Quan niệm của Hồ Chí Minh về trí thức

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, phát huy vai trò của đội ngũ tri thức và sự vận dụng trong thời kỳ đổi mới (Trang 31 - 38)

Để có thể xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức, trước hết cần phải nhận diện trí thức bằng việc trả lời các câu hỏi “ai là trí thức”, „trí thức có những phẩm chất nổi bật gì”? Vì vậy, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt

29

Nam, lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên một số luận điểm về trí thức. Thông qua việc phân tích các luận điểm này, chúng ta có thể phác hoạ diện mạo trí thức theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” viết tháng 10 năm 1947, với bút danh X.Y.Z, Chủ tịch Hồ Chí Minh định nghĩa: “Trí thức là gì? Trí thức là hiểu biết. Trong thế giới chỉ có hai thứ hiểu biết: một là hiểu biết sự tranh đấu sinh sản. Khoa học tự nhiên do đó mà ra. Hai là sự hiểu biết tranh đấu dân tộc và xã hội. Khoa học xã hội do đó mà ra. Ngoài hai cái đó, không có trí thức nào khác” (47, tr.235). Như vậy, với Hồ Chí Minh, trí thức gắn liền với tri thức, phẩm chất quan trọng nhất của người trí thức là hiểu biết. Hiểu biết của trí thức có thể ở trong khoa học tự nhiên để lý giải những vấn đề, hiện tượng phát triển của tự nhiên; hoặc có thể ở trong khoa học xã hội để nhận thức và hiểu biết các vấn đề xã hội. Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh: trí thức phải nắm vững những tri thức trong lĩnh vực mà mình nghiên cứu, chỉ có như vậy mới có thể hoàn thành tốt trách nhiệm của mình đối với xã hội. Người trí thức không chỉ có tri thức về quá khứ, về hiện tại, mà còn phải có năng lực dự báo tương lai trên cơ sở nhận thức được quy luật vận động của tự nhiên và xã hội để có thể trở thành những bậc“tiên tri tiên giác”. Nói tóm lại, đã là con người thì đều phải có tri thức, nhưng là trí thức thì phải có tri thức ở bậc cao, phải có tầm hiểu biết sâu rộng, phải nắm được bản chất, quy luật của đối tượng mà họ nghiên cứu. Tiếp cận trí thức từ góc độ tri thức, Hồ Chí Minh cũng đã phân loại tri thức thành hai lĩnh vực chủ yếu là tri thức khoa học tự nhiên và tri thức khoa học xã hội, qua đó phân loại trí thức thành hai nhóm lớn là trí thức trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và trí thức trong lĩnh vực khoa học xã hội. Đây là cách phân loại rất gần với quan niệm hiện đại được sử dụng phổ biến ngày nay.

Hồ Chí Minh còn quan niệm: “Một người học xong đại học, có thể gọi là trí thức. Song y không biết cày ruộng, không biết làm công, không biết đánh giặc, không biết làm nhiều việc khác. Nói tóm lại: công việc thực tế, y không

30

biết gì cả. Thế là y chỉ là trí thức 1 nửa. Trí thức của y là trí thức học sách, chưa phải trí thức hoàn toàn. Y muốn thành trí thức hoàn toàn, thì phải đem cái trí thức đó áp dụng vào thực tế” (47, tr.235). Thông qua luận điểm này, Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ hơn quan điểm của Người về trí thức. Trước hết, Người nhấn mạnh tới hai con đường hình thành trí thức: đó là con đường đào tạo trên ghế nhà trường và con đường qua học tập thực tế. Nếu con đường học tập trên ghế nhà trường mang lại cho trí thức những tri thức về mặt lý luận, thì con đường học tập trong thực tế, lại giúp trí thức có được những tri thức thực tế. Hai con đường này thực ra không tách rời nhau, mà cần thiết phải kết hợp chặt chẽ với nhau. Đó là quá trình gắn lý luận với thực hành, đưa lý luận vào thực tiễn, đồng thời là tổng kết thực tiễn để hình thành nên lý luận. Người trí thức khi được đào tạo bằng hai con đường này, sẽ hoàn chỉnh về mặt tri thức, sẽ có khả năng giải quyết tốt những vấn đề mà thực tiễn đặt ra.

