Phục vụ công tác quản lý tài nguyên môi trường

Một phần của tài liệu Khảo sát, đánh giá trữ lượng và chất lượng cát ven biển Cà Mau (Trang 132)

Các kết quả nghiên cứu, khảo sát thăm dò các bãi cát ven bờ Giá Lồng Đèn đến Hố Gùi, cũng như bãi cát ngầm phía đông Hòn Khoai là cơ sở phục vụ cho công tác quản lý tài nguyên môi trường của các cơ quan Ban ngành liên quan và Chính quyền địa phương.

Các tài liệu thăm dò góp phần bổ sung vào nguồn tài nguyên khoáng sản của tỉnh. Đây cũng là cơ sở khoa học phục vụ cho nghiên cứu về các đối tượng tự nhiên khác trong vùng.

Kết quả đề tài cũng là cơ sở giúp cho công tác qui hoạch, khai thác sử dụng thực tiễn trong các lĩnh vực khác nhau có liên quan đến các bãi cát đã khảo sát thăm dò.

KẾT LUẬN

Sau thời gian dài nghiên cứu thăm đò, đề tài đã rất nỗ lực để đạt được những mục tiêu và nội dung đề ra. Trên cơ đó, đề xuất khai thác sử dụng các bãi cát một cách hợp lý và bảo vệ môi trường.

+ Về vị trí và phạm vi thăm dò gồm hai bãi cát: bãi cát ven bờ biển từ cửa Giá Lồng Đèn đến cửa Bồ Đề và bãi cát ngầm nằm ở phía đông bắc Hòn Khoai cách bờ biển Bồ Đề - Rạch Gốc khoảng 15-20 km. Diện phân bố không gian của các bãi cát, khu cát được xác định cụ thể qua mạng lưới khoan thăm dò và được định vị cụ thể bằng các toạ độ GPS ở từng vị trí lỗ khoan.

- Bãi cát ven bờ phân bố dọc bờ biển, có phương chung là đông bắc - tây nam. Bãi cát phân bố từ bờ ra phía biển khoảng một vài trăm mét đến khoảng gần 800 m. Chiều dài chung của bãi cát khoảng 9.946 m. Bãi cát ven bờ có 3 khu vực phân bố, gồm: khu vực Giá Lồng Đèn, khu vực Giá Cao và khu vực Hố Gùi. Khu vực Giá Lồng Đèn được chia thành 4 khu cát: Khu I và khu II nằm ở phía bắc cửa Giá Lồng Đèn; khu II và khu III nằm ở phía nam cửa Giá Lồng Đèn. Khu vực Giá Cao gồm có 3 khu cát: khu V và VI nằm ở phía bắc rạch Giá Cao và khu VII nằm ở phía nam rạch Giá Cao. Khu vực Hố Gùi gồm có 1 khu cát: khu VIII.

Riêng khu vực cửa Bồ Đề, diện phân bố cát rất ít, dạng rãi rác, chiều dày cát rất mỏng, hoặc không đáng kể. Ờ đây, chủ yếu là lớp bùn thủy triều. Do đó, khu vực thăm dò này không được đưa vào tính trữ lượng.

- Bãi cát ngầm phân bố dạng dải kéo dài khá liên tục theo phương đông bắc - tây nam, cách xa bờ biển Rạch Gốc - Bồ Đề khoảng 15-20 km về phía đông. Bãi cát ngầm có dạng thấu kính, địa hình dạng cồn, bề mặt lớp cát nằm dưới mực nước biển khoảng 5,0- 10,0 m. Chiều dài chung của bãi cát ngầm 27 km, chiều rộng khoảng 800-2.100 m. Diện tích đã khảo sát thăm dò nơi bãi cát ngầm là 4.406 ha. Bãi cát ngầm được chia thành 4 khu cát nằm kế tiếp nhau theo phương từ đông bắc xuống tây nam là: Khu A, khu B, khu C và khu D.

+ Về chất lượng cát nói chung cho thấy cát ven bờ (Giá Lồng Đèn, Giá Cao, Hố Gùi) có chất lượng trội hơn cát của bãi cát ngầm.

