Tình hình sử dụng vốn qua việc sử dụng tài sản của Nhà máy.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Nhà máy Cán thép Thái Nguyên (Trang 54)

A: Nợ phải trả

2.2.2Tình hình sử dụng vốn qua việc sử dụng tài sản của Nhà máy.

2.2.2.1 Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Nhà máy

Để đánh giá tình hình sử dụng nguồn vốn qua hình thái tài sản thì ta phải biết được cơ cấu giữa tài sản và nguồn vốn của Nhà Máy.

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Chênh lệch 2008/2007

Chênh lệch 2009/2008

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %

I: Tổng tài sản 426.606.095 100 1.000.666.343 100 733.807.193 100 574.060.339 134,6 -266.859.149 -26,71: Tài sản lưu 1: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 69.532.654 16,3 565.023.082 56,5 317.052.840 43,2 495.490.519 712,6 -247.970.242 -43,9 2: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 357.073.441 83,7 435.643.261 43,5 416.754.353 56,8 78.569.820 22,0 -18.888.907 II: Tổng nguồn vốn 426.606.095 100 1.000.666.343 100 733.807.193 100 574.060.248 134,6 -266.859.150 -26,7 1: Nợ phải trả 355.523.413 3 3,4 561.711.868 56,1 541.663.540 73,8 206.188.455 58,0 -20.048.328 2: Nguồn vốn chủ sở hữu 71.082.682 6,66 438.954.475 43,9 192.143.653 26,2 367.871.793 517,5 -246.810.822 -56,2

Bảng 04: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn trong những năm 2007 – 2009

(Đơn vị tính: 1000 đồng) (Nguồn: Phòng kế toán tài chính)

TSLĐ và đầu tư ngắn hạn tăng từ năm 2007 so với năm 2008 là 495,490 tỷ đồng tức là 712,6% so với năm 2008. Đến năm 2009 do lượng hàng tồn kho giảm nên lượng TSLĐ và đầu tư ngắn hạn cũng giảm 247,970 tỷ đồng tức là giảm 43,9 % so với năm 2008. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản. Năm 2007 là 16,3% đến năm 2008 là 56,5%. Nhưng đến năm 2009 giảm xuống còn 43,2% so với năm 2008.

Trong khi đó TSCĐ và đầu tư dài hạn chiểm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, nă 2007 là 83,7%, năm 2008 giảm xuống còn 43,5%, năm 2009 là 56,8% trong tổng tài sản. TSCĐ và đầu tư dài hạn có xu hướng tăng 2008 so với năm 2007 là 78,569 tỷ đồng tức là tăng 22% so với năm 2007 do lượng đầu tư mua máy móc thiết bị, sửa chữa máy móc thiết bị sản xuất tăng qua 2 năm. Đến năm 2009 TSCĐ và đầu tư dài hạn lại có xu hướng giảm 18,888 tỷ đồng tức là giảm 4,3 % so với năm 2008, do lượng đầu tư vào máy móc thiết bị giảm so với năm 2008.

Hiệu quả sử dụng vốn tổng hợp

Trong quá trình sản xuất kinh doanh mỗi DN đều có một phương thức và hình thức kinh doanh khác nhau. Nhưng mục tiêu của họ vẫn là tạo ra được lợi nhuận cho mình và họ luôn luôn tìm cách để tối đa hoá lợi nhuận. Nhưng điều đó chỉ đạt được khi vốn của DN được quản lý và sử dụng một cách hợp lý. Vì vậy Nhà máy cần chú trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong Nhà máy. Vì nếu vốn được sử dụng một cách có hiệu quả sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tích luỹ vốn, mở rộng đầu tư cả về chiều rộng và chiều sâu để mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận cho Mhà máy. Hiệu quả sử dụng vốn của Nhà máy trong những năm gần đây được thể hiện qua bảng 05:

Bảng 05: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tổng hợp qua các năm 2007 – 2009

