Các chính sách chủ yếu của Nhà nước về xây dựng, phát huy vai trò của đội ngũ trí thức từ 1986 đến nay

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, phát huy vai trò của đội ngũ tri thức và sự vận dụng trong thời kỳ đổi mới (Trang 73 - 76)

71

Có thể khẳng định rằng, trong những năm qua dựa trên đường lối, chính sách và quan điểm của Đảng về trí thức, Nhà nước đã từng bước cụ thể hóa thành luật và đưa vào thực tiễn. Vì vậy, các chính sách chủ yếu của Nhà nước đã góp phần quan trọng vào xây dựng và phát huy vai trò của trí thức trong thời kỳ đổi mới. Trước hết, nhằm tháo gỡ dần những ràng buộc trong quản lý hành chính đối với trí thức, Chính phủ đã ban hành một số văn bản như Quyết định 175/CP, Về việc ký

kết và thực hiện hợp đồng kinh tế trong nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật (29/04/1981), nhằm thực hiện hợp đồng theo tinh thần tự nguyện giữa các

cơ quan nghiên cứu khoa học, triển khai kỹ thuật, các trường đại học và trung học chuyên nghiệp với nhau hoặc với các tổ chức kinh tế của Nhà nước và của tập thể. Đây có thể coi như là bước đổi mới trong tư duy của Đảng về trí thức, nhằm mục đích tạo điều kiện cho họ trong nghiên cứu và phát minh khoa học.

Trên cơ sở chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng với Đảng, Nhà nước đã ban hành Quyết định 134/HĐBT (nay là Chính phủ), Về một số biện pháp khuyến khích công tác khoa học và kĩ thuật (31/08/1987) nhằm tạo điều kiện

cho trí thức tham gia vào hoạt động kinh tế. Đây là quan điểm đúng đắn, vì khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển sẽ tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế. Điều đó đã mở ra các cơ hội mới cho trí thức có quyền hợp tác với mọi thành phần kinh tế trên tất cả các danh nghĩa: cơ quan, hiệp hội, tập thể, cá nhân; và sẽ được phân chia lợi nhuận sản xuất theo hợp đồng đã ký, ở khía cạnh nào đó, nó thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đến đóng góp của trí thức cho đất nước. Các trí thức có những thành tích trong phát triển khoa học và kĩ thuật sẽ được xét thưởng ở cấp Nhà nước.

Với mục tiêu xây dựng được đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu mới của đất nước nguy cơ khủng hoảng kinh tế ở khu vực Châu Á, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 500/TTg ngày 08-7-1997 về việc xây dựng Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo của Việt Nam đến năm 2020 nhằm cụ thể

72

dục và đào tạo với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Nhà nước cũng đã thông quan Chỉ thị số 18/2001/CT-TTg ngày 27-8-2001 của Thủ tướng Chính phủ về Một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống giáo

dục quốc dân. Điều đó đã thể hiện sự quan tâm của Nhà nước về công tác xây

dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ trí. Đó cũng là sự cụ thể hóa vai trò của giáo dục và đào tạo theo tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng.

Nhận thức được cơ hội và thách thức do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại đối với đất nước, Nhà nước đã ban hành Quyết định số 137/2003/QĐ- TTg ngày 11-7-2003 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng

nguồn nhân lực cho công tác hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2003-2010.

Mục tiêu của chính sách này là đến năm 2010 có đội ngũ những người làm công tác hội nhập kinh tế quốc tế thông thạo về nghiệp vụ, ngoại ngữ, am hiểu luật pháp quốc tế. Như vậy, Nhà nước đã đưa ra được một chương trình đào tạo trí thức có hiểu biết và trình độ chuyên môn đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Trước sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, Nhà nước đã chú trọng tới việc xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học tại các cơ sở nước ngoài. Nhà nước cử cán bộ đi học tại nước ngoài, tạo điều kiện cho họ có điều kiện tiếp xúc với các tư tưởng tiến bộ, phát minh khoa học, công nghệ hiện đại. Đó là Quyết định số 322/QĐ -TTg ngày 19-4-2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước (thời gian thực hiện từ 2000 đến 2005).

Thông qua đề án này, Nhà nước muốn đào tạo và bồi dưỡng cán bộ khoa học, kỹ thuật trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, đại học tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu nước ngoài hoặc phối hợp với nước ngoài để đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây cũng là cơ hội để trí thức Việt Nam có điều kiện học hỏi và giao lưu với trí thức trên thế giới, tiếp biến các giá trị văn hóa làm giàu cho đất nước.

Thực hiện sự bình đẳng và bảo vệ sản phẩm sáng tạo của trí thức, Nhà nước đã ban hành: Điều lệ về sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lý hóa sản xuất và sáng chế (Ban hành kèm theo nghị định số 31-CP ngày 23 tháng năm 1981 của

73

Hội đồng Chính phủ); Luật sở hữu trí tuệ (29/11/2005), quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó; thành lập Liên hiệp hội khoa học kĩ thuật, ... Đây là những bảo đảm về mặt pháp lý cho trí thức yên tâm nghiên cứu và sáng chế.

Theo Mác thì tiền lương phải đáp ứng được yêu cầu tái sản xuất và hơn thế là tái sản xuất mở rộng sức lao động trên các phương diện: thể lực, trí lực, văn hóa tinh thần và chi phí đào tạo cho cả người lao động lẫn con cái họ. Do đó, Nhà nước đã có những cải cách về chế độ tiền lương cho cán bộ. Luật cán

bộ, công chức năm 2008 cũng khẳng định: công chức được Nhà nước bảo đảm

tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước. Như vậy, trong những năm qua, Nhà nước cũng đã có những cải cách nhằm tăng mức lương tối thiểu, để đảm bảo mức sống cho trí thức, phù hợp với những biến đổi của xã hội.

Bên cạnh những động viên về vật chất, Nhà nước cũng rất quan tâm tới lĩnh vực tinh thần của trí thức. Quyết định 200 – TTg của Thủ tướng Chính phủ

Về việc ban hành quy chế xét duyệt và công nhận học hàm Giáo sư, Phó giáo sư (04/4/1995),đã thể hiện sự nỗ lực phấn đấu của trí thức. Các trí thức có thành

tích trong lĩnh vực hoạt động sẽ được nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý như: Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú, Nghệ sĩ nhân dân, Doanh nhân thành đạt, ... Ngoài ra còn có các giải thưởng cấp Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh cho các cá nhân có thành tich xuất sắc đóng góp cho đất nước.

Thực hiện đường lối của Đảng về xây dựng và phát huy vai trò của trí thức, trong công cuộc đổi mới, với vai trò quản lý, Nhà nước đã ban hành các chính sách cụ thể nhằm tạo điều kiện và khuyến khích trí thức trong và ngoài nước phát huy vai trò của mình. Đồng thời, Nhà nước cũng quan tâm đầu tư cho giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ để xây dựng một đội ngũ trí thức hùng mạnh, phục vụ sự nghiệp chấn hưng và phát triển đất nước. Điều này được thể hiện qua thực trạng đội ngũ trí thức trong công cuộc đổi mới đất nước.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, phát huy vai trò của đội ngũ tri thức và sự vận dụng trong thời kỳ đổi mới (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)