Thực trạng tình hình kinh doanh của công ty trong vài năm gần đây

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Thịnh Hưng (TNHH) trên thị trường tỉnh Bắc Ninh (Trang 43)

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.

3.2.1. Thực trạng tình hình kinh doanh của công ty trong vài năm gần đây

a. Trong những năm qua, Thịnh Hưng luôn được coi là một điểm đến tin cậy của rất nhiều nhà thầu, nhiều cơ quan, đơn vị, bởi lẽ Công ty có một đội ngũ kỹ sư, cán bộ giỏi, trang thiết bị máy móc hiện đại, kinh nghiệm làm việc lâu năm trong ngành. Do vậy Công ty là một đối thủ mạnh trong lĩnh vực xây lắp trên thị trường xây dựng tỉnh Bắc Ninh nói riêng và một số tỉnh bạn nói chung. Nếu vẫn duy trì được bước đi như trước thì không có gì cần phải nói nhưng trong ba năm gần đây, Công ty đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, nhiều đối thủ cạnh tranh trên cùng sân chơi, nên đã khiến cho doanh thu của Công ty có phần thay đổi, giá trị sản lượng giảm. Công ty đang dần dần xuống dốc và không giữ được vị thế như lúc đầu nữa.

Có thể thấy rõ thực trạng về giá trị sản lượng các hợp đồng của Công ty Thịnh Hưng qua bảng sau:

ĐVT: tr.đ Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh (%) 1 2 3 2/1 3/2 BQ Tổng giá trị hợp đồng 27.720,6 33.424,9 36.152,8 120,5 108,1 114,1

(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty)

Qua bảng tổng giá trị sản lượng của Công ty Thịnh Hưng từ năm 2008 đến năm 2010, ta thấy:

Về % phát triển:

- Tổng giá trị hợp đồng mà công ty nhận được có sự tăng liên tục qua các năm về số lượng. Nhưng khi so sánh liên hoàn thì lại có sự giảm xuống trong năm 2010. Cho thấy tình hình kinh doanh của Công ty đang có sự đi xuống, có sự tụt dốc mà cần phải chấn chỉnh lại để có thể đạt được kết quả cao hơn.

Bảng 3.4: Bảng tổng hợp các công trình đã trúng thầu của Công ty Thịnh Hưng (TNHH) trong 3 năm 2008 đến 2010

ĐVT: nghìn đồng

TT Tên hợp đồng kinh tế Giá trị hợp

đồng Cơ quan hợp đồng Năm thực hiện 1 Trụ sở làm việc – Sở GTVT Bắc Ninh 6.500.000 Ban QLDA GTVT Bắc Ninh 2008

2 Hạ tầng khu nhà ở Vũ Ninh- Kinh

Bắc – TP Bắc Ninh – tỉnh Bắc Ninh 14.282.651 Công ty CPĐT và PT nhà Bắc Ninh 2008 3 Nhà lớp học trường THPT chuyên Bắc Ninh 2.000.000 Ban QLXD – Sở XD Bắc Ninh 2008 4 Nhà lớp học 3 tầng THPT chuyên Bắc Ninh 2.937.989 TTGDTX Quế Võ 2008

5 San nền, tường rào khu KTX trường

CĐSP Bắc Ninh 2.000.000 Ban QLDA XDCTGT Bắc Ninh 2008 6 Nhà thí nghiệm – Lớp học đặc thù trường CĐSP Bắc Ninh 8.181.215 Ban QLDA XDCTGT Bắc Ninh 2009 7 Nhà đa năng trường CĐSP tỉnh Bắc

Ninh 3.739.949

Ban QLDA

XDCTGT Bắc Ninh 2009 8 Cải tạo KTX – trường Chuyên Bắc

Ninh 3.404.977

Ban QLDA

XDCTGT Bắc Ninh 2009 9 Trụ sở làm việc CA phường Đáp

Cầu thuộc CA tỉnh Bắc Ninh 1.505.506 CA tỉnh Bắc Ninh 2009 10

Xây dựng hoàn chỉnh nút giao thông liên thông QL1A mới với QL38 – TP Bắc Ninh

16.593.312 Ban QLDA

XDCTGT Bắc Ninh 2009 11 Nhà giảng đường – trường CĐSP

Bắc Ninh 8.566.308

Ban QLDA

XDCTGT Bắc Ninh 2010 12 Đầu tư xây dựng HTKT KCN Đại

Đồng – Hoàn Sơn 10.982.868

TT dịch vụ KCN

Bắc Ninh 2010

13 XD TL278, đoạn Tiên Du – Quế Võ 16.603.721 Ban QLDA

XDCTGT Bắc Ninh 2010

Có được kết quả trên là do Công ty đã:

- Khai thác nguồn cung cấp nguyên vật liệu mua với giá rẻ nhất.

