THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI NHÀ MÁY CÁN THÉP THÁI NGUYÊN.
2.1.4 Tình hình tổ chức lao động ở Nhà máy
Trong ba yếu tố của quá trình sản xuất, lao động của con người là yếu tố có tính chất quyết định nhất. Sử dụng tố nguồn lao động, biểu hiện trên các mặt số lượng và thời gian lao động, tận dụng hết khả năng lao động kĩ thuật
của người lao động là yếu tố hết sức quan trọng làm tăng khối lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tình hình lao động của Nhà máy được thể hiện qua bảng 01 sau:
Bảng 01: Tình hình lao động của Nhà máy Cán thép Thái Nguyên
ST T Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 2009/2008So sánh Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) ± Δ ±% Δ 1 Tổng số lao động 329 100 327 100 -2 -0,61 2 Theo tính chất công việc - Lao động trực tiếp 277 84,19 271 82,87 -6 -2,17 - Lao động gián tiếp 52 15,81 56 17,13 4 7,69 3 Theo trình độ - Trên Đại học 1 0,3 1 0,3 0 0 - Đại học, cao đẳng 138 41,95 145 44,34 7 5,07 - Trung cấp 48 14,59 48 14,68 0 0 - Công nhân 142 43,16 133 40.68 -9 -6,34 4 Theo giới tính - Nam 265 80,55 265 81,04 0 0 - Nữ 64 19,45 62 18,96 -2 -3,13 (Nguồn: Phòng tổ chức lao động)
Qua bảng 01 ta thấy: Tổng số lao động của nhà máy qua 2 năm giảm 2 người tương 0,61% trong đó lao động trực tiếp giảm 6 người còn lao động gián tiếp tăng 4 người.
Về chất lượng lao động: Qua 2 năm chất lượng lao động tăng lên. Thể hiện số CBCNV có trình độ đại học, cao đẳng tăng 7 người tương ứng với 5,07%, CBCNV có trình độ trên đại học và trung cấp không thay đổi, số công nhân lại giảm xuống 9 người tương ứng giảm 6,34% cho thấy trình độ tự động hóa của công nhân tăng lên làm chủ được công nghệ và dây truyền sản xuất.
Về giới tính: Do đặc thù của công việc là nặng nhọc lên số lao động nam chiếm đa số trong cơ cấu giới tính của Nhà máy và có sự tăng nhẹ về cơ cấu 2 năm từ 80,55% năm 2008 lên 81,04% năm 2009 do số lao động nữ giảm xuống 2 người làm cho cơ cấu giảm 19,45% năm 2008 xuống còn 18,96% năm 2009.
Ngay từ khi mới thành lập Nhà máy đã được trang bị dây truyền sản xuất hiện đại, đòi hỏi một đội ngũ lao động có trình độ tương xứng với trình độ công nghệ kỹ thuật, có thể sử dụng các máy móc thiết bị thành thạo. Bởi vậy chú trọng năng cao tay nghề của người lao động là vấn đề được Nhà máy quan tâm.
Nhà máy có đội ngũ cán bộ công nhân viên tận tụy được đào tạo từ các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học và dạy nghề. Một số cán bộ chủ chốt được điều động từ các đơn vị trong nội bộ Công ty.
Hiện nay Nhà máy có 327 cán bộ công nhân trong đó có 265 cán bộ công nhân viên là nam, 62 cán bộ là nữ. Cán bộ nhân viên của Nhà máy đa số là đoàn viên thanh niên, có tuổi đời bình quân vào khoảng 30 tuổi. Nhà Máy có 2 phân xưởng chính, 5 phòng chức năng, 1 đội bảo vệ, 1 nhà ăn và 1 trạm y tế chăm lo đời sống sức khỏe cho cán bộ công nhân viên.
Là một Nhà máy mới được thành lập, trong quá trình ổn định tổ chức lao động chuẩn bị lực lượng cho sản xuất, Nhà máy đã chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên, để lao động tiếp cận được với thiết bị công nghệ hiện đại, Nhà máy đã mở 5 lớp đào tạo về công nghệ cán, thiết bị cơ điện tự động hóa và các ngành nghề khác. Trang bị thêm kiến thức ban đầu cho lực lượng mới được tuyển dụng về tổ chức sản xuất, an toàn lao động, phòng cháy nổ cho hơn 160 lao động. Tổ chức thực tập ở trong nước cho 80 công nhân với thời gian một tháng cho một lượt người. Kết quả 100% đạt yêu cầu trong đó có 65 % khá, giỏi. Ngoài ra còn tổ chức đào tạo ở nước ngoài (Italia) cho 30 cán bộ kĩ thuật, với thời gian 20 ngày cho một lượt người. Phần soạn thảo quy trình, quy phạm, dịch thuật tài liệu từ tiếng Anh sang tiếng Việt và hướng dẫn, giảng dạy chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ công nhân viên theo từng phân xưởng do cán bộ kĩ sư của Nhà máy đảm nhiệm.
Ngoài công tác đào tạo cán bộ, Nhà máy đã phối hợp mở lớp đào tạo tin học nâng cao kiến thức tự động hóa, với thời gian 3 tháng cho 20 kĩ sư điện. Chương trình giảng dạy cho giáo viên trường Đại học Bách khoa thực hiện. Qua đó đã trang bị cho cán bộ kĩ thuật nắm được công nghệ tự động hóa trên dây chuyền cán thép của Nhà máy. Kết hợp với chuyên gia Danieli tham gia lắp máy, hoàn thiện dây chuyền chạy thử không tải, bảo ôn đốt lò phục vụ sản suất đã được chuyên gia bạn đánh giá tốt.
Như vậy tổ chức và sử dụng lao động hợp lý sẽ góp phần hợp lý hóa trong dây chuyền sản xuất, tạo sự nhịp nhàng, cân đối trong các công đoạn. Lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của Nhà máy.