1.2.5.1. Biện pháp can thiệp
Bệnh dịch tả vịt là bệnh không chữa được. Tuy nhiên với đàn vịt mới chớm mắc vài con thì có thể can thiệp bằng cách vacxin nhược độc cho toàn đàn. Những vịt chưa bị nhiễm virus nặng sẽđược bảo hộ bằng hiện tượng cản nhiễm. Nếu tiêm sớm và kết hợp với chăm sóc đàn vịt tốt thì có thể cứu được tới 90% vịt (Trần Minh Châu, 1980). Nên tăng cường thêm các biện pháp chăm sóc bồi dưỡng nhằm tăng cường sức đề kháng cho vịt (sử dụng chất điện giải và vitamin).
Theo Archie Hunter (2002) nếu có ổ dịch xảy ra, vịt khoẻ mạnh có tiếp xúc với mầm bệnh phải được tiêm phòng vì vịt phát triển miễn dịch chỉ trong một ngày sau khi tiêm phòng.
1.2.5.2. Phòng bệnh * Vệ sinh phòng bệnh
Lê Hồng Mận (2005) khuyến cáo: Không chăn vịt, ngan, ngỗng từ nơi có nhiều nguồn nước chảy tới đểđề phòng sự lây nhiễm qua nguồn nước.
Phạm Quang Hùng (2003) nêu một số nguyên tắc phòng bệnh bằng vệ
sinh như sau:
- Chuồng trại vịt cách xa khu dân cư. Cổng trại phải có hố sát trùng (thường sát trùng bằng Chloramin 3%). Hạn chế người đi lại, người ra vào trại phải sát trùng giày dép, tay chân.
- Điều kiện nuôi dưỡng tốt, máng ăn, máng uống phải sạch sẽ. Thức ăn, nước uống phải vệ sinh. Thực hiện tiêu độc, sát trùng dụng cụ, chuồng trại giữa hai lứa vịt. Chú ý tiêu diệt chuột và các loài gặm nhấm quanh khu vực trại.
- Vịt mới mua về phải nuôi cách ly ít nhất 3 tuần lễ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19 -Vacxin vô hoạt:
Để vô hoạt virus dịch tả vịt, trước đây thường dùng hoá chất là formol, gần đây sử dụng chất BPC (β propiolactone). Tại Việt Nam đã chế thử vacxin vô hoạt như: vacxin dịch tả vịt gan máu glyxerin tím, vacxin formol gan. Theo OIE (2000) vacxin vô hoạt tạo được miễn dịch cho đàn vịt nhưng hiệu lực thấp hơn so với vacxin nhược độc, hiện nay vacxin vô hoạt chỉ sử dụng trong phòng thí nghiệm, chưa được áp dụng trong sản xuất.
- Vacxin nhược độc:
Ngày nay người ta thường sử dụng chủng virus vacxin là virus dịch tả vịt nhược độc thích nghi trên phôi vịt và virus dịch tả vịt chủng Jansen thích nghi trên phôi gà và trên nuôi tế bào Fibroblast phôi gà một lớp. Đây là 2 loại vacxin có độ an toàn cao và hiệu lực tốt, thời gian miễn dịch dài, sau khi tiêm vacxin 9 tháng vịt vẫn còn miễn dịch. Vacxin sử dụng an toàn với cả vịt con một ngày tuổi. Vacxin được chế biến dưới 2 dạng vacxin tươi và vacxin đông khô (Lê Hồng Mận, 1999).
- Với đàn vịt ở vùng dịch bị uy hiếp, cần tiêm phòng cho vịt con ngay sau khi vịt nở.
- Vịt nuôi thịt chỉ cần tiêm phòng 1 lần. Ở nơi không bị dịch uy hiếp, có thể tiêm phòng cho vịt vào lúc vịt từ 2-3 tuần tuổi.
- Theo Quyết định số 63/2005/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn việc tiêm phòng vacxin bắt buộc đối với bệnh dịch tả vịt gồm:
Đối tượng tiêm phòng: Vịt, ngan các lứa tuổi.
Phạm vi tiêm phòng: Các cơ sở chăn nuôi tập trung, chăn nuôi hộ gia đình trong phạm vi cả nước.
Tiêm phòng định kỳ mỗi năm 2 lần, tuỳ theo lứa tuổi.
Liều lượng, đường tiêm, gia cầm trong diện tiêm theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất vacxin.