Kinh nghiệm thực tiễn cách mạng Việt Nam và thế giớ

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, phát huy vai trò của đội ngũ tri thức và sự vận dụng trong thời kỳ đổi mới (Trang 27 - 31)

Hồ Chí Minh luôn quán triệt quan điểm lý luận gắn với thực tiễn trong xây dựng tư tưởng về trí thức. Bởi vậy, bên cạnh việc lựa chọn các giá trị văn hóa dân tộc và nhân loại làm nền tảng tư tưởng của mình, Người còn tổng kết kinh nghiệm cách mạng trong nước và thế giới để xây dựng quan điểm về xây dựng, phát huy vai trò của trí thức.

Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong bối cảnh đất nước lầm than, nhân dân chìm đắm trong ách nô lệ của thực dân Pháp. Người đã tận mắt chứng kiến cảnh nhân dân ta bị áp bức và bóc lột nặng nề. Đồng thời, Người cũng thấy được sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước thông qua các phong trào đấu tranh cách mạng nhằm giải phóng nhân dân. Trong thời gian sống và học tập ở trong nước, Người đã có điều kiện theo dõi các phong trào yêu nước theo các khuynh hướng cách mạng khác nhau. Điểm đặc biệt, các phong trào yêu nước đều do sĩ phu tiến bộ và trí thức khởi xướng, lãnh đạo. Cuối thế kỷ XIX, có phong trào Cần

25

Vương dưới sự lãnh đạo của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết ở giai đoạn đầu, phong trào nông dân Yên Thế dưới sự chỉ đạo của Hoàng Hoa Thám. Bước sang đầu thế kỷ XX, trước sự thay đổi của tình hình trong nước và thế giới, phong trào cách mạng Việt Nam chuyển sang một hướng mới, đó là đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản. Tiêu biểu là xu hướng bạo động của cụ Phan Bội Châu và xu hướng cải cách của cụ Phan Châu Trinh. Tuy nhiên, các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đều thất bại.

Sự thất bại của các phong trào yêu nước đã chứng tỏ cách mạng Việt Nam đang rơi vào khủng hoảng về đường lối cách mạng. Vì vậy, yêu cầu của lịch sử lúc này là phải tìm ra một đường lối đúng đắn, mà trước hết cần có một lý luận cách mạng dẫn đường. Lý luận đó vừa phù hợp với xu thế của thời đại, vừa đáp ứng yêu cầu của cách mạng trong nước. Đây chính là nền tảng vững chắc, và cũng thể hiện chất trí tuệ của các phong trào yêu nước.

Để giải quyết vấn đề lý luận dẫn đường cho các phong trào cách mạng, nhiều sĩ phu yêu nước và trí thức đã nhận thức được vai trò của trí tuệ và trí thức trong sự nghiệp cách mạng. Phan Bội Châu, trong hành trình tìm đường cứu nước đã thành lập hội Duy Tân, thực hiện phong trào Đông Du. Mục đích của phong trào này là chọn ngay một số thanh niên thông minh, hiếu học, chịu được lao khổ, càng trẻ càng tốt để đưa ra nước ngoài học. Các thanh niên đã được đưa sang trường Chấn Võ và Đồng Văn thư viện của Nhật Bản để đào tạo. Mục đích nhằm đào tạo những người có tri thức văn hóa và quân sự cần thiết cho công cuộc đánh Pháp và cứu nước sau này.

Trái với Phan Bội Châu, để thực hiện xu hướng cái cách, Phan Châu Trinh đã đề ra khẩu hiệu “Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh”. Ông nhận thấy vai trò to lớn của những người có tài năng, tri thức trong công cuộc cải cách đất nước. Ông yêu cầu chính phủ Đông Dương nên thay đổi thái độ với sĩ dân nước Nam: Chính phủ bảo hộ quả thực có thay đổi hẳn chính sách , kén chọn kẻ tài năng, trao cho quyền bính lấy lễ mà đãi, tỏ rõ lòng trung thành, cùng với họ bàn mưu lập kế để hưng lợi trừ hại, ... Bản thân ông đã cùng nhiều sĩ phu mở các

26

trường học để nâng cao trình độ dân trí của nhân dân, trong đó cũng chú trọng tới đào tạo những người tài năng đảm nhiệm công việc của đất nước.

