Ăng-ghe n Lut vích Phơbách sự cáo chung của triết học cổ điển Đức Nhà xuất bản Sự Thậ t Hà Nội 196 9 Trang 5,6,7.

Một phần của tài liệu giao trinh tac pham kinh dien Mac Angghen Lenin (Trang 25)

III. Những nội dung cơ bản của tác phẩm.

24 Ăng-ghe n Lut vích Phơbách sự cáo chung của triết học cổ điển Đức Nhà xuất bản Sự Thậ t Hà Nội 196 9 Trang 5,6,7.

sử lâu dài của khoa học đang tiến từ trình độ hiểu biết thấp lên trình độ hiểu biết cao hơn, nhưng không bao giờ không còn cái gì để làm.

Điều này không chỉ xảy ra trong nhận thức mà còn xảy ra trong mọi lĩnh vực. Trong lịch sử cũng không bao giờ đạt đến trạng thái tận cùng hoàn thiện hoàn toàn lý tưởng của loài người. Mỗi giai đoạn lịch sử đều là tất yếu, và do đó là chính đáng trong thời đại và trong những điều kiện đã sản sinh ra nó, song trong những điều kiện mới đang phát triển cao hơn nó sẽ trở nên không có giá trị và không chính đáng. Với phương pháp biện chứng không có cái gì là tối hậu, là tuyệt đối, là thiêng liêng cả. Nó chỉ ra tính quá độ của mọi sự vật và trong mọi sự vật đối với nó. Không có cái gì tồn tại ngoài quá trình không ngừng của sự hình thành và của sự tiêu vong, của sự tiến triển vô cùng tận từ thấp đến cao mà bản thân nó cũng chỉ là sự phản ánh đơn thuần quá trình đó vào trong bộ óc đang tư duy.

F.Enghen viết: “Nhưng ý nghĩa chân thực, và tính chất cách mạng của triết học Hêghen (ở đây chúng ta phải giới hạn trong việc khảo sát triết học Hêghen coi như là sự kết thúc của sự phát triển triết học từ Can tơ tới nay), chính là ở chỗ nó đã vĩnh viễn chấm dứt mọi quan niệm về tính chất cuối cùng của những kết quả của những tư tưởng và hành động của con người. Theo Hêghen, chân lý mà triết học phải nhận thức, không còn là sự gom góp những nguyên lý giáo điều đã có sẵn, những nguyên lý mà người ta chỉ có việc học thuộc lòng, một khi đã tìm ra nó; từ nay chân lý nằm trong bản thân quá trình nhận thức, trong sự phát triển lịch sử lâu dài của khoa học đang tiến từ trình độ hiểu biết thấp lên trình độ hiểu biết cao hơn, song không bao giờ lại đi đến chỗ do tìm ra được cái gọi là chân lý tuyệt đối nên khoa học không còn có thể tiến xa hơn được nữa, không còn gì mà làm nữa ngoài việc khoanh tay đứng ngắm một cách kinh ngạc cái chân lý tuyệt đối đã tìm ra được. Điều đó xảy ra trong nhận thức triết học cũng như trong mọi nhận thức khác và cả trong lĩnh vực hoạt động thực tiễn nữa. Không hơn gì nhận thức, lịch sử cũng không bao giờ có thể đạt tới một sự hoàn thành cuối cùng trong một trạng thái lý tưởng toàn thiện toàn mỹ của loài người; một xã hội toàn thiện toàn mỹ, một nhà nước toàn thiện toàn mỹ, đó là những cái có thể tồn tại trong sự tưởng tượng mà thôi; trái lại, tất cả những chế độ xã hội nối tiếp nhau trong lịch sử chỉ là những giai đoạn tạm thời trong sự phát triển vô cùng tận của xã hội loài người đi từ thấp lên cao. Mỗi giai đoạn đều là tất yếu, và do đó có lý do tồn tại trong thời đại và trong những điều kiện mà nó ra đời; song trước những điều kiện mới, cao hơn, những điều kiện đang dần dần phát triển ở ngay trong lòng của nó, nó sẽ trở nên không vững chắc và mất hết lý do tồn tại của nó; nó buộc phải nhường chỗ cho giai đoạn cao hơn, giai đoạn này đến lượt nó cũng sẽ đi đến chỗ suy tàn và diệt vong.”25

- Tính hạn chế của triết học Heghen là một hệ thống triết học duy tâm bảo thủ, giáo điều. Hệ thống đó mâu thuẫn gay gắt với phép biện chứng. Theo Heghen, ý niệm tuyệt đối tự tha hóa thành tự nhiên, sau đó lại trở về với bản thân nó trong tinh thần - tức trong tư duy và lịch sử. Đỉnh cao của phát triển là nhân loại nhận thức được ý niệm tuyệt đối ấy. Đỉnh cao ấy đã đạt được trong triết học của Heghen. Tức triết học của Heghen đều là những chân lý tuyệt đối. Theo Heghen sự phát triển xã hội đạt đến điểm tận cùng trong chính thể quân chủ đại nghị dựa trên những đẳng cấp xã hội.

