Khai thác sử dụng cho cát san lấp

Một phần của tài liệu Khảo sát, đánh giá trữ lượng và chất lượng cát ven biển Cà Mau (Trang 128)

7.2.1.1- Bãi cát ven bờ

Đối với các khu vực cát đã thăm dò, nhìn chung cho thấy chất lượng chỉ ở mức trung bình và thấp, trữ lượng chung cũng nhỏ. Trong đó, hai khu vực có trữ lượng khá nhất là khu vực Hố Gùi và khu vực Giá Lồng Đèn nhưng cũng không lớn (dưới 1 triệu m3). Trữ lượng thấp hơn so với bãi cát Khai Long (12,3 triệu m3).

- Nhận định chung qua kết quả thăm dò, đánh giá cho thấy trữ lượng các bãi cát ven bờ đều nhỏ, diện phân bố khá rộng nhưng chiều dày lớp cát rất nhỏ. Nhiều nơi lớp cát phân bố không tập trung. Chiều dày chung của lớp cát trung bình chỉ khoảng 1,0 m trở lại và trải ra trên một diện tích rất rộng hay nói cách khác là lớp cát rất mỏng. Điều quan trọng hơn là mặc dù chất lượng cát đáp ứng được cho yêu cầu san lấp nhưng chất lượng cát nói chung là thấp, đặc biệt khi so sánh các chỉ tiêu chính với một số nơi khác. Nếu khai thác, bãi cát sẽ giảm hoặc mất đi một cách nhanh chóng.

- Đường bờ biển nơi các khu vực bãi cát này nói riêng và đoạn bờ biển Đông từ Gành Hào đến Rạch Gốc nói chung thuộc kiểu đường bờ biến động với quá trình xảy ra

Đề, với tốc độ xói lở bờ xảy ra rất lớn (30-50 m/năm). Khi khai thác cát nơi các khu vực thăm dò sẽ có những tác động tiêu cực đến môi trường là tăng nhanh tốc độ xói lở đường bờ biển, mất diện tích rừng ngập mặn, xâm nhập mặn,…

Trên các cơ sở này, chúng tôi đề nghị không nên tiến hành khai thác cát ở các khu vực ven bờ đã thăm dò.

7.2.1.2- Bãi cát ngầm

Bãi cát ngầm nói chung có trữ lượng cát lớn, nhưng chất lượng cát thường thấp so với nhiều nơi khác. Đây là bãi cát có nhiều tiềm năng cho sử dụng san lấp.

Một số đánh giá chung:

- Trữ lượng cát khoảng 88 triệu m3, đây là một tiềm năng khá lớn đối với tỉnh khan hiếm vật liệu cát như Cà Mau. Bãi cát ngầm có diện tích phân bố lớn, chiều dày cát cũng khá cao (2-3 m) và tập trung.

- Chất lượng cát thấp, thường thấp hơn cát của khu vực ven bờ.

- Tuy bãi cát ngầm ở khá xa bờ biển, có thể ít gây ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường ven bờ nhưng cũng cần đề phòng những biến động có thể khác. Nguồn gốc thành tạo bãi cát ngầm theo qui luật tự nhiên, đều xuất phát từ các vật liệu do cửa sông Cửu Long đưa ra và theo dòng triều (dòng đục) đưa xuống về phía tây nam để tích tụ lại thành các bãi ngầm. Tuy nhiên, hiện nay chưa đủ cơ sở để đánh giá được diễn biến sự bồi đắp này hoặc khôi phục lượng cát như thế nào khi lấy đi một lượng cát lớn nơi bãi ngầm.

- Bãi cát nằm khá xa bờ biển (15-20 km), độ sâu lớp cát dưới mực nước khá lớn (5- 10 m). Điều này cũng ảnh hưởng nhiều đến chi phí khai thác.

