các công trình giáo dục, công trình văn hoá phú lợi công cộng …nhằm đưa các các điểm dân cư loại 2 phát triển lên thành điểm dân cư loại 1.
+ Đối với những điểm dân cư loại 3: là những điểm dân cư phụ thuộc, phân bố độc lập, rải rác, hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội và các yếu tố văn hoá, xã hội, môi trường còn nhiều bất cập cũng cần phải được tập trung đầu tư nhiều hơn về các chỉ tiêu này để nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân sống trong các điểm dân cư này. Các điểm dân cư loại 3 là những điểm dân cư đã được hình thành từ lâu đời, do lịch sử để lại, có đường xã đi lại khó khăn, các hộ dân sống riêng biệt thành các cụm 5-10 hộ một khu, theo quan hệ họ hàng. Để có kế hoạch phát triển nâng cao đời sống sinh hoạt cho nhân dân trong các điểm dân cư này, cần thiết phải tậi trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình văn hoá phúc lợi công cộng, … Việc san tách hộ của các hộ dân trong điểm dân cư này cần được bố trí xunh quanh các mảnh đất của các hộ gia đình làm cho khoảng các giữa các hộ đan gần lại với nhau hơn, thuận tiện cho việc khai thác và đâu tư xây dựng tầng kỹ thuật trong khu dân cư. Mục tiêu là đưa chất lượng sinh hoạt trong điểm dân cư được nâng lên, phấn đấu đưa các điểm dân cư loại 3 lên điểm dân cư loại 2.
Việc phát triển hệ thống điểm dân cư nông thôn tùy thuộc vào điều kiện phát triển của từng vùng trong địa bàn huyện, cụ thể:
* Vùng trung tâm (Vùng giữa) với thị trấn Nga Sơn là trung tâm, kinh tế xã hội của huyện. Ở vùng này, công nghiệp sẽ được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ. Chính vì vậy, việc phát triển các điểm dân cư góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của vùng. Các điểm dân cư trong khu vực này sẽ phát triển tập trung với quy mô lớn nhằm đáp ứng nhu cầu đất ở tăng do sự gia tăng dân số (đặc biệt sự gia tăng nguồn lao động phục vụ cho phát triển công nghiệp). Hệ thống cơ sở hạ tầng được hoàn thiện, hệ thống các khu phát triển dịch vụ được hình thành đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 97 nhân dân. Các điểm dân cư xung quanh các điểm công nghiệp, các khu đô thị tập trung phát triển nông nghiệp và một số dịch vụ khác phục vụ nhu cầu cho khu vực công nghiệp và khu vực đô thị (như cung cấp lương thực, thực phẩm rau màu, dịch vụ nhà ở trọ…).
* Vùng biển với định hướng tập trung phát triển nghề khai thác biển cùng với việc phát triển dịch vụ du lịch. Hệ thống dân cư phát triển theo hướng phát triển của vùng. Các điểm dân cư được hình thành tập trung phục vụ cho việc khai thác biển và phát triển làng nghề chiếu cói, chế biến nông sản (đặc biệt là chế biến thủy sản). Hệ thống cơ sở hạ tầng được hoàn thiện đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và phát triển của vùng.
* Vùng Phía tây là vùng thuần nông. Các điểm dân cư trong vùng được hình thành lâu đời gắn với làng xóm. Việc phát triển kinh tế trong vùng vẫn theo hướng phát triển sản xuất nông nghiệp. Hệ thống dân cư phát triển trên nền tảng các điểm dân cư hiện có. Tuy nhiên, những điểm dân cư có quy mô nhỏ nằm rải rác sẽ phát triển tập trung thành những điểm dân cư có quy mô lớn để thuận tiện trong việc đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng và nâng cao mức sống của nhân dân.
Sau khi định hướng, trong giai đoạn tương lai cả huyện còn lại 245 điểm dân cư được phân loại theo bảng 3.13.
Ngoài ra, trong tương lai các điểm dân cư nông thôn sẽ được phát triển theo các hướng sau:
- Hình thành các trung tâm xã, cụm xã trên cơ sở các quy hoạch chi tiết. - Chỉnh trang hệ thống điểm dân cư hiện có, mở rộng nhu cầu đất ở đáp ứng việc phát sinh trong tương lai.
- Hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng sản xuất (Quy hoạch mở rộng hệ thống đường giao thông nông thôn, cấp thoát nước, xử lý rác thải. Các công trình cơ sở hạ tầng được xây dựng mới hoặc cải tạo mở rộng).