Chỉ tiêu Đơn vị

tính Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

So sánh( %) 08/07 09/08 1. Doanh thu thuần 1000 đồng 2.077.460.253 3.463.638.229 3.376.949.311 66,72 -2,50 2. Lợi nhuận trước thuế 1000 đồng 19.676.520 179.766.513 -75.160.069 813,61 -141,81 3. Vốn SXKD bình quân 1000 đồng 413.364.775 713.636.219 867.236.768 72,64 21,52 4. Vốn chủ sở hữu bình quân trong kì 1000 đồng 71.082.682 255.018.579 315.549.064 258,76 23,74 5. Hiệu suất sử dụng vốn (5 = 1 : 3 ) Lần 5,026 4,854 3,894 -3,43 -19,77 6. Suất hao phí vốn (6 = 3 : 1 ) Lần 0,199 0,206 0,257 3,55 24,64 7.Hệ số doanh lợi vốn sản xuất ( 7 = 2 : 3) Lần 0,048 0,252 -0,087 429,20 -134,40 8. Hệ số doanh lợi vốn chủ sở hữu (8 = 2 : 4 ) Lần 0,277 0.705 -0.238 154.65 -133.79

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)

Hiệu quả sử dụng vốn hay sức sản xuất của vốn là chỉ tiêu phản ánh một đồng vốn bỏ vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng giá trị sản lượng, doanh thu trong kì. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Hiệu quả sử dụng vốn của Nhà máy có xu hướng giảm dần, năm 2007 là 5,026 lần, năm 2008 là 4,854 lần giảm 3,43% so với năm 2007, năm 2009 là 3,894 lần đã giảm 19,77% so với năm 2008. Do trong giai đoạn này Nhà máy lượng vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh tăng nhưng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế giá thép trên thế giới giảm, mặt khác giá nguyên vật liệu tăng cao vì vậy doanh thu giảm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của Nhà máy.

Sức hao phí vốn chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng doanh thu tạo ra, doanh nghiệp phải hao phí bao nhiêu đồng vốn kinh doanh. Sức hao phí càng thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại. Sức hao phí vốn năm 2007 là 0,199 lần, năm 2008 là 0,206 lần tăng 3,55% so với năm 2007, năm 2009 là 0,257 lần tăng 24,64% so với năm 2008. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của Nhà máy đã giảm.

Hệ số doanh lợi vốn sản xuất cho biết số lợi nhuận được tạo ra trên 1 đồng vốn trong kì. Hệ số này càng lớn thì càng tốt. Hệ số doanh lợi vốn sản xuất năm 2007 là 0,048 lần, năm 2008 là 0,252 lần tức là tăng 429,2% so với năm 2007. Nhưng đến năm 2009 hệ số này giảm xuống là -0,087 lần tức là giảm 134,4% so với năm 2008. Chứng tỏ năm 2009 hiệu quả sử dụng vốn của Nhà máy thấp.

Hệ số doanh lợi vốn chủ sở hữu chỉ tiêu này cho biết lợi nhuận tạo ra trên 1 đồng vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Hệ số doanh lợi vốn chủ sở hữu năm 2007 là 0,277 lần, năm 2008 là 0,705 lần tức là tăng 154,65% so với năm 2007. Nhưng đến năm 2009 hệ số này giảm xuống là -0,238 lần tức là giảm 133,79% so

thấp. Hệ số doanh lợi giảm vào năm 2009 điều này không tốt cho hoạt động SXKD của Nhà máy.

2.2.2.2 Thực trạng sử dụng vốn qua tài sản cố định

TSCĐ là hình thái biểu hiện vật chất của vốn cố định. Vì vậy, để đánh giá tình hình sử dụng vốn cố định trước tiên ta phải đánh giá cơ cấu TSCĐ của Nhà máy để nắm được những nét sơ bộ về công tác đầu tư dài hạn, việc đảm bảo và phát triển năng lực sản xuất của Nhà máy.

• Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ:

Nhà máy Cán thép Thái Nguyên có tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp nên hiệu quả sử dụng tài sản cố định đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của Nhà máy. Nhà máy chủ yếu được đầu tư từ vốn ngân sách của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên cấp, vốn tự bổ sung …

Để quản lý tài sản cố định được chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế hoạch, thống kê và phân tích, để tính toán mở rộng đầu tư cũng như giúp cho việc tính toán khấu hao một cách chính xác, Nhà máy đã phân loại tài sản cố định thành: tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình.

Bảng 06: Cơ cấu tài sản cố định qua các năm 2007 – 2009.

(Đơn vị tính: 1000 đồng)

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chênh lệch 2008/2007

Chênh lệch 2009/2008 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % I: TSCĐ hữu hình đang

dùng 342.538.998 99,99 359.117.882 99,99 389.102.658 99,99 16.578.884 4,84 29.984.776 8,35 1.Nhà cửa, vật kiến

trúc 44.925.259 13,11 68.043.602 18,95 70.645.462 18,15 23.118.343 51,46 2.601.860 3,82 2. Máy móc thiết bị 284.405.788 83,03 276.369.394 76,96 281.912.481 72,46 -8.036.394 -2,83 5.543.087 2,00 3. Phương tiện vận tải,

truyền dẫn 12.597.431 3,68 14.234.552 3,96 35.766.715 9,19 1.637.121 12,99 21.532.163 151,26 4.Dụng cụ quản lý 610.520 0,17 470.334 0,14 778.000 0,21 -140.186 -22,96 307.666 65,41 II: Tài sản cố định vô

hình 15.199 0,01 15.199 0,01 15.199 0,01 0 0 0 0

Phần mềm máy tính 15.199 0,01 15.199 0,01 15.199 0,01 0 0 0 0

Tổng Tài sản cố định 342.554.197 100 359.133.081 100 389.117.857 100 16.578.884 4,84 29.984.776 8,35

Qua bảng 06: Tài sản cố định của Nhà máy tăng hàng năm: Năm 2008 tăng 16,578 tỷ đồng (4,84%) so cới năm 2007. Năm 2009 tăng 29,984 tỷ đồng (8,38%) so với năm 2008. Năm 2009 tăng mạnh so với năm 2008 cho thấy sự đầu tư đúng hướng của Nhà máy và sự đầu tư này là cần thiết để tạo nền móng cho Nhà máy phát triển và gia tăng năng lực sản suất kinh doanh của mình, sử dụng lượng phôi của các đơn vị thành viên cung ứng, mặt khác tăng sản lượng không những góp phần cung ứng sản lượng thép cán nóng cho Tổng Công ty mà còn cung cấp các sản phẩm thép ra ngoài thị trường và một số đơn vị nhỏ lẻ khác.

Tài sản cố định của Nhà máy chủ yếu là về máy móc thiết bị chiếm tỷ lệ trên 70% trong tổng TSCĐ của Nhà máy. Lượng máy móc thiết bị năm 2008 giảm 8,036 tỷ đồng ( 2,83%) so với năm 2007, đến năm 2009 tăng 5,543 tỷ đồng (2%).

Tài sản cố định vô hình chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản, chỉ chiếm 0,01% trong tổng TSCĐ của Nhà máy chủ yếu là phần mềm máy tính trong các văn phòng phục vụ cho công tác quản lý của Nhà máy, chủ yếu là phần mềm Bravô phục vụ cho phòng kế toán tài chính của Nhà máy.

Vậy với tỷ trọng máy móc thiết bị trong tổng giá trị TSCĐ của Nhà máy lớn đã khẳng định cơ cấu TSCĐ có xu hướng được cải thiện tốt hơn, phù hợp với đặc điểm của ngành. TSCĐ hữu hình đang dùng chiếm tỷ trọng lớn đến 99,99% cũng như giá trị lớn sẽ giúp gia tăng sản lượng sản xuất ra của Nhà máy và đáp ứng được những yêu cầu, nhiệm vụ của Nhà máy cũng như của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên đã đặt ra.