Từ luận điểm trên, Hồ Chí Minh cũng chỉ ra tiêu chí đánh giá trình độ tri thức của trí thức. Có hai tiêu chí cơ bản: đánh giá qua hệ thống học tập, thi cử (trong đó tối thiểu là bậc đại học) và đánh giá qua hiệu quả giải quyết những vấn đề thực tế. Có thể khẳng định rằng hai tiêu chí này trong bản thân mỗi người trí thức phải luôn gắn bó với nhau, bởi dù học trên ghế nhà trường hay học trong thực tế thì trình độ tri thức của trí thức tối thiểu vẫn là trình độ đại học. Nhưng cái gọi là “trình độ đại học” của trí thức cần phải được kiểm chứng qua hiệu quả giải quyết các vấn đề của thực tế trong đời sống. Như vậy, theo Hồ Chí Minh, đại học là chuẩn tối thiểu của trí thức về tri thức, nhưng cần phải hiểu “chuẩn đại học” không phải chỉ trên phương diện bằng cấp, mà còn trên phương diện thực tế - giải quyết những vấn đề của thực tiễn ở tầm lý luận, theo phương pháp khoa học, chứ không phải theo kinh nghiệm thuần tuý.

Hồ Chí Minh còn làm rõ mục tiêu học tập và hành động của trí thức phải hướng đến thực tiễn. Bởi trên nền tảng của tinh thần yêu nước và đoàn kết, trí thức phải hướng đến giải quyết các vấn đề chung của xã hội. Do đó, trí thức phải giải quyết các vấn đề thực tế, dù đó là vấn đề trong lĩnh vực tự nhiên hay trong

31

lĩnh vực xã hội. Không có mục tiêu thực tiễn thì không thể là trí thức. Giải quyết thành công các vấn đề mà thực tiễn đặt ra, góp phần uốn nắn hay thậm chí là mở đường cho thực tiễn tiến lên, chỉ khi đó, trí thức mới làm tròn trách nhiệm của mình đối với xã hội. Đây chính là quan điểm của Hồ Chí Minh về trách nhiệm xã hội của trí thức, để họ thực sự trở thành những người trí thức cách mạng, trí

thức chân chính của nhân dân.

Từ những phẩm chất chung của trí thức ở trên, Hồ Chí Minh còn tiếp cận trí thức thông qua khái niệm “lao động trí óc” để cụ thể hóa và xác định những thành phần trí thức trong hiện thực. Không xác định được thành phần trí thức trong hiện thực thì không thể tập hợp và phát huy hết vai trò của trí thức. Người khẳng định “Lao động trí óc là ai? Là thầy giáo, thầy thuốc, kỹ sư, những nhà khoa học, văn nghệ, ...” (48, tr.202). Như vậy, trí thức chính là một bộ phận cấu thành lao động trí óc, nhưng đó là những người được đào tạo, có hiểu biết sâu rộng, và năng lực tư duy sáng tạo.

Khi quy những phẩm chất chung của trí thức về hình thức lao động trí óc, để tránh hiểu lầm, Người đã giải thích nội hàm khái niệm “lao động trí óc” trong mối quan hệ với khái niệm “lao động chân tay”. Hồ Chí Minh đã phân tích quan hệ biện chứng giữa lao động trí óc và lao động chân tay, chỉ rõ sự cần thiết phải gắn kết hai lực lượng này trong quá trình sản xuất: “Cần có lao động, lao động trí óc và lao động chân tay. Và ta cần lao động trí óc kiêm lao động chân tay, nghĩa là lao động chân tay cũng phải có văn hoá, mà người lao động trí óc cũng phải làm được lao động chân tay. Nếu lao động trí óc không làm được lao động chân tay và lao động chân tay không có trí óc thì đó là người lao động bán thân bất toại. Lao động trí óc mà không lao động chân tay, chỉ biết lý luận mà không biết thực hành thì cũng là trí thức có một nửa” (51, tr.173). Hồ Chí Minh đã chỉ ra điểm giống nhau của lao động trí óc và lao động chân tay: đã là lao động thì đều là hoạt động có tính chỉnh thể, huy động tổng thể các năng lực hoạt động của con người. Tuy nhiên, lao động trí óc thì phức tạp hơn, còn lao động chân tay thì là lao động giản đơn. Bởi tính phức tạp hay giản đơn của lao động bị quyết định bởi khối lượng tri thức và năng

32

lực tư duy được huy động trong quá trình lao động. Phải gắn lao động trí óc với lao động chân tay thì mới có thể đưa được các phát minh, sáng tạo của trí thức vào thực tiễn đời sống, đồng thời mới có thể giúp trí thức tìm ra nguồn cảm hứng để tiếp tục sáng tạo, phát minh, sáng chế, ...