Chất lượng cát ở khu vực Giá Lồng Đèn: Khu I có hàm lượng trung bình các thành phần chính: cát 63,77 %; thạch anh 63,67 %; SiO2 78,58 %. Khu II: cát 73,63 %; thạch anh 57,88 %; SiO2 75,26 %. Khu III: cát 70,18 %; thạch anh 60,68 %; SiO2 65,77 %. Khu IV: cát 74,83 %; thạch anh 62,11 %; SiO2 64,72 %.

Chất lượng cát ở khu vực Giá Cao: Khu V có hàm lượng trung bình các thành phần chính: cát 73,07 %; thạch anh 60,60 %; SiO2 61,82 %. Khu VI: cát 75,43 %; thạch anh 61,67 %; SiO2 78,36 %. Khu VII: cát 70,08 %; thạch anh 59,31 %; SiO2 81,08 %.

Chất lượng cát ở khu vực Hố Gùi: Khu VIII có hàm lượng trung bình các thành phần chính: cát 68,84 %; thạch anh 60,43 %; SiO2 78,21 %.

Nói chung, chất lượng cát của các bãi cát ven bờ không thay đổi nhiều, … So với cát san lấp ở một số nơi, cát ở đây tương đối thấp hoặc trung bình.

Chất lượng cát của bãi cát ngầm được đánh giá theo 4 khu. Chất lượng cát khu A, gồm hàm lượng trung bình các thành phần chính: cát 62,52 %; thạch anh 63,65 %; SiO2 75,55 %. Chất lượng cát khu B: cát 63,06 %; thạch anh 59,51 %; SiO2 73,34 %. Chất lượng cát khu C: cát 64,58 %; thạch anh 60,14 %; SiO2 71,07 %. Chất lượng cát khu D: cát 63,94 %; thạch anh 59,58 %; SiO2 67,42 %.

Nhìn chung, chất lượng cát ở các khu trong bãi cát ngầm không thay đổi nhiều. So với cát san lấp ở một số nơi cho thấy chất lượng cát của bãi cát ngầm tương đối thấp, thấp hơn chất lượng cát của bãi cát ven bờ. Tuy nhiên, so với chất lượng cát ở khu vực Khai Long thì chất lượng các bãi cát đã thăm dò ở đây có phần trội hơn, nhất là về các thành phần khoáng vật thạch anh và hàm lượng silic.

+ Về trữ lượng cát cho thấy bãi cát ven bờ có qui mô nhỏ, chiều dày lớp cát mỏng, không tập trung. Ngược lại, bãi cát ngầm có qui mô khá lớn, chiều dày lớp cát lớn và tập trung.

Bãi cát khu vực Giá Lồng Đèn gồm có 4 khu (I, II, III và IV), chiều dài chung 3.780 m; chiều rộng 60-495 m; diện tích là 120,13 ha; chiều dày lớp cát 0,2-1,5 m, trung bình 0,55 m; trữ lượng chung là 655.926 m3. Bãi cát khu vực Giá Cao gồm có 3 khu (V, VI và VII), chiều dài chung 4.286 m, chiều rộng 76-357 m; diện tích 72,35 ha; chiều dày lớp cát 0,2-1,2 m, trung bình 0,46 m; trữ lượng chung là 330.071 m3. Bãi cát khu vực Hố Gùi, gồm: Khu VIII có chiều dài 1.880 m, chiều rộng 340-760 m, trung bình 498 m; diện tích 93,6 ha; chiều dày của lớp cát 0,2-5,0 m, trung bình 0,98 m; trữ lượng là 917.755 m3. Tính chung, bãi cát ven bờ có chiều dài 9.946 m; chiều rộng trung bình 288 m; diện tích

286,12 ha; chiều dày trung bình 0,66 m; tổng trữ lượng cát là 1.903.752 m3.