- Tận dụng các máy móc sẵn có của Công ty, giảm tối đa các chi phí khác trong thi công.

- Tạo được uy tín với các chủ đầu tư.

- Phát huy tối đa những khả năng sẵn có của mình, tính giá thành công trình ở mức tối thiểu mà vẫn đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của công trình.

Bảng 3.5: Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty Thịnh H ưng (TNHH) ĐVT: tr.đ

STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010

1 Tổng tài sản 18.306,3 19.667,7 21.262,3

2 Tài sản lưu động 7.832,2 10.438,3 12.638,7

3 Tiền mặt 126,7 115,2 140,2

4 Tổng nợ phải trả 4.393,7 8.107,1 12.655,1

5 Nợ ngắn hạn 4.393,7 8.107,1 12.665,1

6 Tổng doanh thu 18.360,3 19.667,7 21.262,3

7 Lợi nhuận trước thuế 54,3 15,3 71,9

8 Lợi nhuận sau thuế 39,1 11.1 53,9

9 Vốn sản xuất kinh doanh 20.222,4 17.687,7 26.356,1

(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty)

Thông qua một số chỉ tiêu tài chính của Công ty nêu trên, có thể thấy tình hình tài chính của Công ty trong ba năm gần đây không được tốt cho lắm. Cụ thể:

- Lưu lượng tiền mặt của Công ty còn ít, có sự tăng giảm không đồng đều qua các năm, khiến cho quá trình kinh doanh nhiều lúc bị ngưng trệ do thiếu tiền.

- Tổng nợ phải trả là khá cao, nhưng đều là nợ ngắn hạn nên khó có thể phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, các công trình lớn.

- Lợi nhuận sau thuế còn rất thấp dẫn đến tình hình kinh doanh chưa lạc quan cho lắm.

Từ bảng một số chỉ tiêu tài chính trên, ta có thể xác định được một số chỉ tiêu về khả năng thanh toán như sau:

Bảng 3.6: Một số chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Công ty Thịnh H ưng (TNHH)

STT Chỉ tiêu Công thức 2008 2009 2010

1 Hệ số thanh toán

tức thời Tiền mặt / Nợ ngắn hạn 0,0288 0,0142 0,2520

2 Hệ số doanh lợi Lợi nhuận trước thuế / Doanh thu 0,0030 0,0007 0,0034 3 Hệ số doanh lợi Lợi nhuận trước thuế / vốn SXKD 0,0027 0,0009 0,0028

Qua bảng trên, ta thấy hệ số thanh toán tức thời của Công ty có sự giảm xuống qua năm 2009 nhưng lại tăng nhanh trong năm 2010.

- Khả năng sinh lợi của Công ty năm 2008 là 0,3%, năm 2009 là 0,07%, năm 2010 là 0,34%. Như vậy là khả năng sinh lợi có sự tăng lên trong năm 2010. Đây là một thông tin khả quan cho Công ty.

- Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn SXKD:

+ Năm 2008: một đồng vốn sản xuất đem lại 0,0027 đồng lợi nhuận. + Năm 2009: một đồng vốn sản xuất đem lại 0,0009 đồng lợi nhuận. + Năm 2010: một đồng vốn sản xuất đem lại 0,0028 đồng lợi nhuận. b. Đánh giá chung về khả năng cạnh tranh của Công ty

Ma trận kết hợp SWOT là ma trận phối hợp các mặt mạnh, mặt yếu với các cơ hội và nguy cơ. Áp dụng ma trận SWOT để đánh giá về khả năng cạnh tranh của Công ty:

Cơ hội (O) Nguy cơ (T)

Mặt mạnh (S) S/O S/T

Mặt yếu(W) W/O W/T

* Mặt mạnh (S):

- Hình ảnh và chất lượng các công trình mà Công ty đã thi công hoàn thành và bàn giao được đánh giá là các công trình có chất lượng cao.

