Phần 3: Chủ nghĩa xã hội (Tr 36 1 462; 42 3 556)

Một phần của tài liệu giao trinh tac pham kinh dien Mac Angghen Lenin (Trang 46)

III. Nội dung cơ bản về triết học của các chương trong tác phẩm

4. Phần 3: Chủ nghĩa xã hội (Tr 36 1 462; 42 3 556)

Trong phần này F.Enghen tập trung phê phán quan niệm của Đuy Rinh về chủ nghĩa xã hội và đưa ra một số quan niệm của chủ nghĩa Mác về chủ nghĩa xã hội. Về triết học F.Enghen nói nhiều ở chương 1

và chương 2. Chính thế những nội dung về phương diện triết học ở phần này chỉ tập trung nghiên cứu ở chương 1 và đi sâu nghiên cứu nó ở chương 2.

4.1. Tiểu luận về lịch sử (361 - 376; 425 -445)

Trong chương này F.Enghen chỉ ra nguyên nhân sự xuất hiện chủ nghĩa xã hội không tưởng là do chủ nghĩa tư bản phát triển còn thấp, những nhân tố cho sự xuất hiện một xã hội mới bộc lộ chưa rõ, buộc con người phải sáng tạo ra chủ nghĩa xã hội từ trí tưởng tượng của họ.

Ở đây, F.Enghen phê phán Đuy Rinh là không tưởng về chủ nghĩa xã hội, bởi lẽ Đuy Rinh đã xây dựng một hệ thống xã hội mới xuất phát từ đầu óc của mình mà thôi, mà không xuất phát từ những quan hệ hiện thực. Lý luận về chủ nghĩa xã hội như vậy chỉ là thứ lý luận không tưởng mà thôi.

4.2 Tiểu luận về lý luận (376 - 401; 446 - 480)

- Trong chương này F.Enghen chỉ ra sản xuất là cơ sở của đời sống xã hội, nó quyết định mọi mặt của đời sống xã hội. Nguyên nhân của mọi hiện tượng xã hội suy cho cùng là ở phương thức sản xuất chứ không phải ở đầu óc con người. Chính thế phải tìm nguyên nhân cuối cùng của các hiện tượng trong đời sống xã hội ở phương thức sản xuất chứ không phải từ đầu óc con người.

- F.Enghen cũng chỉ rõ mâu thuẫn cơ bản trong xã hội tư bản là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá cao với chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất mà biểu hiện về xã hội là mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản; mâu thuẫn giữa tính có tổ chức trong từng xí nghiệp với tình trạng vô chính phủ trong toàn xã hội. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đang vận động trong hai hình thức biểu hiện đó.

- F.Enghen cũng khẳng định tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội. Theo F.Enghen dưới chủ nghĩa xã hội xu hướng vận động phát triển của nhà nước là nhà nước tự tiêu vong. F.Enghen chỉ ra giai cấp vô sản phải giành lấy chính quyền nhà nước và biến tư liệu sản xuất thành sở hữu xã hội, phải đii đến xoá bỏ mọi sự phân biệt giai cấp và đối lập giai cấp, phải xoá bỏ nhà nước về phương diện nhà nước. F.Enghen cũng chỉ ra điều kiện để xoá bỏ giai cấp, điều kiện để cho nhà nước tự tiêu vong là thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.

KẾT LUẬN:

Tác phẩm “Chống Đuy Rinh” của F.Enghen là sự tổng kết sự phát triển của chủ nghĩa Mác trong vòng 30 năm (1848 - 1878). Cuốn sách không chỉ vạch rõ và bảo vệ những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác mà còn đề xuất một loạt những vấn đề mới có tính nguyên tắc về lý luận cách mạng bằng cách khái quát những vấn đề mới mẻ của thực tiễn và các thành tựu mới của khoa học. Theo F.Enghen thì cuốn sách là “một cuốn khái luận có tính chất bách khoa về các quan niệm của chúng tôi về các vấn đề triết học, khoa học tự nhiên và lịch sử”. Những luận điểm F.Enghen chống lại lý luận của Đuy Rinh là những bài học kinh nghiệm quý báu giúp chúng ta trong cuộc đấu tranh chống lại các triết thuyết duy vật tầm thường mới của thời hiện đại.