- Tạo không gian cảnh quan tại các điểm dân cư: vành đai cây xanh, hồ nước chuyên dùng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 98
Bảng 3.14. Định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện Nga Sơn đến năm 2020
Chỉ tiêu ĐVT Tổng số Loại điểm dân cư
I II III
1. Tổng số điểm dân cư Điểm 245 91 106 48
2. Tổng diện tích đất điểm dân cư Ha 3237,07 1035,05 1505,30 696,72 3. Tổng diện tích đất ở Ha 2044,75 667,96 951,01 425,78
4. Tổng dân số Người 163960 59048 74305 30607
5. Quy mô hộ Người/hộ 3,82 3,53 3,78 4,68
6. Tổng số hộ hộ 42921 16737 19648 6536
7. Một số chỉ tiêu bình quân
- Diện tích đất khu dân cư/một
điểm dân cư Ha 13,21 11,37 14,20 14,52
- Số dân một điểm dân cư Người 669 649 701 638
- Số hộ/một điểm dân cư hộ 175 184 185 136
- Diện tích đất khu dân cư/hộ m2 754,18 618,42 766,13 1065,90 - Diện tích đất ở/hộ m2 476,39 399,09 484,02 651,39 - Diện tích đất khu dân cư/người m2 197,43 175,29 202,58 227,63 - Diện tích đất ở/người m2 124,71 113,12 127,99 139,11
- Hướng phát triển không gian điểm dân cư theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Phấn đấu tất cả các xã phải xây dựng quy hoạch nông thôn mới.
Như vậy, định hướng đến năm 2020, toàn huyện có 245 điểm dân cư giảm 11 điểm so với hiện trạng do một số điểm dân cư quá nhỏ lẻ trong tương lai sẽ được gộp vào các điểm khác. Trong đó điểm dân cư loại 1 là 91 điểm tăng 18 điểm so với hiện trạng do một số điểm dân cư loại 2 ngày càng phát triển, cơ sở hạ tâng, xã hội không ngừng được đầu tư nâng cấp hoàn thiện hơn phấn đấu đến năm 2020 trở thành điểm dân cư loại 1, điểm dân cư loại 2 là 106 điểm giảm 12 điểm so với hiện trạng, điểm dân cư loại 3 là 48 điểm giảm 17 điểm so với hiện trạng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 99 Tổng số điểm dân cư đô thị là 25 điểm. Trong đó: điểm dân cư loại 1 là 18 điểm, điểm dân cư loại 2 là 7 điểm.
Tổng số điểm dân cư nông thôn là 220 điểm. Trong đó: điểm dân cư loại 1 là 73 điểm, điểm dân cư loại 2 là 99 điểm, điểm dân cư loại 3 là 48 điểm.
3.5.2.3. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng trong điểm cư
Phát triển cơ sở hạ tầng trong điểm dân cư là nội dung quan trọng trong phát triển mạng lưới dân cư của huyện. Trong giai đoạn tới, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là nhiệm vụ được huyện Nga Sơn quan tâm. Một số nội dung quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng điểm dân cư của huyện là:
- Về hệ thống đường giao thông: Cứng hóa toàn bộ hệ thống giao thông trong điểm dân cư đảm bảo giao thông thuận lợi ngay cả vào mùa mưa. Các đường trục chính sẽ được mở rộng với bề mặt 4 – 5 m đảm bảo cho xe ô tô đi lại, tránh nhau an toàn.
- Các công trình công cộng: Mỗi điểm dân cư cần phải có 1 nhà văn hóa, 1 sân vui chơi, 1 hội trường và một số công trình khác để đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.
- Hệ thống trường học: Phát triển hệ thống trường học: trường trung học cơ sở, tiểu học, trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ. Kiên cố hóa các công trình giáo dục đảm bảo nhu cầu học tập ngày càng phát triển.
- Cở sở y tế: Hệ thống các trạm y tế tại các xã thị trấn sẽ được kiên cố hóa, đầu tư trang thiết bị để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong xã và các vùng lân cận.
- Hệ thống điện, bưu chính viễn thông: Việc phát triển hệ thống điện, bưu chính viễn thông có ý lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của điểm dân cư. Huyện Nga Sơn chú trọng việc phát triển hệ thống điện đảm bảo toàn bộ nhân dân đều có thể sử dụng điện phục vụ tốt cho cuộc sống của người dân.
- Phát triển hệ thống các trung tâm xã, cụm xã. Việc phát triển hệ thống này thúc đẩy sự phát triển của xã và trong vùng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 100