Chương 6: Chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán và chủ nghĩa duy vật lịch sử Tr 437 500.

Một phần của tài liệu giao trinh tac pham kinh dien Mac Angghen Lenin (Trang 55)

III. Nội dung cơ bản về triết học của các chương trong tác phẩm 1.Lời tựa cho hai lần xuất bản.

8.Chương 6: Chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán và chủ nghĩa duy vật lịch sử Tr 437 500.

500.

- Chương này gồm 5 tiết:

1. Cuộc ngao du của các nhà kinh nghiệm phê phán Đức trong lĩnh vực khoa học xã hội.

88 Xem Lênin toàn tập, Nhà xuất bản Tiến Bộ, Mát-xcơ-va, 1980, Tập 18, trang 318.

89 Lênin toàn tập, Nhà xuất bản Tiến Bộ, Mát-xcơ-va, 1980, Tập 18, trang 375.

90 Lênin toàn tập, Nhà xuất bản Tiến Bộ, Mát-xcơ-va, 1980, Tập 18, trang 388.

91 Lênin toàn tập, Nhà xuất bản Tiến Bộ, Mát-xcơ-va, 1980, Tập 18, trang 383.

92 Lênin toàn tập, Nhà xuất bản Tiến Bộ, Mát-xcơ-va, 1980, Tập 18, trang 386-387.

2. Bôgơđanốp sửa chữa và phát triển C. Mác như thế nào?. 3. Những “cơ sở của triết học xã hội” của Xuvôrốp.

4. Các đảng phái trong triết học và các nhà triết học không đầu não. 5. Extơ Hecken và Extơ Makhơ.

- Chương này, Lênin tập trung phê phán chủ nghĩa duy tâm chủ quan Makhơ về những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực xã hội, và làm phong phú thêm chủ nghĩa duy vật biện chứng của C.Mac và F.Enghen. Đứng trên lập trường “muốn biết kẻ thù của mình, thì phải đến xứ sở của kẻ thù”94, Lênin đã trích dẫn khá dài những phê phán của phái Makhơ đối với chủ nghĩa Mác và khẳng định “tạp chí triết học của R.Avênariut thì quả là một xứ sở kẻ thù đối với những người mác-xít”95, đồng thời Lênin đã phân tích những lý lẽ của họ:

“Lý lẽ thứ nhất: Mác là một “nhà siêu hình học” không hiểu “sự phê phán những khái niệm” nhận thức luận, và không xây dựng được một nhận thức luận tổng quát nhưng đã đơn giản đưa chủ nghĩa duy vật vào trong “nhận thức luận đặc biệt” của ông ta... - tất cả những người theo phái Makhơ ở Nga đều buộc tội chủ nghĩa duy vật đã sa vào “siêu hình học”, hay nói cho đúng hơn, họ đã lặp lại những lý sự cùn của những người theo thuyết Can-tơ, của những môn đồ của Hi-um, của những người duy tâm chống lại “siêu hình học” duy vật.

Lý lẽ thứ hai: Chủ nghĩa Mác cũng siêu hình như khoa học tự nhiên (sinh lý học). Cả ở đây nữa, “sai lầm” là ở về phía Makhơ và Avênariut, ...

Lý lẽ thứ ba: chủ nghĩa Mác tuyên bố “cá nhân” là một lương không đáng kể, quantité négligeable; nó coi con người là một cái gì “ngẫu nhiên”, phải tuân theo những “quy luật kinh tế nội tại” nào đó; nó không phân tích des Gefundenen, cái mà chúng ta thấy, cái mà chúng ta cảm biết,... Lý lẽ này lặp lại

nguyên xi cái vòng những quan niệm về sự “phối hợp về nguyên tắc” của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán,

nghĩa là của cái thủ thuật duy tâm của lý luận của Avênariut. Blây (một đại biểu của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán) hoàn toàn có lý khi ông ta nói rằng Mác và Ăngghen không hề thừa nhận những điều vô lý duy tâm ấy, và một khi đã thừa nhận những điều vô lý đó thì tất nhiên phải vất bỏ toàn bộ chủ nghĩa Mác, bắt đầu từ những nguồn gốc của nó, từ những tiền đề triết học cơ bản nhất của nó.