Bãi cát ngầm gồm có 4 khu cát. Khu A có chiều dài 3.860 m; chiều rộng trung bình khoảng 1.809 m; diện tích 698,1 ha; chiều dày lớp cát 0,5-4,0 m, trung bình khoảng 1,42 m; trữ lượng 9.913.134 m3. Khu B có chiều dài 8.500 m; chiều rộng trung bình khoảng 2.186 m; diện tích 1.851,52 ha; chiều dày 0,5-5,0 m, trung bình khoảng 2,43 m; trữ lượng là 45.154.102 m3. Khu C có chiều dài 8.200 m; chiều rộng trung bình khoảng 1.670 m; diện tích 1.369,4 ha; chiều dày 0,5-5,0 m, trung bình khoảng 2,01 m; trữ lượng là 26.524.940 m3. Khu D có chiều dài 6.500 m; chiều rộng trung bình khoảng 832 m; diện tích khu cát là 540,58 ha; chiều dày lớp cát 0,5-1,5 m; trung bình khoảng 1,13 m; trữ lượng là 6.108.616 m3. Tính chung, bãi cát ngầm có chiều dài 27.060 m; chiều rộng trung bình

1.650 m; tổng diện tích 4.466,29 ha; chiều dày trung bình khoảng 2,0 m; tổng trữ lượng 88.700.792 m3. Bãi cát ngầm có qui mô khá lớn.

Như vậy, tổng trữ lượng cát đã thăm dò chung cho bãi cát ven bờ và bãi cát ngầm trong vùng nghiên cứu là 90.604.544 m3.

Ngoài ra, khu triển vọng thuộc khu B nơi bãi cát ngầm cũng được xác định, gồm: chiều dài 2.480 m; chiều rộng trung bình 2.150 m; diện tích 533,2 ha; chiều dày trung bình 2,76 m; trữ lượng 14.716.320 m3.

+ Về nghiên cứu đề xuất khai thác sử dụng, đề tài đã đưa ra một số đề xuất tùy theo các kết quả nghiên cứu thăm dò và các đặc điểm tự nhiên của khu vực có liên quan.

- Vấn đề khai thác cát san lấp: các bãi cát ven bờ có trữ lượng nhỏ, chiều dày cát rất mỏng và đường bờ biển đang bị xói lở. Đường bờ biển nơi các khu vực bãi cát này nói riêng và đoạn bờ biển Đông từ Gành Hào đến Rạch Gốc nói chung thuộc kiểu đường bờ biến động với quá trình chủ yếu là xâm thực bào mòn. Khi khai thác cát nơi các khu vực này sẽ có những tác động tiêu cực đến môi trường là tăng nhanh tốc độ xói lở đường bờ biển, mất diện tích rừng ngập mặn, xâm nhập mặn,… Trên các cơ sở này, chúng tôi đề nghị không nên tiến hành khai thác cát ở các khu vực ven bờ.

Đối với bãi cát ngầm, đề xuất nên khai thác cát thử nghiệm bước đầu nơi khu triển vọng, với khối lượng khoảng 100.000 m3/năm. Sau thời gian thử nghiệm về khai thác sử dụng cát vào đối tượng thực tế và các biến động môi trường qua các mùa, có thể đánh giá đầy đủ hơn về tính hiệu quả chung. Nếu đạt được hiệu quả tốt về nhiều mặt, sẽ tăng dần lên lượng khai thác cát san lấp hàng năm. Ngoài ra, cũng nên xem tiềm năng trữ lượng của bãi cát ngầm này là nguồn cát dự trữ cho những trường hợp cấp thiết hoặc những công trình mang tính bức xúc cao. Có thể sử dụng nguồn dữ trữ này để ứng phó với giai đoạn tương

lai liên quan đến biến đổi khí hậu và mực biển dâng. Ngoài ra, tỉnh có thể đầu tư nghiên

cứu thăm dò thêm các bãi cát khác trong vùng ven biển xung quanh tỉnh để bổ sung đầy đủ hơn và phục vụ quản lý thiết thực đối với nguồn tài nguyên này.

- Về khai thác sử dụng nuôi trồng thủy sản, nên ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu phát

triển nuôi trồng thủy sản trên các bãi cát thủy triều ven bờ. Trong đó, có nuôi nghêu và

một số loài nhuyễn thể khác đang sinh sống trên bãi cát.