Câu hỏi ôn tập:

1- Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của tác phẩm “Chống Đuy Rinh” của F.Enghen?

2- Những khái quát của F.Enghen trong tác phẩm “Chống Đuy Rinh” về sự phát triển của lý luận về chủ nghĩa xã hội từ không tưởng đến khoa học?

3- Những khái quát của F.Enghen trong tác phẩm “Chống Đuy Rinh” về lịch sử phát triển của hai phương pháp siêu hình và biện chứng trong lịch sử triết học; vai trò của phép biện chứng duy vật?

4- Những phê phán của F.Enghen trong tác phẩm “Chống Đuy Rinh” đối với chủ nghĩa tiên nghiệm của Đuy Rinh?

5- Những phê phán của F.Enghen trong tác phẩm “Chống Đuy Rinh” về quan niệm của Đuy Rinh về vận động và những quan niệm của F.Enghen về mối quan hệ giữa vật chất và vận động, giữa vận động và đứng im?

6- Những quan điểm của triết học Mác được F.Enghen vạch ra trong tác phẩm “Chống Đuy Rinh” về nhận thức, về chân lý, về đạo đức, về bình đẳng và về tự do?

7- Những luận điểm cơ bản của F.Enghen trong tác phẩm “Chống Đuy Rinh” về tính khách quan, tính phổ biến của mâu thuẫn, của sự tích luỹ dần dần về lượng sẽ dẫn đến sự biến đổi về chất và ngược lại, và của quá trình phủ định của phủ định trong thế giới?

GIỚI THIỆU TÁC PHẨM “CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ CHỦ NGHĨA KINH NGHIỆM PHÊ PHÁN” CỦA V. I. LÊNIN PHÊ PHÁN” CỦA V. I. LÊNIN

(Đăng ở Lênin toàn tập - tập 18 - Nxb Tiến Bộ - Tiếng Việt - Mátxcơva 1978, Tác phẩm in riêng cùng tên do nhà xuất bản Sự Thật - Hà Nội xuất bản 1960) I. Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của tác phẩm.

- Tác phẩm này được Lênin viết năm 1908 và xuất bản lần đầu tiên năm 1909, tái bản lần thứ hai năm 1920. Lênin trực tiếp viết lời tựa cho hai lần xuất bản trên. Ở Việt Nam tác phẩm này lần đầu tiên được dịch ra tiếng Việt và xuất bản năm 1960. Hiện nay đã tái bản lần hai và được đăng trong tập 18 của bộ Lênin toàn tập.

- Lúc cuốn sách ra đời, ở Nga khoa học tự nhiên, nhất là vật lý học đã đưa lại những biến đổi cách mạng trong sự hiểu biết tự nhiên. Những phát hiện mới của vật lý và những kết luận của nó đã bác bỏ nhiều khái niệm cũ của khoa học tự nhiên, đồng thời bác bỏ quan niệm siêu hình máy móc về hình thức cơ bản của vật chất và vận động, nhiều nhà khoa học tự nhiên đã trượt dài từ chủ nghĩa duy vật máy móc, siêu hình đến chủ nghĩa tương đối hoài nghi rồi dẫn đến thế giới quan duy tâm, gây ra một cuộc khủng hoảng về thế giới quan trong vật lý.

- Lúc này chủ nghĩa duy tâm mà nhất là chủ nghĩa Makhơ đã lợi dụng những thành tựu của khoa học tự nhiên, nhất là của vật lý học để giải thích triết học một cách duy tâm chủ quan và bác bỏ chủ nghĩa duy vật.

- Sau khi F.Enghen mất (1895), bọn cơ hội phản bội chủ nghĩa Mac, theo chủ nghĩa Makhơ viện cớ bảo vệ chủ nghĩa Mac để chống lại chủ nghĩa Mac. Nhằm bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mac trong đó có triết học Mac, Lênin đã khái quát những thành tựu quan trọng của khoa học mà trước hết là khoa học tự nhiên sau F.Enghen mất, giáng một đòn mạnh mẽ vào tất cả những bọn phản bội lý luận mác-xít bằng chính tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”.

Một phần của tài liệu giao trinh tac pham kinh dien Mac Angghen Lenin (Trang 46)

w