- Theo ý kiến của nhiều tác giả đã nghiên cứu cho rằng: cát ở đây có thể sử dụng để san lấp nền đường, điều kiện khai thác thuận lợi. Trong khi khắp dải ven biển Cà Mau rất hiếm cát phục vụ trong xây dựng thì các dải cát nói trên rất có ý nghĩa. Hơn nữa, cũng đã có nhiều nơi khác đã và đang khai thác nguồn cát tương tự như các bãi cát này.

Dựa theo các nhận định đánh giá trên, chúng tôi đề xuất khai thác cát nơi khu triển vọng của bãi cát ngầm để sử dụng cho san lấp nhưng chỉ ở mức thử nghiệm bước đầu

nhằm có thêm những cơ sở đề xuất cụ thể và chắc chắn hơn. Trong khu triển vọng, đề nghị tiến hành khai thác ưu tiên ở vị trí như đã đề nghị (H21). Ô ưu tiên khai thác là hình chữ nhật, phân bố ở “đỉnh cồn”, có diện tích 50 ha, chiều dày lớn (4,0-5,0 m), chất lượng khá.

Chất lượng cát của bãi cát ngầm nói chung qua số liệu phân tích đánh giá cho thấy có thể sử dụng được cho san lấp nhưng cần thử nghiệm thêm đối với các loại công trình sử dụng cho phù hợp như: sử dụng cho san nền hoặc san lấp mặt bằng dân dụng, sử dụng cho các công trình cấp thấp, các công trình không kiên cố hoặc bán kiên cố,… Sau thời gian sử dụng thực tế có thể đánh giá đầy đủ hơn về chất lượng cát này.

Sau một vài năm khai thác, có thể theo dõi, đánh giá mức độ phục hồi của cát hoặc biến động khác như địa hình, địa mạo và tác động môi trường nói chung có thể xảy ra để tránh những ảnh hưởng tiêu cực.

Ngoài ra còn phải tính toán chi phí giá thành cho khai thác vì điều kiện khai thác khó khăn hơn như: đường đi và vận chuyển xa, khó khăn, cát phân bố dưới sâu,…

- Chúng tôi đề nghị bước đầu chỉ khai thác cát san lấp thử nghiệm một khối lượng

nhỏ khoảng 100.000 m3/ năm. Mùa khai thác thuận lợi nhất là mùa khô, khoảng thời gian

từ tháng 2 đến tháng 4, biển yên lặng hơn hoặc ít động, việc đi lại, chuyên chở cát dễ dàng hơn. Khai thác cát cần kế hoạch và có giám sát chặt chẽ, vì đây là hoạt động có thể mang lại nhiều doanh thu, lợi nhuận, dễ dẫn đến tình trạng khai thác bừa bãi, quá mức cho phép. Sau một vài năm (qua nhiều mùa khác nhau), cần có khảo sát xem xét, đánh giá lại cụ thể về hiệu quả khai thác sử dụng theo nhiều yếu tố từ kinh tế xã hội đến môi trường. Sau khi đánh giá được hiệu quả về nhiều mặt, sẽ tăng dần lên lượng khai thác cát san lấp hàng năm. - Hãy xem tiềm năng trữ lượng của bãi cát ngầm này là nguồn cát dự trữ cho những trường hợp cấp thiết hoặc những công trình mang tính bức xúc cao. Có thể sử dụng nguồn dữ trữ này để ứng phó với giai đoạn tương lai liên quan đến biến đổi khí hậu và mực

biển dâng. Đối với tỉnh, mà đặc biệt là Cà Mau, chỉ có những bãi cát như bãi cát ngầm mới

có thể đáp ứng được những nhu cầu to lớn khi cần thiết.

- Cũng từ ý nghĩa này, chúng tôi thấy rằng nếu có điều kiện, tỉnh có thể đầu tư nghiên cứu thăm dò cụ thể thêm những bãi cát ngầm dạng này ở vùng biển xung quanh tỉnh, cũng như những “bãi cát lan” (phân bố gần bờ hơn) để nắm chi tiết và bổ sung về nguồn cát dự trữ.

Một phần của tài liệu Khảo sát, đánh giá trữ lượng và chất lượng cát ven biển Cà Mau (Trang 128)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w