Từ việc xem xét mối quan hệ giữa “lao động trí óc” và “lao động chân tay”, Hồ Chí Minh còn đi tới khẳng định sự cần thiết phải đoàn kết đội ngũ trí thức với các giai cấp và tầng lớp khác trong xã hội. Đó cũng là con đường đưa lao động trí óc trở thành một trí thức thật sự. Đồng thời, Người cũng đặc biệt lưu ý những nhà quản lý và lãnh đạo không nên để xảy ra sự phân biệt giữa trí thức với giai cấp vô sản, đồng thời còn nhấn mạnh chỉ có giai cấp vô sản mới thực sự quý trọng những người trí thức chân chính.

Quan điểm coi lao động trí óc phải gắn liền với lao động chân tay của Hồ Chí Minh đã định hướng việc nhận biết điểm khác biệt giữa trí thức cách mạng (trí thức mới) với trí thức trong xã hội cũ. Trí thức cũ, hoặc chịu ảnh hưởng của Nho giáo thì coi thường tri thức thực nghiệm, tri thức khoa học tự nhiên, coi thường lao động chân tay, hoặc chịu ảnh hưởng của lối học hàn lâm phương Tây thì tự đặt mình lên địa vị cao hơn so với các giai cấp, tầng lớp nhân dân lao động khác, v.v.. Người đã phê phán những hạn chế của trí thức cũ: “Chúng ta, nhất là những người trí thức, chúng ta sinh trưởng khá lâu dưới chế độ thực dân và phong kiến, chịu ảnh hưởng chế độ ấy khá sâu, vô tình nhiễm vào những cái xấu cũng khá nhiều, trong bản thân chúng ta tư tưởng cũ còn nhiều” (51, tr.24). Vì vậy, cần phải loại bỏ những tư tưởng cũ tồn tại trong tư duy của trí thức để họ trở thành những người trí thức cách mạng, đó cũng là một quá trình lâu dài, bắt đầu từ việc đổi mới nhận thức, tư duy của họ.

Hồ Chí Minh không chỉ phân biệt trí thức với các lực lượng lao động khác, mà còn phân biệt các bộ phận khác nhau của trí thức. Người coi trọng trí thức và càng đặc biệt coi trọng “trí thức tinh hoa” (những nhân tài và trí thức lớn). Vì vậy, trong đội ngũ trí thức nói chung, Hồ Chí Minh luôn lưu ý đến nhân tài, đó là những người có đạo đức và có tài năng, có năng lực sáng tạo đặc biệt,

33

do vậy có những đóng góp lớn trong những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Hồ Chí Minh cho rằng, nhân tài có thể hình thành trong quá trình đào tạo trên ghế nhà trường hoặc tự đào tạo trong hoạt động thực tiễn, gắn liền với các hoạt động lao động, sáng tạo của quần chúng nhân dân. Điều này được thể hiện sâu sắc trong bài “Nhân tài và kiến quốc” của Người sau cách mạng tháng Tám.

Như vậy, Hồ Chí Minh đã có sự phân biệt giữa lao động trí óc, trí thức và nhân tài. Đây cũng là cơ sở để Người xác định đúng vai trò, đặc điểm, phẩm chất cách mạng và từ đó có chính sách sử dụng, đãi ngộ hợp lý đối với trí thức trong cách mạng. Quan điểm coi trọng trí thức tinh hoa của Hồ Chí Minh có ý nghĩa thiết thực đối với quá trình hoạch định chính sách xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức hiện nay.