- Về khai thác sử dụng cho giải trí, du lịch, bước đầu có thể cải tạo, phát triển các khu vui chơi giải trí, du lịch ở qui mô nhỏ và mang ý nghĩa địa phương nơi khu vực cửa Giá Lồng Đèn và khu vực Hố Gùi. Tùy theo sự tiến triển cụ thể, sẽ có qui hoạch phát triển mở rộng hơn về sau.

+ Kết quả tài liệu của đề tài cũng là cơ sở giúp cho công tác quản lý tài nguyên môi trường được cụ thể và chặt chẽ hơn khi tiến hành qui hoạch khai thác sử dụng cũng như trong công tác bảo vệ môi trường.

Với kết quả thực hiện được của đề tài, các tác giả mong muốn sẽ mang lại hiệu quả thực tiễn và đáp ứng nhu cầu sử dụng của địa phương trong thời gian trước mắt cũng như về lâu dài. Một lần nữa, các tác giả chân thành cảm ơn các cấp lãnh đạo Tỉnh, Sở, Huyện, Xã, Bộ đội Biên phòng, Ban ngành,… của tỉnh Cà Mau và tất cả các cộng tác viên đã tham gia giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình thực hiện đề tài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1- Nguyễn Biểu và nnk, 1998. Tóm tắt báo cáo địa chất và khoáng sản vùng biển nông ven bờ (0-30 m nước) Cà Mau - Bạc Liêu. Tỉ lệ 1/50.000. Trung tâm địa chất khoáng sản biển - Cục địa chất và khoáng sản biển.

2- Tôn Thất Chiểu và tgk, 1991. Đất đồng bằng sông Cửu Long tỉ lệ 1/250.000. NXB nông nghiệp, Hà Nội.

3- Hồ Chín, Võ Đình Ngộ, 1989. Sơ đồ địa chất trầm tích kỷ Thứ Tư Bán Đảo Cà Mau. Nội san Đồng bằng sông Cửu Long (Chương trình 60-B). TP.Hồ Chí Minh.

4- Hồ Chín, Võ đình Ngộ và nnk, 1989. Sơ đồ địa chất trầm tích kỷ Thứ Tư vùng Bán Đảo Cà Mau, tỉ lệ 1/50.000. Chương trình 60-B. Trung Tâm Địa Học TP.HCM.

5- Nguyễn Văn Cử, 1991. Trùng Lỗ (Foraminifera) trong trầm tích vùng biển phía nam Việt Nam. Tài nguyên và môi trường biển. NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

6- Ngô Đức Cường và nnk, 1998. Báo cáo kết quả thăm dò cát san lấp trên lòng sông Hậu, tỉnh Cần Thơ. Công ty địa chất và khoáng sản, TP.HCM.

7- Nguyễn Đức Cự, 1991. Một số đặc điểm địa hóa trầm tích rừng ngập mặn ven biển miền bắc Việt Nam. Tài nguyên và môi trường biển. NXB khoa học và kỹ thuật Hà Nội.

8- Hà Quang Hải, Ma Công Cọ và nnk, 1988. Báo cáo công tác lập bản đồ dịa chất và tìm kiếm khoáng sản TP.HCM, tỉ lệ 1/50.000. Liên đoàn địa chất 6-Đoàn địa chất TP.HCM. 9- Đinh Văn Hiếu và nnk, 1998. Báo cáo địa chất khảo sát sét gạch ngói - cát san lấp, tỉnh Vĩnh Long. Công ty Địa chất và khoáng sản, TP.HCM.

10- Nguyễn Minh Hồng, 1999. Báo cáo thông tin kết quả điều tra khảo sát cát san lấp (đoạn từ cửa Bồ Đề đến Mũi Cà Mau). Công ty địa chất và khoáng sản (Geosimco).

11- Nguyễn Thanh Hùng và tgk, 2004. Điều tra, đánh giá các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội phục vụ bố trí sản xuất nông-lâm-ngư gnhiệp huệyn Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Phân Viện Địa lý tại TP.HCM.

12- Nguyễn Sinh Huy, Bùi Quang Phán, 1989. Vấn đề thủy văn, thủy lực vùng Bán Đảo Cà Mau. Nội san Đồng Bằng Sông Cửu Long (Chương trình 60-B). TP.Hồ Chí Minh.