Những kết luận đó của Heghen đã làm cho hệ thống triết học của ông hoàn toàn mâu thuẫn với phương pháp biện chứng của chính ông. Triết học của ông, mặt cách mạng của học thuyết Hêghen đã bị đè bẹp bởi sự trưởng thành quá khổ của mặt bảo thủ của nó. Theo F.Enghen thì hạn chế đó của Hêghen là do Hêghen chưa thoát khỏi cái đuôi phi-li-xtanh (con người tầm thường, dung tục), Hêghen là một Giuy-pi-te (người tài giỏi phi thường ví như tượng thần Giuy-pi-te ở Ô-lanh-pơ - một trong bảy kỳ quan của thế giới) nhưng không bao giờ trút bỏ được tính chất phi-li-stanh. Có nghĩa là không thể bắt Hêghen làm cái điều mà đương thời Hêghen chưa đặt ra.

F.Enghen viết: “Dù cho Hêghen đã nhấn mạnh, nhất là trong cuốn Lôgic học của ông rằng chân lý vĩnh viễn chẳng qua chỉ là bản thân quá trình lôgic, và do đó, là bản thân quá trình lịch sử, nhưng Hêghen lại buộc phải gán cho quá trình ấy một điểm tận cùng, chính là vì ông ta phải kết thúc hệ thống của ông bằng một cái gì. Trong quyển Lôgic học, ông ta lại có thể làm cho điểm tận cùng đó thành một điểm bắt

đầu vì ở đây, cái điểm tận cùng tức là ý niệm tuyệt đối - ý niệm đó sở dĩ tuyệt đối, chỉ là vì ông ta tuyệt đối không biết nói gì về nó cả, - “tự tha hoá đi” (tức là chuyển hoá) thành tự nhiên, và về sau trở lại về với bản thân nó trong tinh thần, tức là trong tư duy và trong lịch sử. Nhưng ở điểm tận cùng toàn bộ triết học, muốn quay trở lại điểm bắt đầu như thế thì chỉ có một biện pháp duy nhất: tức là phải giả định rằng điểm tận cùng của lịch sử là ở chỗ: Nhân loại đã đạt tới chính sự nhận thức ý niệm tuyệt đối ấy và tuyên bố rằng sự nhận thức ấy về ý niệm tuyệt đối đã đạt được trong triết học của Hêghen. Song như thế có nghĩa là tuyên bố rằng toàn bộ nội dung giáo điều của hệ thống Hêghen đều là chân lý tuyệt đối và như thế là trái với phương pháp biện chứng của ông ta, phương pháp đả phá mọi cái gì có tính chất giáo điều. Như thế có nghĩa là bóp nghẹt mặt cách mạng của học thuyết Hêghen dưới sực nặng bảo thủ đang phát triển quá mức, - và không những trong lĩnh vực nhận thức triết học mà cả trong thực tiễn lịch sử nữa”.26

- F.Enghen cũng chỉ ra chính mâu thuẫn đó đã dẫn đến sự phân liệt trong học phái Heghen, nhất là khi tôn giáo và chính trị trở nên vấn đề có ý nghĩa thực tiễn. Ai coi trọng hệ thống triết học của Heghen, họ là bảo thủ cả về tôn giáo và chính trị (phái Heghen già, phái hữu). Ai coi trọng phương pháp của Heghen, thì về tôn giáo và chính trị, họ được coi là phái đối lập cực đoan (phái Heghen trẻ, phái tả). Chính sự phân liệt này đã dẫn đến sự tan rã của học phái Hêghen.

F.Enghen viết: “Như chúng ta thấy, xét toàn bộ, học thuyết của Hêghen đã để lại một khoảng rất rộng cho các quan điểm đảng phái thực tiễn hết sức khác nhau. Nhưng trong sinh hoạt lý luận ở nước Đức hồi ấy, trước hết có hai việc có ý nghĩa thực tiễn: tôn giáo và chính trị. Người nào bám vào hệ thống của Hêghen thì người đó có thể là khá bảo thủ trong mỗi lĩnh vực đó, còn người nào cho phương pháp biện chứng là chủ yếu, thì người đó về chính trị cũng như tôn giáo, có thể thuộc vào phái phản đối cực đoan nhất. Mặc dâu thường khá nhiều những cơn giận có tính chất cách mạng trong các tác phẩm của ông, song nói chung thì bản thân Hêghen thì hình như cũng ngả về phía bảo thủ nhiều hơn. So với phương pháp của ông, thì hệ thống của ông đã chẳng làm cho ông phải bắt “tư tưởng của ông làm việc gian khổ” nhiều hơn đó sao? Đến cuối khoảng 1830 - 1840 sự phân liệt trong học phái Hêghen ngày càng trở nên rõ rệt”.27