- Số lượng máy móc, thiết bị tương đối đầy đủ, hiện đại.

- Công ty đã tạo được lòng tin đối với các tổ chức tín dụng. Do đó khả năng huy động vốn thông qua nhiều kênh tín dụng, các tổ chức, cá nhân là tương đối cao.

- Đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề, có kinh nghiệm đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

* Mặt yếu (W):

Bên cạnh những ưu điểm trên là khả năng cạnh tranh của Công ty còn tồn tại nhiều mặt hạn chế, nó ảnh hưởng xấu đến khả năng cạnh tranh của Công ty.

- Khả năng về vốn của Công ty còn rất hạn chế, vốn của Công ty chủ yếu là vốn vay là cho gánh nặng lãi vay của Công ty là rất lớn.

- Mặc dù công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân sự đã được Công ty chú trọng và đã có những chuyển biến tích cực. Song một số cán bộ quản lý thiếu sự am hiểu về kiến thức kinh tế tài chính, marketting, ngoại ngữ, chưa chủ động sáng tạo dám nghĩ dám làm, lực lượng công nhân lành nghề không đồng bộ giữa các nghề, các loại thợ, bậc thợ.

- Một số máy móc thiết bị của Công ty đã cũ, không còn phù hợp với điều kiện thi công.

- Công tác kỹ thuật thi công còn bộc lộ hạn chế như: tiến độ thi công một số công trình trọng điểm chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Một số công trình ở xa còn thiếu sự chỉ đạo tập trung và kiểm tra của Công ty.

- Công tác quản lý tài chính chưa xây dựng được kế hoạch cụ thể, việc kiểm tra, kiểm soát chưa được thường xuyên, liên tục.

- Mặc dù Công ty đã làm tốt việc nâng cao chất lượng, song đôi khi do cơ chế chưa chặt nên có khi còn gây ra việc ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

- Công tác marketting của Công ty chưa được thực sự quan tâm đúng mức nên còn hạn chế so với yêu cầu đòi hỏi để thích ứng với nền kinh tế cạnh tranh.

* Cơ hội (O):

- Hướng tới mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng: đường quốc lộ, đường cao tốc, đường sắt, nhà ga, cầu, các đô thị mới... sẽ được ưu tiên. Đây chính là cơ hội tạo nhiều công ăn việc làm cho các doanh nghiệp trong ngành xây dựng.

- Quá trình hội nhập, sự sửa đổi luật đầu tư nước ngoài tạo môi trường đầu tư thông thoáng hơn, tạo cơ hội mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp tỉnh Bắc Ninh nói riêng.

- Xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng có quan hệ trực tiếp với các doanh nghiệp lớn trong khu vực, tiến tới liên doanh, liên kết, phát triển và mở rộng thị trường, từng bước chuyển giao công nghệ tiên tiến, nâng cao trình độ quản lý.

* Nguy cơ (T):

- Do tốc độ tăng trường của toàn bộ nền kinh tế và một số xu hướng chững lại so với năm trước. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước có chiều hướng bị thu hẹp, nguồn vốn ODA, FDI giảm sút nên ít có công trình đầu tư xây dựng quy mô lớn. Nhiều dự án đã phê duyệt hoặc triển khai dở dang phải tạm dừng hoặc bị cắt giảm do khôg đủ vốn. Do đó các đơn vị xây lắp đều gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường.

- Thị trường vốn chưa phát triển, trong khi đó nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp xây dựng là rất lớn. Các doanh nghiệp phải phụ thuộc vào ngân hàng, và thủ tục cho vay của các ngân hàng mặc dù đã được cải cách song vẫn

- Mặc dù các doanh nghiệp trong tỉnh thường không biết hợp tác với nhau mà trái lại còn cạnh tranh quyết liệt với nhau, thi nhau đặt giá thấp. Kết quả là các doanh nghiệp thường phải làm thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn.

- Các doanh nghiệp trong tỉnh phải đối đầu với các nhà thầu lớn trong nước có uy tín trên thị trường, có kỹ thuật công nghệ, tài chính, kinh nghiệm thi công và nhân lực hơn hẳn. Do đó khả năng thắng thầu của Công ty là rất khó khăn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Thịnh Hưng (TNHH) trên thị trường tỉnh Bắc Ninh (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w