III. Nội dung cơ bản về triết học của các chương trong tác phẩm 1.Lời tựa cho hai lần xuất bản.
7. Chương 5: Cuộc cách mạng cận đại trong khoa học tự nhiên và chủ nghĩa duy tâm triết học Tr 347 436.
- Chương này cũng gồm 8 tiết: 1. Khủng hoảng của vật lý học hiện đại. 2. Vật chất tiêu tan mất.
3. Có thể nào quan niệm vận động mà lại không có vật chất không? 4. Hai phái vật lý học hiện đại và phái duy linh luận của nước Anh. 5. Hai phái vật lý học hiện đại và chủ nghĩa duy tâm Đức.
6. Hai phái vật lý học hiện đại và chủ nghĩa tín ngưỡng của Pháp. 7. Một nhà “vật lý học duy tâm” người Nga.
83 Xem Lênin toàn tập, Nhà xuất bản Tiến Bộ, Mát-xcơ-va, 1980, Tập 18, trang 234-235.
84 Xem Lênin toàn tập, Nhà xuất bản Tiến Bộ, Mát-xcơ-va, 1980, Tập 18, trang 248-249.
85 Xem Lênin toàn tập, Nhà xuất bản Tiến Bộ, Mát-xcơ-va, 1980, Tập 18, trang 253-254.
86 Xem Lênin toàn tập, Nhà xuất bản Tiến Bộ, Mát-xcơ-va, 1980, Tập 18, trang 264.
8. Thực chất và ý nghĩa chủ nghĩa duy tâm “vật lý học”.
- Trong chương này, Lênin bàn về cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên. Ông phê phán chủ nghĩa duy tâm vật lý, vạch ra nguyên nhân của cuộc “khủng hoảng vật lý” - mà thực chất của cuộc khủng hoảng này là sự đảo lộn của những quy luật cũ và những nguyên lý cơ bản, sự gạt bảo thực tại khách quan bên ngoài ý thức, tức là sự thay thế chủ nghĩa duy vật bằng chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa bất khả tri88 - và vạch ra lối thoát cho cuộc khủng hoảng này.
- Lênin khái quát những thành tựu mới trong vật lý học, phê phán chủ nghĩa Makhơ đã lợi dụng những thành tựu đó để chống lại chủ nghĩa duy vật. Chủ nghĩa Makhơ “chỉ gắn liền độc một trường phái trong độc một ngành của khoa học tự nhiên hiện đại... Điểm quan trọng, nó gắn liền với trường phái ấy
không phải ở chỗ nó khác tất cả các khuynh hướng khác và tất cả các hệ thống nhỏ của triết học duy tâm,
mà là ở chỗ nó giống với chủ nghĩa duy tâm triết học nói chung”89. Lênin kết luận: “Toàn bộ chủ nghĩa duy
tâm vật lý học, toàn bộ triết học kinh nghiệm phê phán, cũng như thuyết kinh nghiệm tượng trưng, thuyết kinh nghiệm nhất nguyên, v.v., đều thuộc những thứ cặn bã phải vứt bỏ đi”90 của vật lý học hiện đại đang đẻ ra chủ nghĩa duy vật biện chứng.
- Lênin làm giàu thêm lý luận nhận thức mác-xít về chân lý khách quan, về tính tuyệt đối và tương đối của chân lý, quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, vũ trang cho các nhà khoa học tiến bộ phương pháp biện chứng duy vật mà họ cần phải đi theo để đạt tới những đỉnh cao mới trong khoa học. Lênin viết: “Tất cả các chân lý cũ của vật lý học, kể cả những chân lý trước kia được coi là bất di bất dịch và không thể bác bỏ được, đều tỏ ra là những chân lý tương đối; như vậy có nghĩa là không thể có một chân lý khách quan nào không phụ thuộc vào nhân loại. Đó là lập luận không những của toàn bộ học thuyết của Makhơ, mà cũng là của toàn thể chủ nghĩa duy tâm “vật lý học” nói chung nữa. Chân lý tuyệt đối được cấu thành từ tổng số những chân lý tương đối đang phát triển; chân lý tương đối là những phản ánh tương đối đúng của một khách thể tồn tại độc lập đối với nhân loại; những phản ánh ấy ngày càng trở nên chính xác hơn; mỗi chân lý khoa học, dù là có tính tương đối, vẫn chứa đựng một yếu tố của chân lý tuyệt đối, - tất cả những luận điểm ấy đều là hiển nhiên đối với bất cứ ai đã nghiên cứu kỹ cuốn “Chống Đuy Rinh” của Ăngghen, nhưng lại rất khó hiểu đối với nhận thức luận “hiện đại”91... Vật thể không phải là ký hiệu của cảm giác, mà cảm giác là ký hiệu (hay nói cho đúng hơn là hình ảnh) của vật thể. “Sự phát triển của vật lý học gây ra một cuộc đấu tranh thường xuyên giữa giới tự nhiên không ngừng cung cấp tài liệu, với cái lý tính không ngừng nhận thức”. Giới tự nhiên là vô tận cũng như những hạt nhỏ nhất của nó (kể cả điện tử) đều là vô tận, nhưng lý tính cũng biến một cách vô tận “vật tự nó” thành “vật cho ta”. “Cuộc đấu tranh giữa thực tại với quy luật vật lý học sẽ tiếp diễn một cách vô tận; cứ mỗi quy luật mà vật lý học xây dựng nên thì thực tại sớm muộn sẽ thẳng tay bác bỏ, - bác bỏ bằng sự kiện; nhưng vật lý học sẽ không ngừng tu sữa, cải biến và làm phức tạp thêm cái quy luật đã bị bác bỏ”. Đó sẽ là một bản trình bày hoàn toàn đúng về chủ nghĩa duy vật biện chứng nếu tác giả kiên quyết khẳng định sự tồn tại của thực tại khách quan ấy không lệ thuộc vào loài người”92... Nếu lý luận vật lý học ngày càng trở nên tự nhiên thì như thế có nghĩa là một “tự nhiên”, một thực tại mà lý luận ấy “phản ánh”, vẫn tồn tại một cách không phụ thuộc vào ý thức của chúng ta, - đó chính là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng”93.