Sức đề kháng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biện pháp bảo tồn quỹ gen virus dịch tả vịt nhược độc DP - EG - 2000 dạng tươi ở -86c (Trang 30)

Theo Nguyễn Như Thanh (2001), Virus mẫn cảm với ether, chloroform. Cồn 750 diệt vi khuẩn trong 5-30 phút. Ở 220C NaOH 2%, NH4OH 0,5% cũng diết chết virus sau 30 phút. Virus ổn định ở pH từ 5-10 và bất hoạt khi pH < 3 và pH> 10.

Virus đề kháng kém với sức nóng: virus bị diệt ở 300C sau 2 giờ, ở 700C sau 20 phút; 800C trong 5 phút. Trong điều kiện lạnh -100C đến -200C virus có thể tồn tại hàng năm. Làm đông khô các chất chứa virus như máu, tim, gan, màng nhung niệu của phôi trứng vịt có thể giữ virus nhiều năm mà không mất hiệu lực.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21 ngày (OIE, 2006), 5 ngày kể từ khi con vật cuối cùng chết vẫn có thể làm lây bệnh cho vịt khoẻ nếu nhốt nó vào chuồng cũ (Trần Minh Châu, 1987).

1.3.3. Độc lc

Đã xác định được một số chủng virus dịch tả vịt có độc lực khác nhau: Hà Lan có chủng O độc lực mạnh nhất, sau đó đến các chủng W59, W60, N (Jansen, 1968).

Việt Nam có chủng 769, 880 có độc lực mạnh nhất, sau đó là các chủng NH, NB, C, T (Trần Minh Châu, 1987).

Nguyễn Đức Hiền (2005) phân lập một chủng virus gây bệnh dịch tả vịt ở

Cần Thơ và cho biết chủng virus này có độc lực cao, có khả năng gây bệnh và gây chết vịt ở phòng thí nghiệm khi tiêm bắp với liều 103ELD50/ml.

Năm 2005, tác giả Nguyễn Ngọc Điểm cũng đã phân lập thành công chủng virus cường độc dịch tả vịt VG-2004. Qua bước đầu khảo sát đặc tính sinh học của chủng virus này tác giả cho biết virus dịch tả vịt chủng VG-2004 có độc lực mạnh hơn virus dịch tả vịt chủng 769 do tác giả Trần Minh Châu phân lập.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biện pháp bảo tồn quỹ gen virus dịch tả vịt nhược độc DP - EG - 2000 dạng tươi ở -86c (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)