Phần 2: Kinh tếchính trị học (Tr 20 7 360; 24 3 422).

Một phần của tài liệu giao trinh tac pham kinh dien Mac Angghen Lenin (Trang 45)

III. Nội dung cơ bản về triết học của các chương trong tác phẩm

3. Phần 2: Kinh tếchính trị học (Tr 20 7 360; 24 3 422).

Trong phần này F.Enghen tập trung bàn về kinh tế chính trị, tuy vậy trong 4 chương đầu ông bàn nhiều đến triết học. Chính thế, về phương diện triết học chỉ tập trung nghiên cứu ở bốn chương đầu.

3.1. Đối tượng và phương pháp. Tr 207 -224; 245 - 264

F.Enghen phê phán phương pháp duy tâm, phi lịch sử, siêu hình của Đuy Rinh trong nghiên cứu kinh tế-chính trị. Đồng thời F.Enghen vạch ra các phương pháp đúng đắn trong nghiên cứu kinh tế chính trị là:

- F.Enghen chỉ ra đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị và khẳng định không có môn kinh tế- chính trị chung cho tất cả các nước và cho tất cả các thời đại. Kinh tế-chính trị là một khoa học có tính chất lịch sử, vì vậy nó phải được nghiên cứu một cách lịch sử cụ thể.

- Phải nghiên cứu kinh tế-chính trị trong mối quan hệ tác động qua lại giữa các mặt sản xuất, trao đổi, phân phối.

- Phải xem xét phương thức sản xuất hiện thời trong mối quan hệ với phương thức sản xuất cũ, phải xem xét nó trong quá trình phát triển, phải dự kiến về phương thức sản xuất mới.

- Phải xem xét phương thức sản xuất trong quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất và con đường giải quyết các mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

III.2 Lý luận về bạo lực. Tr 224 - 234; 265 - 276

- Ở đây F.Enghen chỉ ra bạo lực chỉ là phương tiện, kinh tế mới là mục đích của mỗi cuộc cách mạng, Sự thay thế xã hội này bằng xã hội khác là do nguyên nhân kinh tế chứ không do nguyên nhân bạo lực. Chính sự phát triển của kinh tế đã quyết định sự thay thế các chế độ chính trị thối nát cũ bằng chế độ chính trị mới cho phù hợp với kinh tế. Bạo lực chỉ là phương tiện, còn kinh tế là mục đích. Quan điểm này của F.Enghen là nhằm phê phán quan niệm cuả Đuy Rinh cho rằng bạo lực và chính trị quyết định kinh tế.

III.3 Lý luận về bạo lực (tiếp theo) Tr 235 - 247; 277 - 290

Ở đây F.Enghen tiếp tục bàn về vai trò quyết định của kinh tế đối với bạo lực. F.Enghen chỉ ra, quân đội, vũ khí, tổ chức biên chế, chiến lược, chiến thuật trong quân đội... nói chung là các công cụ bạo lực đều do kinh tế quyết định.

3.4. Lý luận về bạo lực (hết) Tr 247 - 262; 291 - 307

Chương này F.Enghen phê phán quan niệm của Đuy Rinh khi ông ta cho rằng con người thống trị tự nhiên là kết quả của việc con người thống trị con người. Đó là quan điểm phi lịch sử hoàn toàn do Đuy Rinh tưởng tượng ra.

- F.Enghen chỉ ra hai nguồn gốc của giai cấp là sự phát triển của sản xuất và chế độ tư hữu để khẳng định giai cấp ra đời là do nguyên nhân kinh tế, do sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định. F.Enghen cũng chỉ ra giai cấp ra đời là do lực lượng sản xuất phát triển đến một trình độ nhất định thì giai cấp cũng sẽ mất đi khi lực lượng sản xuất phát triển đến trình độ cao do nền đại công nghiệp tạo ra.

- F.Enghen vừa chỉ ra sự quyết định của kinh tế đối với bạo lực, đồng thời ông cũng chỉ ra sự tác động trở lại của bạo lực đối với kinh tế theo hai hướng tích cực và tiêu cực. Trong trường hợp bạo lực không phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thì nó sẽ chống lại sự phát triển của kinh tế và khi đó sự phát triển của kinh tế sẽ tự mở đường đi. Trong trường hợp bạo lực phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thì bạo lực sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển.

- F. Enghen kết luận “bạo lực là bà đỡ cho mọi xã hội cũ đang thai nghén một xã hội mới trong lòng; Bạo lực la công cụ mà sự vận động xã hội dùng để thắng và đập tan tành những hình thức chính trị cứng đờ và chết”(Tr 307).

Một phần của tài liệu giao trinh tac pham kinh dien Mac Angghen Lenin (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w