Trên cơ sở những nắm bắt các đặc điểm của trí thức nói chung (nhạy cảm với cái mới, có tính sáng tạo, ...), Hồ Chí Minh đã chỉ ra những đặc điểm và phẩm

chất riêng của trí thức Việt Nam phù hợp với hoàn cảnh lịch sử của đất nước:

Trước hết, đó chính là tấm lòng yêu nước, là mong muốn được đóng góp

cho Tổ quốc. Ngay từ khi còn nhỏ, Người đã được gia đình giáo dục qua những tấm gương hy sinh anh dũng của các vị anh hùng. Người khẳng định: “ Ta phải nhận ra rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc” [46, tr.246 ]. Theo quan điểm đó, thì với tư cách là một bộ phận trong cộng đồng các dân tộc, trí thức Việt Nam ít hay nhiều đều hướng trái tim và khối óc của mình về Tổ quốc. Nếu chúng ta tự hào rằng, dân tộc Việt Nam là một trong số ít dân tộc đã nâng tình cảm yêu nước tự nhiên lên thành chủ nghĩa yêu nước với tầm tư tưởng và tính thực tiễn sâu sắc, thì cần phải khẳng định rằng, chủ nghĩa yêu nước ấy cũng tồn tại và thể hiện một cách sống động trong những người trí thức Việt Nam. Do đó, nếu được tập hợp dưới ngọn cờ chính nghĩa, họ sẽ cùng nhân dân đứng lên chống giặc ngoại xâm, giành lại độc lập dân tộc, xây dựng nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu. Quan niệm đó chính là một trong những cơ sở quan trọng để Hồ Chí Minh khởi xướng chính sách tập hợp lực lượng trí thức của Đảng ta sau này.

34

Thứ hai, về tinh thần đoàn kết của trí thức, Hồ Chí Minh đã so sánh “Trí

thức nước ta cũng như trí thức tại các nước thuộc địa và bán thuộc địa hay các dân tộc bị áp bức, khác với trí thức các nước tư bản đế quốc” (48, tr.34). Người nhận thấy, trí thức ở các nước tư bản chủ yếu xuất thân từ giai cấp tư sản và quay trở lại phục vụ cho giai cấp tư sản. Ở nước ta, nguồn gốc xuất thân của trí thức khá đa dạng: “... dù là trí thức một số khá đông thuộc thành phần phú nông, địa chủ, phong kiến, tư sản mà ra ...” (49, tr.34). Như vậy, trí thức Việt Nam xuất thân từ nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội. Do đó, trí thức có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với giai cấp công nhân và giai cấp nông dân. Mặt khác, dưới sự cai trị tàn bạo của thực dân Pháp, bản thân người trí thức Việt Nam cũng chịu chung số phận với các giai cấp và tầng lớp khác trong xã hội – đó là thân phận người dân mất nước, người nô lệ. Vì thế, trí thức Việt Nam cũng luôn nêu cao tinh thần đoàn kết để tiến hành cuộc cách mạng xoá bỏ nỗi nhục mất nước, nỗi nhục nghèo nàn và lạc hậu. Nhờ vậy, nếu có đường lối, chính sách tập hợp, đoàn kết đúng đắn, thì Đảng Cộng sản Việt Nam hoàn toàn có thể xây dựng được một đội ngũ trí thức yêu nước đông đảo, gắn kết chặt chẽ đội ngũ trí thức với các giai cấp, tầng lớp những người Việt Nam yêu nước khác để hình thành nên lực lượng cách mạng có sức mạnh vật chất to lớn, có trí tuệ ở tầm cao.

Thứ ba, trong quá trình tham gia hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh

đã nhận thấy, khi Đảng ta giương cao ngọn cờ chủ nghĩa yêu nước, trí thức Việt Nam đã nhanh chóng tin theo, đi theo sự lãnh đạo của Đảng: “Chúng ta có

quyền tự hào rằng: Những người lao động trí óc ở Việt Nam đều đứng trong hàng ngũ kháng chiến. Khác hẳn với Pháp trong thời kỳ bị Đức xâm chiếm …” (48, tr.203). Người cũng nhấn mạnh: “Trí thức ta tin tưởng vào tiền đồ vĩ đại của dân tộc, tin tưởng vào chính sách đúng đắn của Đảng và Chính phủ, tin tưởng vào khả năng tiến bộ của mình thì tôi chắc rằng các bạn sẽ làm tròn nhiệm vụ mình một cách vẻ vang” (49, tr.217). Điều này được chứng minh qua thực tiễn cách mạng giải phóng dân tộc, và công cuộc kháng chiến - kiến quốc. Tham gia sự nghiệp cách mạng dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng, trí thức Việt Nam đã có

35

những đóng góp không nhỏ, góp phần làm nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam; đồng thời, chính trong thực tiễn ấy, trí thức Việt Nam đã không ngừng

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, phát huy vai trò của đội ngũ tri thức và sự vận dụng trong thời kỳ đổi mới (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)