- F.Enghen cũng chỉ ra sự tan rã của học phái Heghen tất yếu dẫn đến bước phát triển mới về triết học. Chính thực tiễn đấu tranh chống tôn giáo mà đông đảo người của phái Heghen trẻ đã trở về với chủ nghĩa duy vật Anh - Pháp và xung đột với học phái của họ.

F.Enghen viết: “Chúng ta sẽ không nói chi tiết về phương diện ấy của quá trình tan rã của học phái Hêghen. Đối với chúng ta, điều quan trọng hơn là điều sau đây: những yêu cầu của thực tiễn của cuộc đấu tranh của họ chông tôn giáo hiện có đã kéo nhiều người kiên quyết nhất trong số đông những người Hêghen trẻ trở về với chủ nghĩa duy vật Anh - Pháp. Và ở đây, họ đi đến chỗ xung đột với hệ thống của học phái họ. Trong khi chủ nghĩa duy vật coi tự nhiên là cái hiện thực duy nhất, thì ở trong hệ thống Hêghen, tự nhiên chỉ là “sự tha hoá” của ý niệm tuyệt đối, có thể nói là sự tha hoá của ý niệm tuyệt đối; vô luận thế nào, ở đây tư duy và sản phẩm tư tưởng của nó, tức ý niệm cũng là yếu tố có trước, còn tự nhiên là cái phát sinh, tồn tại được chỉ là do ý niệm hạ mình xuống đến mức đó. Và phái Hêghen trẻ lúng túng trong cái vòng mâu thuẫn ấy”.28

- Trong bước phát triển mới của chủ nghĩa duy vật, F.Enghen đánh giá cao vai trò của Ludwig Feuerbach. Ông chỉ ra, trong lúc phái Heghen tan rã thì tác phẩm “Bản chất đạo Cơ Đốc” ra đời. Ludwig Feuerbach đã giáng một đòn phá tan ngay mâu thuẫn trên, đưa chủ nghĩa duy vật về lại ngôi vua. Trong tác phẩm này, Ludwig Feuerbach đã chỉ ra tự nhiên tồn tại độc lập đối với triết học. Nó là cơ sở trên đó, con người - sản phẩm của tự nhiên - đã sinh trưởng. Ngoài tự nhiên và con người ra không còn gì nữa cả. Những tạo vật cao siêu do trí tưởng tượng tôn giáo tạo ra chỉ là phản ánh hư ảo của thực thể chúng ta mà thôi.

26 S đ d trang 14, 15.

27 S đ d trang 19.

F.Enghen cũng chỉ ra một số thiếu sót của tác phẩm này là ở chỗ, Ludwig Feuerbach đã thần thánh hóa tình yêu một cách thái quá. F.Enghen viết: “Thậm chí cả những khuyết điểm trong tác phẩm của Phơ bách, hồi ấy, cũng làm tăng thêm ảnh hưởng của sách đó. Lối viết văn hoa và thậm chí đôi chỗ cầu kỳ đã đảm bảo cho tập sách có được nhiều người đọc, và bất luận như thế nào, nó cũng đem lại một sự khoan khoái nhẹ nhàng sau nhiều năm thống trị của chủ nghĩa Hêghen trừu tượng và tối tăm. Người ta cũng có thể nói như vậy về sự thần thánh hoá tình yêu một cách thái qua. Có thể tha thứ cho sự thần thánh hoá này - mặc dầu không thể biện hộ cho nó - coi như đó là một sự phản ứng chống lại sự chuyên chế của “tư duy thuần tuý” đã trở thành hoàn toàn không thể dung nạp được nữa. Song chúng ta không nên quên rằng “chủ nghĩa xã hội chân chính” đã bám lấy cả hai nhược điểm đó của Phơ bách, chủ nghĩa xã hội này đã lan truyền, như một bệnh dịch, từ năm 1844, trong “giới có học thức” ở Đức nó dùng những câu nói văn hoa thay thế cho sự nghiên cứu khoa học, dùng sự giải phóng loài người bằng “tình yêu” thay thế cho sự giải phóng giai cấp vô sản bằng con đường cải tạo nền sản xuất về mặt kinh tế - Tóm lại nó đã chìm đắm trong những lời văn khả ố và những lời nói suông sặc mùi tình cảm. Các Gơ-ruyn là đại biểu điển hình nhất cho khuynh hướng đó.”29

3- Phần II.

