- Nhân tố pháp lý: Là hệ thống những chủ trương, chính sách, hệ thống pháp luật do nhà nước đặt ra nhằm điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các DN phải tuân theo những quy định về thuế, về lao động, bảo vệ môi trường và an toàn lao động…Các quy định này trực tiếp hoặc gián tiếp tác động lên hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp kinh doanh trong những lĩnh vực được nhà nước khuyến khích thì sẽ có điều kiện phát triển hơn, ngược lại DN sẽ gặp khó khăn trong lĩnh vực mà nhà nước hạn chế. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhà nước đã tạo môi trường và hành lang pháp lý cho hoạt động của DN, hướng hoạt động của DN thông qua các chính sách vĩ mô của nhà nước. Do vậy chỉ cần một sự thay đổi
Vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn
Giá vốn hàng bán
Số dư hàng tồn kho bình quân
Hàng tồn kho Đ.kỳ + Hàng tồn kho C.kỳ 2
nhỏ trong cơ chế quản lý vĩ mô của nhà nước cũng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của DN. Vì vậy nhà nước cần tạo ra cơ chế đồng bộ và ổn định sao cho phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp, đồng thời các DN cần dự báo được những thay đổi trong chính sách về kinh tế, đánh giá được những ảnh hưởng của những yếu tố này đến hoạt động SXKD của DN trong tương lai.
- Nhân tố kinh tế: Yếu tố này thuộc môi trường vĩ mô nó là tổng thể các yếu tố tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát, lãi suất ngân hàng, mức độ thất nghiệp… tác động đến quá trình SXKD của DN, qua đó tác động đến hiệu quả sử dụng vốn của DN.
- Nhân tố công nghệ: Nhân tố công nghệ là nhân tố mà rất nhiều DN sẽ phụ thuộc rất nhiều. Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển mạnh, nhiều máy móc thiết bị mới ra đời làm cho máy móc thiết bị của doanh nghiệp trở nên lạc hậu. So với công nghệ mới, công nghệ cũ đòi hỏi chi phí bỏ ra cao hơn nhưng lại đạt hiệu quả thấp hơn làm cho sức cạnh tranh của DN giảm, làm giảm hiệu suất kinh doanh cũng như làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của DN. Vì vậy việc đầu tư công nghệ mới sẽ thu được lợi nhuận cao hơn. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã tạo ra những thuận lợi cho các DN trong quá trình SXKD. Nhưng mặt khác, cũng đem đến những nguy cơ cho DN nếu như DN không bắt kịp được tốc độ phát triển của khoa học kĩ thuật. Vì khi đó các tài sản của DN sẽ sảy ra hiện tượng hao mòn vô hình và DN sẽ bị mất vốn kinh doanh.
- Nhân tố khách hàng: Khách hàng là những người có nhu cầu mua và có khả năng thanh toán. Hiệu quả kinh doanh của DN phụ thuộc vào số lượng khách hàng và sức mua của họ. DN bán được nhiều hơn khi sản phẩm có uy tín, công tác quảng cáo tốt. Thoả mãn tốt nhu cầu của khách hàng và DN sẽ thu được nhiều lợi nhuận. Nhưng mặt khác, chính khách hàng cũng là người làm giảm lợi nhuận của DN bằng cách ép giá xuống, đòi hỏi chất lượng cao hơn…
- Nhân tố giá cả của thị trường đầu vào, đầu ra: Giá cả biểu hiện cung cầu trên thị trường nó có tác động lớn đến kết quả SXKD của DN. Thứ nhất đối với các yếu tố đầu vào của DN như tư liệu lao động, ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu thay đổi. Thứ hai là đối với các sản phẩm đầu ra của DN sẽ tác động làm thay đổi khối lượng tiêu thụ sản phẩm, thay đổi doanh thu. Cả hai sự thay đổi này đều tác động đến lợi nhuận của DN, ảnh hưởng đến quá trình SXKD của DN từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của DN. Trong điều kiện đầu ra không đổi, giá cả của các yếu tố đầu vào biến động theo chiều hướng tăng sẽ làm tăng chi phí và làm giảm lợi nhuận từ đó hiệu quả sử dụng vốn sẽ giảm xuống. Mặt khác nếu đầu ra của DN bị ách tắc, sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được thì doanh thu sẽ không bù đắp được chi phí bỏ ra từ đó cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của DN.
- Các nhân tố khác: Các nhân tố này có thể được coi là nhân tố bất khả kháng như thiên tai, dịch họa tác động trực tiếp tới hiệu quả sử dụng tài sản cố định của DN. Mức độ tổn hại về lâu dài hay tức thời hoàn toàn không thể biết trước mà chỉ có thể dự phòng làm giảm nhẹ thiên tai.