13- Nguyễn Thị Ngọc Lan, 1994. Địa mạo trầm tích ứng dụng rừng sác Gia Định. Luận án phó tiến sĩ khoa học địa chất. Trường đại học Tổng Hợp TP.HCM.

14- Vũ Tự Lập, 1984. Điều tra tổng hợp về điều kiện tự nhiên và tài nguyên vùng cửa sông Cửu Long. Các báo cáo khoa học của chương trình điều tra tổng hợp vùng biển Thuận Hải- Minh Hải. Ủy Ban khoa học và kỹ thuật Nhà Nước, Hà Nội.

15- Ngô Trọng Lư, 1996. Kỹ thuật nuôi ngao-nghêu, sò huyết, trai ngọc. NXB Nông nghiệp, TP.HCM.

16- Đào Thị Miên, 1977. Tảo diatomae đặc trưng của trầm tích biển Holoxen ở khu vực TP.HCM. Tạp chí các khoa học về trái đất. Hà Nội.

17- Phùng Trung Ngân, Châu Quang Hiền, 1987. Rừng ngập nước ở Việt Nam. NXB Giáo Dục, TP.HCM.

18- Võ Đình Ngộ, Đoàn Sinh Huy, Nguyễn Siêu Nhân, 1991. Báo cáo công trình thăm dò tìm kiếm và đánh giá sơ bộ trữ lượng các mỏ than bùn tỉnh Kiên Giang. Trung Tâm khai thác và chế biến than bùn. Phân Viện khoa học Việt Nam tại TP.HCM.

19- Võ Đình Ngộ, Nguyễn Siêu Nhân và tgk, 1994. Địa chất trầm tích kỷ Thứ Tư hai huyện Nhà Bè - Cần Giờ, TP.HCM. Phân viện Địa Lý tại TP.HCM.

20- Võ Đình Ngộ, Trần Mạnh Trí, Nguyễn Siêu Nhân, 1997. Than bùn ở miền nam Việt Nam và sử dụng than bùn trong nông nghiệp. NXB nông nghiệp, TP.HCM.

22- Võ Đình Ngộ, Nguyễn Siêu Nhân, 2001. Bước đầu tìm hiểu về sự hình thành và phát triển giồng ở ĐBSCL. Phân Viện Địa Lý tại TP.HCM.

23- Nguyễn Siêu Nhân, Võ Đình Ngộ và tgk, 2001. Địa chất trầm tích Holoxen huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. UBND tỉnh Cà Mau.

24- Nguyễn Siêu Nhân, Võ Đình Ngộ và tgk, 2001. Địa chất trầm tích Holoxen huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. UBND tỉnh Cà Mau.

25- Nguyễn Siêu Nhân, Võ Đình Ngộ và tgk, 2002. Thăm dò, đánh giá trữ lượng, chất lượng, đề xuất giải pháp khai thác và xu thế diễn biến bãi cát khu vực Mũi Cà Mau (từ Xóm Mũi đến Kinh 5). Phân viện Địa lý tại TP.HCM.

26- Trần Kim Thạch, 1993. Huyện Cần Giờ nhìn từ khía cạnh tự nhiên và môi trường. Sơ khảo huyện Cần Giờ, TP.HCM. NXB khoa học xã hội, Hà Nội.

27- Trần Kim Thạch, 1984. Biên hội dịa chất trầm tích có bổ sung vùng ĐBSCL. Chương trình 60-02.

28- Nguyễn Ngọc Trân, 1990. Đồng Bằng Sông Cửu Long : Tài nguyên-môi trường-phát triển (Chương trình 60-02). TP.Hồ Chí Minh.

29- Allen, P., 1964. Sedimentological models. Journal of sedimentary Petrology, V.34, No.2, p : 289-293.

30- Céruse, J., 1980. Sédimentation dans le Delta du Mékong. Esquisse réalisée d'après

Một phần của tài liệu Khảo sát, đánh giá trữ lượng và chất lượng cát ven biển Cà Mau (Trang 132)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w