KẾT LUẬN CHƢƠNG

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, phát huy vai trò của đội ngũ tri thức và sự vận dụng trong thời kỳ đổi mới (Trang 66)

Nghiên cứu tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về trí thức, càng làm cho chúng ta thấm thía hơn một điều: Tư tưởng của Người chính là sự kết tinh các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại. Người chính là đại diện tiêu biểu cho sự kết hợp hài hòa các giá trị phương Đông và phương Tây.

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ đơn thuần là một nhà hoạt động chính trị chuyên nghiệp như Người đã nhận, mà Người còn là một nhà tư tưởng, nhà giáo dục lỗi lạc. Điều đó được ẩn chứa trong tư tưởng của Người về xây dựng và phát huy vai trò của trí thức.

Quan niệm của Người về trí thức đã giúp chúng ta hình dung ra phẩm chất đạo đức, hiểu biết và năng lực chuyên môn của những con người sẵn sàng hy sinh vì nước, vì dân. Người đã chỉ ra vai trò quan trọng của trí thức trong sự nghiệp cách mạng. Đồng thời, chỉ ra những đặc điểm cơ bản của trí thức cách mạng, phân biệt với trí thức nói chung. Đây chính là những giá trị mà chúng ta cần phải kế thừa trong xây dựng mẫu hình trí thức thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.

Tư tưởng của Người về xây dựng đội ngũ trí thức phát triển toàn diện với quan điểm: phát huy truyền thống cầu hiền; cải tạo trí thức cũ, xây dựng trí thức mới, trong đó xây dựng giữ vai trò quyết định; phát triển giáo dục đào tạo. Người đã tranh thủ trí tuệ của đội ngũ trí thức cũ, từng bước lôi kéo họ về phía cách mạng. Trong giai đoạn đầu của công cuộc xây dựng đất nước, trí thức cũ có vai trò quan trọng, họ đã hăng hái tham gia nhiệt tình cùng nhân dân, là cơ sở để xây dựng trí thức mới. Cải tạo trí thức cũ và xây dựng trí thức mới có mối quan hệ mật thiết với nhau, trí thức mới ra đời với những phẩm chất và năng lực của mình cùng với giai cấp công nhân và nông dân sẽ đưa cách mạng đến thắng lợi cuối cùng.

Cùng với xây dựng, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh tới việc phát huy vai trò của đội ngũ trí thức. Người đã coi trí thức là “vốn liếng quý báu của

64

dân tộc”, do đó cần phải khác thác triệt để nguồn lực này. Trên cơ sở nhận biết

các đặc điểm của trí thức, thông qua trải nghiệm thực tiễn, Người đã từng bước đề ra các biện pháp: tùy tài mà sử dụng, tạo môi trường dân chủ, thực hiện tự phê bình và phê bình, ... giúp trí thức phát huy năng lực của mình cho đất nước. Quan điểm này của Người đến nay vẫn còn tính thời sự và ý nghĩa sâu sắc. Vì vậy, vận dụng tư tưởng của Người là một việc làm cần thiết, cấp bách. Điều này được tác giả trình bày trong chương 2 của luận văn.

65

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, phát huy vai trò của đội ngũ tri thức và sự vận dụng trong thời kỳ đổi mới (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)