Đặc tính nuôi cấy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biện pháp bảo tồn quỹ gen virus dịch tả vịt nhược độc DP - EG - 2000 dạng tươi ở -86c (Trang 31)

1.3.4.1. Nuôi cấy trên phôi

Theo Nguyễn Như Thanh (2001), nuôi cấy virus trên màng niệu đệm hoặc xoang niệu mô của thai vịt ấp 12 ngày, thai sẽ chết sau 4-6 ngày với các bệnh tích xuất huyết trên da vùng lưng, rìa cánh, đầu; gan và quả tối có điểm xuất huyết và hoại tử. Một số phôi có biểu hiện phù, một số phôi có hiện tượng màng nhung niệu sưng dày.

Virus dịch tả vịt có thể cảm nhiễm với phôi ngỗng ấp 12 ngày tuổi và giết chết phôi sau 3-5 ngày. Virus cường độc dịch tả vịt ít mẫn cảm ở những lần cấy truyền đầu tiên trên phôi gà. Đối với phôi gà 9-10 ngày tuổi phải tiếp truyền virus sau ít nhất 12 đời liên tiếp virus mới thích nghi.

Qua nhiều lần cấy truyền virus trên phôi vịt, phôi gà độc lực của virus sẽ

giảm dần với vịt. Người ta sử dụng những chủng virus nhược độc này qua phôi gà, phôi vịt để chế tạo vacxin.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22

1.3.4.2. Nuôi cấy trên tế bào

Virus dịch tả vịt có thể nuôi cấy trên môi trường tế bào phôi vịt, phôi gà một lớp và gây ra biến đổi bệnh lý cho tế bào (Jansen, 1968). Burgess (1981) công bố virus dịch tả vịt có khả năng nhân lên trên loại tế bào xơ phôi vịt, xơ

phôi ngan, gan phôi ngan, xơ phôi gà. Theo Ronald Atlanasio thì không quan sát thấy biến đổi bệnh lý tế bào khi nuôi cấy virus trên tế bào thận lợn dòng PK 15,

tế bào WI-38, RD Hela, Hep-2, Vero, LleMK, BGM và BD (Trần Minh Châu,

1987).

Ở Việt Nam, khi nghiên cứu nuôi cấy virus cường độc trên tế bào xơ phôi vịt, sau 36 giờ có hiện tượng tế bào co tròn lại, thoái hoá và rụng khỏi thành bình tạo thành khoảng trống, xung quanh là những hợp bào (synciticum) như những dải đăng ten. Lớp tế bào này sẽ bị phá hủy hoàn toàn vào ngày thứ 4. Riêng đối với virus nhược độc chủng Jansen, virus rất thích ứng trên môi trường tế bào xơ

phôi gà. Chỉ sau 24 giờ nuôi cấy virus, tế bào đã bắt đầu có hiện tượng hủy hoại. Tế bào bị biến dạng, co tròn, phình to ra, tập trung thành từng đám và có thể

nhìn rõ dưới kính hiển vi quang học (Nguyễn Như Thanh, 2001).

Trong các bình nuôi cấy virus ở nồng độ loãng, có thể phát hiện được Plague (những ổ tế bào bị virus gây thoái hoá bằng cách nhuộm lớp tế bào với dung dịch fushin kiềm hoặc đỏ trung tính hoặc tím kết tinh (Nguyễn Lân Dũng, 1972). Nếu nhuộm bằng fushin kiềm trong vài giây, sẽ quan sát thấy Plague hiện ra trên nền đỏ, hình tròn, bờ không gọn và có đường kính 1-2 mm (Trần Minh Châu, 1987).

Theo Dardini và Hess (1968) Plague của virus dịch tả vịt cường độc hình tròn, to nhỏ không đều, có đường kính từ 1-8 mm. Plague của virus dịch tả vịt nhược độc thì đều hơn, có bờ gọn và sáng, đường kính là 3-4 mm. Nguyễn Như

Thanh (2001) mô tả, với các chủng virus nhược độc, Plague đều, gọn và sáng rõ, ở

ngày thứ 3 có đường kính 3 mm, sau 6 ngày là 4-7 mm và sau 14 ngày sẽ là 10 mm.

1.3.4.3. Nuôi cấy trên động vật thí nghiệm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23 với triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh. Ngoài vịt con có thể dùng ngan con, ngỗng con, gà con mới nở để gây bệnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biện pháp bảo tồn quỹ gen virus dịch tả vịt nhược độc DP - EG - 2000 dạng tươi ở -86c (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)