Khấu hao tài sản cố định

Chính vai trò quan trọng của vốn cố định đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy nên Nhà máy cần phải bảo toàn và phát triển vốn cố định, việc bảo toàn và phát triển vốn là yếu tố quan trọng để Nhà máy duy trì

và phát triển sản xuất, bổ sung cho tái sản xuất mở rộng. Việc trích khấu hao TSCĐ là một trong những cách để bảo toàn và phát triển vốn cố định.

Hiện nay Nhà máy đang sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng (khấu hao tuyến tính) thì TSCĐ của Nhà máy còn được sử dụng trong thời gian dài nữa, mặt khác do Nhà máy cũng mới bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2005 nên thời gian khấu hao TSCĐ còn dài. Điều này rất có lợi cho Nhà máy sau này vì số tiền trích khấu hao TSCĐ được tích lũy thành quỹ khấu hao TSCĐ. Đây là nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản để Nhà máy thực hiện tái sản xuất mở rộng TSCĐ, mua sắm, xây dựng TSCĐ. Quỹ khấu hao này sẽ được sử dụng linh hoạt khi có xuất hiện nhu cầu về vốn khác. Đây là nguồn huy động vốn bên trong của Nhà máy mà không phải trả chi phí sử dụng vốn.

Trong nền kinh tế thị trường cùng khoa học công nghệ phát triển hiện nay Nhà máy cần chú ý đến yếu tố trượt giá, TSCĐ bị hư hỏng trước thời hạn, hoặc lạc hậu quá thì quỹ khấu hao TSCĐ có thể sẽ không đủ bù đắp. Do đó để sử dụng có hiệu quả TSCĐ Nhà máy cần thường xuyên tiến hành bảo dưỡng trang thiết bị máy móc, có kế hoạch kiểm tra để đánh giá đúng giá trị của TSCĐ theo từng thời kì, từ đó có những biện pháp nhằm thu hồi lại vốn đầu tư cho TSCĐ ở mức cao nhất có thể.

Bảng 07: Khấu hao tài sản cố định năm 2007 – 2009

(Đơn vị tính: 1000 đồng)

Tài Sản

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Nguyên giá Khấu hao Giá trị còn

lại Nguyên giá Khấu hao

Giá trị còn

lại Nguyên giá Khấu hao

Giá trị còn lại Tổng Tài sản cố định 342.554.197 43.963.937 298.590.260 359.133.081 43.789.781 315.343.300 389.117.857 48.870.533 340.247.324 I: TSCĐ hữu hình đang dùng 342.538.998 43.948.738 298.590.260 359.117.882 43.774.582 315.343.300 389.102.658 48.855.334 340.247.324 1.Nhà cửa, vật kiến trúc 44.925.259 5.391.031 39.534.228 68.043.602 8.845.668 59.197.934 136.645.462 16.397.455 120.248.007 2. Máy móc thiết bị 284.405.788 36.972.752 247.433.036 276.369.394 33.164.327 243.205.067 215.912.481 28.068.623 187.843.858 3. Phương tiện vận tải, truyền dẫn 12.597.431 1.511.692 11.085.739 14.234.552 1.708.146 12.526.406 35.766.715 4.292.005 31.474.709 4.Dụng cụ quản lý 610.520 73.262 537.258 470.334 56.440 413.894 778.000 97.250 680.750 II: Tài sản cố định vô hình 15.199 15.199 0 15.199 15.199 0 15.199 15.199 0 Phần mềm máy tính 15.199 15.199 0 15.199 15.199 0 15.199 15.199 0