Lý lẽ thứ tư: lý luận của Mác là “phi sinh vật học”, nó không hiểu gì về những “sự khác nhau về sinh hoạt” và về những trò chơi tương tự như vậy về những thuật ngữ sinh vật học cấu thành cái “khoa học” của vị giáo sư phản động Avênariut. - Xét theo quan điểm của học thuyết Makhơ thì lý lẽ của Blây là đúng, vì cái vực thẳm giữa lý luận của Mác và những đồ chơi “sinh vật học” của Avênariut thật quá rõ rệt...

Lý lẽ thứ năm: tính đảng, tính thiên vị trong lý luận của Mác, tính thiên kiến trong những giải pháp của Mác. Toàn bộ chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, chứ không riêng gì Blây, đều tự cho mình là không có tính đảng phái cả trong triết học lẫn trong khoa học xã hội. Họ không theo chủ nghĩa xã hội, mà cũng không theo chủ nghĩa tự do. Họ không phân biệt những khuynh hướng căn bản và đối lập nhau trong triết học, tức là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, mà cố gắng vượt lên trên những khuynh hướng ấy...

“Lý lẽ” thứ sáu: những lời chế diễu chân lý “khách quan”. Blây đã hiểu ngay tức khắc, và hiểu hoàn toàn đúng, rằng chủ nghĩa duy vật lịch sử và toàn bộ học thuyết kinh tế của Mác hoàn toàn thấm nhuần sự thừa nhận chân lý khách quan. Và Blây đã diễn tả đúng những khuynh hướng của học thuyết Makhơ và Avênariut khi ông ta bác bỏ, “ngay từ đầu”, chủ nghĩa Mác chính vì chủ nghĩa này công nhận chân lý khách quan; khi ông ta tuyên bố ngay tức khắc rằng thật ra học thuyết Mác không có một cái gì khác, ngoài những quan điểm “chủ quan” của Mác ra”96.

94 Lênin toàn tập, Nhà xuất bản Tiến Bộ, Mát-xcơ-va, 1980, Tập 18, trang 393.

95 Lênin toàn tập, Nhà xuất bản Tiến Bộ, Mát-xcơ-va, 1980, Tập 18, trang 393.

“Trong những cuộc ngao du xã hội học của Blây, Pết-txôn-tơ và Makhơ, người ta chỉ thấy có sự ngu xuẩn vô cùng của một anh phi-li-xtanh đang vui sướng phô bày những đồ cũ rích nhất, được che đậy bằng một thuật ngữ “mới” và một sự hệ thống hóa “mới”, “có tính chất kinh nghiệm phê phán”. Những lời nói quanh co đượm màu tự phụ, những mánh khóe khổ công suy luận theo tam đoạn luận, món triết học kinh viện tế nhị, - nói tóm lại, người ta hiến cho chúng ta vẫn một nội dung phản động, vẫn dưới một chiêu bài sặc sỡ, trong xã hội học cũng như trong nhận thức luận”97.

- Lênin phê phán Bôgơđanốp (thuộc phái Makhơ) đem sinh hoạt xã hội quy thành hoạt động của ý thức, của tâm lý, lẫn lộn một cách duy tâm giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Bôgơđanốp viết: “Chúng tôi đã chỉ ra rằng những hình thức xã hội đều thuộc về một loại rất rộng gồm những sự thích ứng sinh vật học. Nhưng như vậy thì, chúng tôi vẫn chưa xác định phạm vi của những hình thức xã hội: muốn thế, phải xác định không những loại, mà cả giống nữa... Trong cuộc đấu tranh để sống còn, con người, chỉ có nhờ vào ý thức, mới có thể liên hợp lại với nhau được: không có ý thức thì không có đời sống xã hội. Bởi vậy cho nên

đời sống xã hội, trên tất cả biểu hiện của nó, chỉ là đời sống của tâm lý có ý thức... Tính xã hội không thể

tách rời ý thức. Tồn tai xã hội và ý thức xã hội, căn cứ theo nghĩa chính xác của các từ ngữ ấy là đồng

nhất”98. Lênin chỉ rõ: “Dù cho cái nghĩa mà Bôgơđanốp đã gán cho những từ “tồn tại xã hội” và “ý thức xã

hội”, là “chính xác” đi nữa thì vẫn có một điều chắc chắn là câu của ông ta (mà chúng tôi đã trích dẫn ở trên) là sai... Mưu toan của Bôgơđa nốp sửa chữa và phát triển Mác một cách khó nhận thấy được, “theo tinh thần của những nguyên lý cơ bản của Mác”, là một sự xuyên tạc hiển nhiên những cơ sở duy vật ấy, theo tinh thần của chủ nghĩa duy tâm. Phủ nhận điều đó thì thật là buồn cười”99.

