Thủy triều

Một phần của tài liệu Khảo sát, đánh giá trữ lượng và chất lượng cát ven biển Cà Mau (Trang 44)

Dọc theo bờ biển của ĐBSCL, có hai dạng thủy triều cơ bản. Từ Vũng Tàu đến Mũi Cà Mau, thủy triều thuộc loại bán nhật triều, trong đó triều lên và triều xuống 2 lần trong một ngày. Biên độ triều là từ 3 - 4 m. Từ Mũi Cà Mau đến Hà Tiên thuộc loại nhật triều, trong đó triều lên và triều xuống một lần trong một ngày. Biên độ triều nhỏ hơn biên độ triều ở biển Đông, khoảng 1 m. Thủy triều lên xuống làm thay đổi hướng dòng chảy ở các nhánh sông. Thủy triều khi truyền vào sông thì bị ảnh hưởng của hình thái lòng sông và nước sông từ thượng nguồn đổ về. Khi triều lên, dòng triều chảy ngược, nước sông bị đẩy ngược lên thượng lưu. Khi triều xuống, mực nước biển hạ thấp, dòng chảy xuôi ra biển với tất cả lượng nước dồn ứ nên tốc độ lớn hơn tốc độ bình thường ở cửa sông.

Ở ĐBSCL, một điều rõ ràng là dòng nước của sông Tiền và sông Hậu đều bị ảnh hưởng đáng kể của dòng triều. Trong mùa khô, chiếm khoảng 6 - 7 tháng, dòng nước bị ảnh hưởng của dòng triều đến mãi tận Phnom Penh và Kongpong Cham (Campuchia). Ở khoảng cách biển 50 - 100 km, dòng triều trong sông có thể đạt đến tốc độ 0,75 - 2,0 m/s. Ở những đoạn sông xa biển hơn (khoảng 200 - 250 km), dòng triều chảy ngược vẫn có thể quan sát thấy với tốc độ lớn nhất khoảng 0,5 m/s. Tuy nhiên, trong mùa mưa, nước sông cao, ảnh hưởng của dòng triều không lên đến quá Sa Đéc.

Ở ngoài khơi phía trước các cửa sông lớn của ĐBSCL, hướng chung của dòng triều gần song song với bờ biển. Khi triều lên, hướng của dòng triều từ đông bắc đến tây

nam. Khối lượng nước chảy vào vịnh Thái Lan. Khi triều xuống, hướng của dòng triều là từ tây nam đến đông bắc. Khối lượng nước chảy từ vịnh Thái Lan ra.

Gần các cửa sông, hướng của dòng triều có thay đổi. Dòng triều chảy về hướng tây bắc khi triều lên và chảy theo hướng ngược lại khi triều xuống.

Khác với hải lưu gió, khối nước chỉ ảnh hưởng đến một độ sâu nhất định, ở dòng triều, ảnh hưởng của khối nước đến tận đáy biển. Do đó, dòng triều vừa có vai trò xâm

thực vừa có vai trò vận tải rất lớn. Dọc theo các bờ biển thẳng, dòng triều thường có sức

vận tải kém. Nó đưa các vật liệu trầm tích vào bờ hay vận tải các vật liệu ra khỏi bờ. Tuy nhiên, trong các vịnh hay các cửa sông lớn, khối nước ngọt cộng thêm với khối nước dâng cao do thủy triều, nên nước chảy ra nhanh hơn nước chảy vào. Vì vậy, với các vịnh hay các

Một phần của tài liệu Khảo sát, đánh giá trữ lượng và chất lượng cát ven biển Cà Mau (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w