Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy Cán thép Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Nhà máy Cán thép Thái Nguyên (Trang 39)

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI NHÀ MÁY CÁN THÉP THÁI NGUYÊN.

2.1.3.2Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy Cán thép Thái Nguyên.

vững, duy trì và phát huy tiến độ sản xuất sản phẩm, còn phải cạnh tranh không ngừng với rất nhiều đối thủ trong cùng một ngành là Nhà máy cán thép Nasteelvina (Liên doanh giữa doanh nghiệp Singapore và Công ty Gang thép Thái Nguyên), Công ty cổ phần Luyện cán thép Gia Sàng, Nhà máy Cán thép liên doanh Việt – Ý. Ngoài ra trong những năm gần đây, ở Việt Nam xuất hiện nhiều hãng thép như: Việt Ý, Việt Nhật, Vinakioei…Bên cạnh đó, những nhà máy sản xuất thép xuất hiện như Công ty cổ phần Thép Đình Vũ, Công ty Thép Vạn Lợi, Tập Đoàn Hòa Phát… Các nhà máy này hiện đều tập trung đầu tư vào việc đổi mới và nhập các dây chuyền cán thép hiện đại từ nước ngoài, cải tiến công nghệ chế tạo trong nước, đồng thời nhiều nhà máy cùng nằm trên cùng một địa bàn nên việc cạnh tranh nhằm chiếm lĩnh thị phần là điều không thể tránh khỏi. Đó vừa là thách thức, vừa là động lực để Nhà máy Cán thép Thái Nguyên vươn lên khẳng định vị thế của mình trên thị trường.

2.1.3.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy Cánthép Thái Nguyên. thép Thái Nguyên.

Khi phôi thép nhập về sẽ được kiểm tra và phân loại căn cứ và độ cứng và một số tiêu chuẩn kĩ thuật, sau đó được đưa vào lò nung để nung phôi. Phôi dịch chuyển trong lò tới vùng đều nhiệt, khi đủ nhiệt độ yêu cầu, hệ thống kick off chuyển phôi lên bàn con lăn đưa phôi ra khỏi lò để cán. Sau khi cán thô, phôi sẽ được cắt đầu đuôi lần 1 để loại bỏ những khuyết tật ở phần đầu và đuôi phôi, rồi phôi sẽ được đưa vào giá cán trung/tinh, tùy vào từng

sản phẩm mà số lượng cán và kích thước lỗ bánh cán khác nhau. Thép cán trước khi vào Block được cắt đầu đuôi tại máy cắt số 2 nhằm loại bỏ những khuyết tật ở phần đầu và phần đuôi, mục đích là tạo sự ổn định trong quá trình cán thép trong Block.

Cán Block gồm 10 giá đặt ngiêng 450 so với mặt phẳng ngang, 5 giá cán đầu kích thước bánh cán là Φ212 x 72 mm, 5 giá tiếp theo kích thước bánh cán là Φ212 x 60 mm. Tùy theo từng loại sản phẩm cán mà số làn cán trong Block và kích thước lỗ bánh cán khác nhau. Sản phẩm đi ra khỏi Block dẫn tới hệ thống Quenching đối với thép thanh và dẫn tới hệ thống làm nguội đối với thép dây cuộn.

Đối với thép thanh: Cán thép thanh được chuyển tới hệ thống xử lý

nhiệt (Quenching ), rồi cắt phân đoạn với chiều dài phù hợp với chiều dài sàn nguội và bội số của đoạn thép thương phẩm. Sau đó, thép thanh sẽ được đưa lên sàn nguội để làm nguội tự nhiên, rồi cắt đoạn theo chương trình tự động được cài đặt (hoặc điều khiển bằng tay khi cần thiết). Sản phẩm được kiểm tra và phân loại, các thanh thép hợp cách được chuyển lên sàn thu thép thanh để đếm, đóng bó rồi nhập kho, còn các thanh không phù hợp được xếp riêng.

Đối với thép cuộn: Thép cán sau khi ra khỏi Block sẽ được đưa đến hệ

thống làm nguội, sau đó được gắn vào rôto của máy tạo vòng để tạo vòng rồi được dải đều trên sàn dải lăn để làm nguội. Cuối sàn dải lăn có hố thu cuộn, các cuộn thép sẽ tập chung và được chuyển tới máy buộc cuộn, sau đó bộ phận KCS kiểm tra các thông số của sản phẩm để phân loại, những sản phẩm đạt tiêu chuẩn sẽ được cân và nhập kho còn những sản phẩm không đủ tiêu chuẩn sẽ được xếp riêng.

Sơ đồ 02: Quy trình công nghệ sản xuất thép cán

Phôi Nung phôi

Cân, Nhập kho Cân, nhập kho Xử lý Ra lò Cán thô Cắt đầu, đuôi L1 Cán trung/ tinh Cắt đầu, đuôi L2 Cán Block Làm nguội dây Máy tạo vòng Sàn lăn dải Thu cuộn Kiểm tra Buộc cuộn Hồi lò Quenching Cắt phân đoạn Sàn nguội Cắt sản phẩm Kiểm tra Đếm, đóng bó Phân loại và xếp riêng Nạp phôi Kiểm tra

Lưu trình các bước sản xuất của Nhà máy được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 03: Sơ đồ công nghệ sản xuất sản phẩm.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Nhà máy Cán thép Thái Nguyên (Trang 39)