- Lênin nêu lên nguyên lý mác-xít về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, trong đó tồn tại xã hội quyết định đối với ý thức xã hội và ý thức xã hội có tính độc lập tương đối của nó đối với tồn tại xã hội. “Tồn tại xã hội và ý thức xã hội không phải là đồng nhất, cũng như nói chung, tồn tại và ý thức không phải là đồng nhất. Con người, khi liên hệ với nhau, đều xử sự với tư cách là những sinh vật có ý thức, nhưng hoàn toàn không thể do đó mà kết luận rằng ý thức xã họi là đồng nhất với tồn tại xã hội. Trong tất cả những hình thái xã hội ít nhiều phức tạp, và nhất là trong hình thái xã hội tư bản, con người, khi liên hệ với nhau, đều không có ý thức về những mối quan hệ xã hội giữa họ với nhau, hoặc về những quy luật chi phối sự phát triển của những quan hệ ấy, v.v.. Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, đó là học thuyết của Mác. Hình ảnh có thể phản ánh vật thể một cách gần đúng, nhưng ở đấy mà nói về sự đồng nhất thì vô lý. Nói chung, ý thức phản ánh tồn tại, đó là một nguyên lý chung của toàn bộ chủ nghĩa duy vật, và không thể không nhìn thấy mối liên hệ trực tiếp và mật thiết giữa nguyên lý ấy với nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử cho răng ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội”100. “Chủ nghĩa duy vật nói chung thừa nhận rằng tồn tại thực tại khách quan (vật chất) là không phụ thuộc vào ý thức, cảm giác, kinh nghiệm, v.v., của loài người. Chủ nghĩa duy vật lịch sử thừa nhận rằng tồn tại xã hội không phụ thuộc vào ý thức xã hội của loài người. Trong hai trường hợp đó, ý thức chỉ là phản ánh của tồn tại, nhiều lắm thì cũng chỉ là một phản ánh gần đúng (ăn khớp, chính xác một cách lý tưởng). Trong cái triết học ấy của chủ nghĩa Mác, đúc bằng một khối thép duy nhất, người ta không thể vất bỏ một tiền đề cơ bản nào, một phần chủ yếu nào, mà không xa rời chân lý khách quan, không rơi vào sự dối trá của giai cấp tư sản”101.

- Lênin nêu lên tính đảng trong triết học và phê phán các triết gia tư sản muốn đứng “lên trên” các đảng phái triết học. Theo Lênin, triết học bao giờ cũng là tiếng nói của một giai cấp, nó đấu tranh và bảo vệ quyền lợi, lợi ích của một giai cấp nhất định. Triết học Mác là tiếng nói của giai cấp công nhân, nó đấu tranh và bảo vệ cho lợi ích chính đáng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. “Giả mạo chủ nghĩa Mác một cách ngày càng tinh vi, dùng các học thuyết phản duy vật để giả làm chủ nghĩa Mác một cách

97 Lênin toàn tập, Nhà xuất bản Tiến Bộ, Mát-xcơ-va, 1980, Tập 18, trang 399.

98 Lênin toàn tập, Nhà xuất bản Tiến Bộ, Mát-xcơ-va, 1980, Tập 18, trang 399.

99 Lênin toàn tập, Nhà xuất bản Tiến Bộ, Mát-xcơ-va, 1980, Tập 18, trang 400-401.

100 Lênin toàn tập, Nhà xuất bản Tiến Bộ, Mát-xcơ-va, 1980, Tập 18, trang 400.

ngày càng tinh vi, đó là đặc điểm của chủ nghĩa xét lại hiện đại trong kinh tế chính trị cũng như trong các vấn đề sách lược và triết học nói chung, trong nhận thức luận cung như trong xã hội học”102.

Một phần của tài liệu giao trinh tac pham kinh dien Mac Angghen Lenin (Trang 55)