này trên phôi trứng gà dao động từ 10-4,50đến 10-5,16, trên phôi trứng vịt là từ 10- 4,22 đến 10-4,25, trên Glycerol 50% là từ 10-4,00 đến 10-4,40, trên tế bào xơ phôi gà là từ 10-5,00đến 10-5,31, trên tế bào xơ phôi vịt là từ 10-4,79đến 10-5,00. Như vậy, các môi trường này đều phù hợp cho việc bảo quản virus dịch tả vịt nhược độc DP-EG-2000.
3.5.2. Nghiên cứu chọn lọc phương pháp thích hợp để bảo quản virus dịch tảvịt nhược độc DP-EG-2000 vịt nhược độc DP-EG-2000
Chúng tôi sử dụng 3 phương pháp bảo quản virus dịch tả vịt nhược độc DP-EG-2000: Đông khô, lưu trữ dạng bệnh phẩm (gan phôi gà), lưu trữ dạng nước trứng. Sau 12 tháng bảo quản ở -860C, chúng tôi lấy mẫu kiểm tra chỉ số
ELD50.
Bảng 3.10. Kết quả kiểm tra chỉ số ELD50 của chủng virus dịch tả vịt nhược độc DP-EG-2000 sau 12 tháng bảo quản bằng những phương pháp khác
nhau ở -860C Phương pháp bảo quản Đợt kiểm tra Đông khô Lưu trữ dạng bệnh phẩm (gan phôi gà) Lưu trữ dạng nước trứng 1 10-5,00 10-5,44 10-5,31 2 10-5,31 10-5,00 10-5,67 Tổng hợp 10-5,16 10-5,22 10-5,49
Kết quả bảng 3.10 cho thấy sau 12 tháng bảo quản, chất lượng giống virus dịch tả vịt nhược độc DP-EG-2000 thông qua chỉ tiêu ELD50 không có biến động
đáng kể. Chỉ số này trên mẫu sử dụng phương pháp đông khô dao động từ 10-5,00
đến 10-5,31, trên mẫu sử dụng phương pháp lưu trữ dưới dạng bệnh phẩm từ 10-5,00
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58
5,67. Hay nói cách khác là hiệu quả bảo quản như nhau. Tuy nhiên phương pháp lưu trữ dưới dạng bệnh phẩm thường tốn diện tích và thời gian bảo quản không lâu so với 2 phương pháp còn lại. Mặt khác với phương pháp đông khô rất hiệu quả khi hỗn dịch virus được đóng vào ampoul, sau khi đóng được bảo quản ngay ở -860C cho đến khi sử dụng. Còn trong trường hợp đóng vào lọ thủy tinh có nắp như các dạng vacxin thương phẩm hiện nay thì khi chuyển từ nhiệt độ bảo quản -860C sang nhiệt độ bảo quản -200C sẽ gặp hiện tượng giãn nở không đều của nắp và lọ thủy tinh làm cho không khí có cơ hội xâm nhập vào trong ảnh hưởng đến chất lượng hỗn dịch kháng nguyên đông khô. Như vậy để đơn giản và phù hợp nhất với điều kiện nước ta hiện nay nên bảo quản hỗn dịch kháng nguyên dạng tươi (dạng nước trứng) ở -860C trong ampoul.
3.5.3. Nghiên cứu xác định thời gian bảo quản của hỗn dịch kháng nguyên chế từ chủng virus dịch tả vịt nhược độc DP-EG-2000