Sự sản sinh dòng điện ở các MF C dấu hiệu của sự làm giàu thành công

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ vi khuẩn anode trong quá trình phát triển thiết bị cảm biến pin nhiên liệu vi sinh vật phát hiện sắt (Trang 45)

Trong 3 ngày đầu của quá trình làm giàu đã có sự khác nhau về sự phát sinh dòng điện của các MFC. Dòng điện đƣợc sinh ra ở MFC2 và MFC3 tăng dần đều và cao hơn nhiều so với MFC1, trong khi dòng điện sinh ra ở MFC1 thấp và chỉ tăng nhẹ.

Sau 2 tuần vận hành với nguồn chất cho điện tử duy nhất là Fe(II) ở nồng độ 20 mM, các thiết bị sản sinh dòng điện khá ổn định với giá trị trung bình là khoảng 0,6 mA ở MFC2 và 0,5 mA ở MFC3 (Hình 8). Trong khi đó, dòng điện do MFC đối chứng (MFC1) sinh ra ổn định ở mức trung bình khoảng 0,2 mA. Nguồn vi sinh vật ban đầu là sự khác biệt duy nhất giữa ba MFC này.

Hình 8: Đồ thị thể hiện sự phát sinh dòng điện bởi các MFC trong giai đoạn làm giàu vi khuẩn điện hóa sử dụng Fe(II) làm nguồn cho điện tử.

MFC1: Đối chứng (không bổ sung nguồn vi sinh vật). MFC2: đƣợc bổ sung nguồn vi sinh vật là bùn tự nhiên. MFC3: đƣợc bổ sung nguồn vi sinh vật là dịch làm giàu vi khuẩn oxi hóa sắt.

Các kết quả trên gợi ý rằng, dòng điện sinh ra ở MFC2 và MFC3 chính là nhờ các vi khuẩn điện hóa ôxi hóa sắt (vì Fe(II) là chất cho điện tử duy nhất

0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 Cường độ d òng điệ n trun g bình theo ngà y (mA) MFC1 MFC2 MFC3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trong dịch anode) đƣợc làm giàu từ nguồn vi sinh vật ban đầu. Dòng điện sinh ra ở MFC đối chứng (vẫn ở mức nhỏ) có thể là do vi sinh vật trong môi trƣờng xâm nhập vào anode của MFC1 và có khả năng thích nghi với điều kiện trong đó, nhƣng với hoạt tính chuyên biệt không mạnh bằng các vi sinh vật trong MFC2 và MFC3. Kết quả này bƣớc đầu thể hiện rằng MFC2 và MFC3 đã có những đặc điểm về hoạt động giống nhƣ một pin nhiên liệu vi sinh vật.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ vi khuẩn anode trong quá trình phát triển thiết bị cảm biến pin nhiên liệu vi sinh vật phát hiện sắt (Trang 45)