Qua bảng 07: Giá trị khấu hao của tổng TSCĐ của năm 2007 là 43,963 tỷ đồng, của năm 2008 là 43,789 tỷ đồng tức là đã giảm 0,174 tỷ đồng, trong đó máy móc thiết bị có giá trị khấu hao lớn do máy móc thiết bị có nguyên giá lớn nhất, giá trị khấu hao đã giảm từ 36,972 tỷ đồng vào năm 2007 xuống 33,164 tỷ đồng năm 2008. Điền này chứng tỏ Nhà máy đã có một lượng vốn quỹ khấu hao TSCĐ đã giảm qua 2 năm 2007 và 2008.

Đến năm 2009 vì Nhà máy đã mở rộng sản xuất kinh doanh nên lượng đầu tư vào do lượng đầu tư vào TSCĐ tăng lên nên lượng khấu hao cũng tăng từ 43,789 tỷ đồng năm 2008 lên 48,870 tỷ đồng năm 2009. Làm cho quỹ khấu hao TSCĐ ngày càng tăng. Đây là dấu hiệu tốt cho công cuộc đầu tư phát triển sản xuất trong những năm sau này của Nhà máy.

Như vậy từ năm 2007 – 2009 Nhà máy đã có nhiều cố gắng nhiều trong việc nâng cao năng xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh…Nhà máy đã thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình sử dụng TSCĐ nên đã có nhũng biện pháp sử lý kịp thời làm cho lượng đầu tư vào TSCĐ ngày càng tăng. Nhà máy đã sớm có những biện pháp kịp thời để sửa chữa, nâng cấp đầu tư TSCĐ sao cho phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ.

Hiệu quả sử dụng vốn cố định:

Nhà máy Cán thép Thái Nguyên có TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp nên hiệu quả sử dụng vốn cố định là một yếu tố quan trọng trong sản xuất kinh doanh của Nhà Máy nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sử dụng vốn cố định được thể hiện qua bảng 08: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 08: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định qua các năm 2007 - 2009 Chỉ tiêu Đơn vị tính

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

So sánh 08/07 09/08 1. Doanh thu thuần 1000 đồng 2.077.460.253 3.463.638.22 9 3.376.949.31 1 66,725 -2,503 2. Lợi nhuận trước thuế 1000 đồng 19.676.520 179.766.513 -75.160.069 813,609 -141,810 3.Vốn cố định bình quân 1000 đồng 341.590.034 350.843.639 374.125.469 2,709 6,636 4.Giá trị còn lại của TSCĐ 1000 đồng 298.590.260 315.343.300 340.247.324 5,611 7,897 5.Hiệu suất sử dụng vốn cố định (6=1:3) Lần 6,082 9,872 9,026 62,327 -8,570 6.Sức hao phí vốn VCĐ (7=3:1) Lần 0,164 0,101 0,111 -38,396 9,373 7.Tỷ lệ doanh lợi trên VCĐ (8=2:3) Lần 0,058 0,512 -0,201 789,513 -139,208 8.Tỷ lệ doanh lợi trên TSCĐ (9=2:4) Lần 0,066 0,570 -0,221 765,073 -138,750

Qua bảng 08:

Hiệu suất sử dụng vốn cố định cho biết 1 đồng vốn cố định bỏ vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Hệ số này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn cố định càng lớn. Hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2007 là 6,082 lần, năm 2008 là 9,872 lần tức là tăng 62,327% so với năm 2007. Đến năm 2009 hệ số này giảm xuống là 9,026 lần tức là giảm 8,57% so với năm 2008. Có sự giảm sút này là do doanh thu của Nhà máy trong năm 2009 giảm, mà lượng đầu tư vào TSCĐ lại tăng nên hiệu suất sử dụng vốn cố định trong năm 2009 giảm.

Sức hao phí vốn cố định chỉ tiêu này cho biết để tạo ra 1 đồng doanh

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Nhà máy Cán thép Thái Nguyên (Trang 54)