Đặc điểm địa chất bãi cát ngầm của khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khảo sát, đánh giá trữ lượng và chất lượng cát ven biển Cà Mau (Trang 50)

Bãi cát ngầm nơi khu vực nghiên cứu nằm sâu bên dưới mực nước biển trung bình khoảng 5,0 m đến 10,0 m. Bãi cát ngầm có dạng dải kéo dài, chiều ngang hẹp và chiều dài lớn. Dải cát có địa hình dạng thấu kính “cồn”, phần trung tâm cao và giảm dần về phía hai bên hông. Bãi cát có phương song song với bờ biển đoạn Bồ Đề - Rạch Gốc.

4.3.1- Chiều dày

Qua tất cả các tuyến khoan thăm dò nơi bãi cát ngầm, có thể rút ra một số nhận xét về chiều dày của bãi cát ngầm, như sau:

- Bãi cát nằm giữa hai trũng sét ở hai bên hông. Trũng phía ngoài (về phía ra biển khơi) thường rộng và sâu hơn trũng phía trong (về phía bờ biển). Chiều dày của bãi cát ngầm khoảng 0,5-5,0 m, trung bình khoảng 2,0 m. Chiều dày này lớn hơn nhiều so với chiều dày của các bãi cát thủy triều ven bờ.

- Nơi có lớp cát dày nhất thường phân bố ở phần trung tâm của bãi và kéo dài theo phương của tuyến trục dọc của bãi. Chiều dày của lớp cát giảm dần sang hai bên hông theo phương vuông góc với trục dọc.

- Trong phạm vi khu vực bãi cát ngầm thường xuyên có nhiều sóng và đặc biệt là tạo nên dải nước đục. Có lẽ do sóng nhiều nên trong nước thường xuyên bị vẫn đục bởi các “bông bùn cát”. Màu sắc nước biển trên bãi cát sẫm hơn so với màu nước biển ở hai

bên dải cát. Đó cũng là các dấu hiệu nhận biết sự hiện diện của bãi cát ngầm này khi đi

Một phần của tài liệu Khảo sát, đánh giá trữ lượng và chất lượng cát ven biển Cà Mau (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w