Trích yếu lịch sử khoa học (Tr 29 0 316)

Một phần của tài liệu giao trinh tac pham kinh dien Mac Angghen Lenin (Trang 64)

III. Nội dung cơ bản về triết học của các chương trong tác phẩm 1.Những sơ thảo đề cương [31 36]

10. Trích yếu lịch sử khoa học (Tr 29 0 316)

F.Enghen chỉ ra phải nghiên cứu sự phát triển tuần tự của từng ngành khoa học tự nhiên và khẳng định: “ngay từ đầu, sự phát sinh và phát triển của các ngành khoa học đã do sản xuất quy định”. Sản xuất vật chất là cơ sở nền tảng của mọi chế độ xã hội trong mọi giai đoạn phát triển của lịch sử, đồng thời giữ vai trò quyết định đối với sự hình thành và phát triển của mọi ngành khoa học.

F.Enghen trình bày khái quát sự phát triển của khoa học từ thời cổ đại cho đến thế kỷ XVIII và khẳng định vai trò quyết định của sản xuất đối với sự ra đời và phát triển của khoa học.

- Đoạn “quan niệm của những người cổ đại về tự nhiên”, F. Enghen tóm tắt những quan niệm mộc mạc chất phác của các nhà triết học thời cổ đại về giới tự nhiên và linh hồn.

- Đoạn “Sự khác nhau giữa tình hình hồi cuối thời cổ đại vào khoảng những năm 300 và tinh hình hồi cuối thời kỳ trung cổ, năm 1453” F.Enghen nhận xét một số mặt về sự phát triển văn hóa cuối thời trung cổ so với cuối thời cổ đại.

- Đoạn “Lấy trong lĩnh vực lịch sử . Những sáng chế” F.Enghen ghi lại thời gian của một số sáng chế.

- Đoạn “Lấy trong lĩnh vực lịch sử” F.Enghen đánh giá cao tính chất cách mạng của khoa học tự nhiên hiện đại và đã chia ra các giai đoạn phát triển của khoa học tự nhiên hiện đại:

+ Giai đoạn đầu bắt đầu từ thời phục hưng và kết thúc với sự thống trị của cơ học cổ điển của Niutơn. Đây là giai đoạn khoa học tự nhiên nghiên cứu từng lĩnh vực riêng biệt, tách rời nhau; nghiên cứu tự nhiên trong trạng thái không có lịch sử trong thời gian.

+ Giai đoạn thứ hai, sự phát triển của khoa học tự nhiên bắt đầu từ Cant và Lapơlátxơ. Đây là giai đoạn khoa học tự nhiên đi vào nghiên cứu sự thâm nhập, chuyển hoá lẫn nhau giữa các lĩnh vực; nghiên cứu sự vận động phát triển của giới tự nhiên từ thấp đến cao.

- Đoạn “Rút bỏ ra khỏi tập Ludwig Feuerbach”, F.Enghen đánh giá các thành tựu của khoa học tự nhiên đầu thế kỷ XIX, đặc biệt là ba phát kiến vĩ đại: Học thuyết tế bào của bốn nhà khoa học Gôriannhicốp (người Nga), Puckin (người Tiệp), Sơlâyđen và Savanơ (người Đức); Học thuyết về bảo toàn và chuyển hoá năng lượng của Rô-bét May-e; và học thuyết tiến hoá của Đac-uyn. Những phát hiện đó đã chứng minh giới tự nhiên là một hệ thống những mối liên hệ và các quá trình, và chúng là cơ sở của “quan điểm duy vật về giới tự nhiên”. F.Enghen khẳng định: “Thế giới quan duy vật chỉ có nghĩa là sự hiểu biết về giới tự nhiên y như nó đã biểu hiện ra, không thêm thắt gì ở ngoài vào”.

Một phần của tài liệu giao trinh tac pham kinh dien Mac Angghen Lenin (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w