Phần này F.Enghen tập trung nói về vấn đề cơ bản của triết học và những hạn chế của triết học duy vật thế kỷ XVIII và của triết học của Ludwig Feuerbach.

- Trong tác phẩm này, lần đầu tiên F.Enghen nêu ra vấn đề cơ bản của triết học. Ông nói: “Vấn đề cơ bản lớn nhất của mọi triết học, đặc biệt là triết học hiện đại là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại”30, giữa tinh thần với tự nhiên.

Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt. Mặt thứ nhất là xem xét giữa tinh thần và tự nhiên cái nào có trước cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? Tuỳ thuộc câu trả lời của các nhà triết học đối với mặt thứ nhất mà triết học đã chia thành hai trào lưu cơ bản duy vật và duy tâm. Mặt thứ hai là giải quyết về nhận thức luận, các nhà triết học tranh luận với nhau về việc con người có khả năng nhận thức thế giới không? Theo ngôn ngữ triết học nó được gọi là tính đồng nhất giữa tư duy và tồn tại. Ở mặt này triết học cũng đã chia thành hai trào lưu chính là khả tri và bất khả tri.

- Ở mặt này Heghen là khả tri nhưng trên lập trường của chủ nghĩa duy tâm. Trong số các nhà triết học bất khả tri hiện đại (hoặc chí ít thừa nhận con người không thể nhận thức một cách đầy đủ về thế giới) phải kể đến Hume và Kant. F.Enghen khẳng định rằng sự bác bỏ đanh thép các triết học ấy, cũng như các triết học khác là thực tiễn - thực nghiệm và công nghiệp. “Nếu chúng ta có thể chứng minh được rằng quan niệm của chúng ta về một hiện tượng nào đó của tự nhiên là chính xác, bằng cách tự chúng ta chế taọ ra hiện tượng ấy, bằng cách sản sinh ra nó từ những điều kiện của nó, và hơn nữa còn bắt nó phải phục vụ mục đích của chúng ta, thì sẽ không còn nữa cái “vật tự nó” không thể nắm được của Can-tơ. Những chất hóa học được tạo ra trong các cơ thể thực vật và động vật vẫn còn là những “vật tự nó” mãi cho đến khi khoa học hoá học hữu cơ bắt đầu chế tạo ra các chất ấy hết thứ này đến thứ khác, do đó mà “vật tự nó” trở thành vật cho ta, tỷ như chất nhuộm của cây thiên thảo là chất a-li-da-rin, hiện nay chúng ta không còn lấy ở rễ cây thiên thảo trồng ngoài ruộng đồng nữa, mà lấy một cách giản đơn hơn và rẻ tiền hơn từ trong chất hắc-ín của than đá..”31

- Trong khi chỉ ra sự nhầm lẫn của Ludwig Feuerbach về chủ nghĩa duy vật với các hình thức cụ thể của nó, F.Enghen đã chỉ ra chủ nghĩa duy vật đã trải qua một loạt giai đoạn phát triển. Mỗi lần có một phát minh vượt thời đại thì chủ nghĩa duy vật lại phải thay đổi hình thức của nó. “Nhưng cũng giống như chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa duy vật đã trãi qua một loạt những giai đoạn phát triển. Mỗi lần có một phát minh vạch thời đại ngay cả trong khoa học tự nhiên, thì chủ nghĩa duy vật không tránh khỏi phải thay đổi hình

29 S đ d trang 22.

30 S đ d trang 23.

thức của nó. Và từ khi cả đến lịch sử cũng được giải thích theo quan điểm duy vật chủ nghĩa thì ở đây cũng mở ra một con đường mới cho sự phát triển của chủ nghĩa duy vật.”32

- Theo F.Enghen chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVIII có những hạn chế sau:

+ Ở thế kỷ XVIII, vì chỉ có vật lý cơ học của Niutơn là phát triển nhất, nên tính chất của chủ nghĩa duy vật giai đoạn này chủ yếu là tính chất máy móc. Các nhà triết học giải thích các quá trình tự nhiên cũng như xã hội đều theo những quy luật của cơ học. Điều này sau này triết học tư sản hiện đại chỉ ra họ đều là duy lý, cứng nhắc không linh hoạt, không hiện sinh. “Đối với con mắt các nhà duy vật hồi thế kỷ XVIII, thì người là một bộ máy, cũng như Đề-các-tơ đã cho động vật là một cái máy. Việc chuyên đem áp dụng thước đo của cơ học vào các quá trình có tính chất hoá học và hữu cơ - trong lĩnh vực các quá trình

Một phần của tài liệu giao trinh tac pham kinh dien Mac Angghen Lenin (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w