Phương hướng sử dụng vốn trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Nhà máy Cán thép Thái Nguyên (Trang 79)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI NHÀ MÁY CÁN THÉP THÁI NGUYÊN

3.1Phương hướng sử dụng vốn trong thời gian tớ

Tính đến năm 2005 đến nay, Nhà máy Cán thép Thái Nguyên đã đi vào hoạt động được 5 năm. Thời gian tuy chưa phải là dài để nói đến sự sống còn của một doanh nghiệp, nhưng Nhà máy đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. Thu nhập của công nhân viên từ đó mà cũng ngày càng được nâng cao hơn, thu nhập năm sau luôn cao hơn năm trước. Trong khi đó, trước sự thay đổi của nền kinh tế, rất nhiều doanh nghiệp khác không đứng vững được trên thị trường vì không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Với sự nỗ lực của Ban giám đốc Nhà máy cùng với sự theo dõi sát sao của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên, với sự cố gắng của cán bộ công nhân viên trong toàn Nhà máy, Nhà máy đã tìm mọi cách khắc phục khó khăn, hoàn thành mục tiêu đã đặt ra, tạo ra sản phẩm uy tín, chất lượng đảm bảo. Nhà máy chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. Kế hoạch phát triển Nhà máy trong những năm tới cũng đang được triển khai, Nhà máy đang tiếp tục đầu tư vào máy móc dây truyền công nghệ nhằm nâng cao công suất lên 310.000 tấn thép cán nóng/năm, vượt trên công suất thiết kế. Được sự đầu tư về tài chính của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên, Nhà máy đang từng bước chiếm lĩnh thị trường không chỉ trong nước mà cả trên thế giới. Không chỉ đầu tư vào công nghệ mà Nhà máy trong những năm tới vẫn không ngừng nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên toàn Nhà máy, tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, công nhân toàn Nhà máy nhằm nâng cao tay nghề.

Cùng với đà phát triển của nên kinh tế thế giới, Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên nói chung và Nhà máy Cán thép Thái Nguyên nói riêng đã

đưa ra kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể để phấn đấu đạt năng lực sản xuất cao và hiệu quả kinh tế cao nhất. Nhà máy đã nêu ra phương hướng, mục tiêu phát triển của mình như sau:

- Từng bước đổi mới công nghệ, trang thiết bị, tận dụng các nguồn nhân lực hiện tại, tuyển dụng đào tạo đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân, đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất.

- Phát huy tính năng động sáng tạo, nêu cao tinh thần tự chủ trong cán bộ công nhân viên, nâng cao năng suất lao động, tăng doanh thu, tăng thu nhập cho người lao động, tăng lợi nhuận, các quỹ của Nhà máy, làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước.

- Tăng cường công tác hạch toán chặt chẽ, có hiệu quả. Tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng cho việc thực hiện hợp đồng chu chuyển, trên cơ sở đảm bảo đúng quy định của Tổng Công ty và pháp luật hiện hành.

- Thực hiện tốt công tác tiết kiệm trong sản suất, giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận.

- Nghiên cứu công tác tư vấn thiết kế hoạt động một cách có hiệu quả, củng cố và hoàn thiện công tác nghiên cứu các loại sản phẩm thép chính phẩm mới, để tăng doanh thu.

Dựa vào những kết quả đạt được và phương hướng phát triển của Nhà máy nhất là trong năm 2010. Cụ thể một số chỉ tiêu kinh tế, kế hoạch trong thời gian tới là:

- Phấn đấu mức sản lượng năm 2010 với những thành phẩm sản xuất chính đạt: 310.000 tấn thép cán nóng/năm.

- Doanh thu hàng năm tăng 10%.

- Thu nhập của người lao động đạt trung bình: 3.000.000 ( đồng/ người/ tháng)

- Các tỷ suất của Nhà máy được cải thiện.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Nhà máy Cán thép Thái Nguyên (Trang 79)