Vậy là, các nhà yêu nước Việt Nam trước Hồ Chí Minh đã có nhận thức về vai trò của những người có trình độ, tri thức trong xã hội. Vì vậy, khi thực hiện chủ trương của mình, họ luôn tìm cách liên kết với những trí thức có cùng chí hướng cách mạng nhằm thực hiện mục tiêu chung. Bản thân họ đã nỗ lực đào tạo một đội ngũ thanh niên cho sự nghiệp cách mạng. Hồ Chí Minh cũng đã kế thừa quan điểm và tư tưởng tiến bộ đó của các nhà yêu nước tiền bối trong xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trên tinh thần cách mạng triệt để, có sự phát triển.

Vào những năm đầu cả thế kỷ XX, cùng với sự suy thoái của chế độ phong kiến và sự thiết lập của chế độ thực dân, xã hội Việt Nam đã có sự biến đổi sâu sắc về mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội. Đặc biệt là sự phân hóa xã hội, bên cạnh các giai cấp và tấng lớp trong xã hội cũ, đã có sự ra đời của giai cấp công nhân, giai cấp tư sản và tầng lớp tiểu tư sản, trong đó có trí thức. Với tấm lòng khoan dung, tư duy nhạy bén, Hồ Chí Minh không chỉ nhận thức được vai trò của các văn thân sĩ phu yêu nước đối với cách mạng, mà Người còn nhận thức được tầm quan trọng của trí thức tân học Việt Nam được đào tạo ở nước ngoài. Người đã thấy được trình độ, vốn kiến thức uyên thâm, khả năng ham học hỏi, sáng tạo của những trí thức Tây học. Vì vậy, sau này khi tìm ra được con đường cách mạng, trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng chế độ mới, Hồ Chí Minh luôn tìm cách tranh thủ đến mức cao nhất sức mạnh trí tuệ của trí thức được đào tạo theo lối Tây học, và coi họ là một bộ phận quan trọng của cách mạng Việt Nam.

Cùng với kinh nghiệm trong nước, tổng kết phong trào cách mạng thế giới, Hồ Chí Minh đã đúc rút ra những bài học quý báu trong việc tập hợp lực lượng và xác định vai trò của trí thức đối với cách mạng. Công xã Paris năm 1871 cũng để lại nhiều bài học kinh nghiệm qúy báu cho cách mạng thế giới. Sự thất bại của công xã có nhiều nguyên nhân, trong đó có vấn đề tập hợp lực lượng

27

của cách mạng. Giai cấp công nhân đã chiến đấu anh dũng cho lý tưởng cách mạng của mình. Tuy nhiên, hành động cách mạng của họ chỉ viết nên bản anh hùng ca bi tráng khi không lôi kéo được đại đa số quần chúng nhân dân, trong đó có tầng lớp trí thức tham gia hành động cách mạng.

Rút kinh nghiệm từ công xã Paris, lãnh đạo cách mạng tháng Mười Nga, V. I. Lênin đã luôn chú ý xây dựng quan hệ giữa công nhân, nông dân và trí thức để tạo nên sức mạnh vô địch. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra một thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Sau thắng lợi đó, năm 1922 Liên bang Xô Viết ra đời, nhân dân hăng hái bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đây là một sự nghiệp hoàn toàn mới mẻ, được tiến hành trong những điều kiện khó khăn. Nhận thức đúng vai trò của tầng lớp trí thức trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, Lênin và Đảng Bôn sê vích Nga chủ trương xây dựng trí thức mới từ công nông và cải tạo đội ngũ trí thức cũ.

Nước Nga khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cùng với những khó khăn về vật chất là thiếu một lực lượng trí thức có trình độ chuyên môn. Vì vậy, Đảng Bôn sê vích chủ trương cải tạo các chuyên gia tư sản để có thể nắm bắt được các thành tựu khoa học kĩ thuật. Lênin đã kịch liệt phê phán những quan điểm phủ nhận vai trò của trí thức như quan điểm của trường phái “văn hóa vô sản” lúc bấy giờ. Để thu hút các chuyên gia tư sản, Đảng Bôn sê vích đã tuyên truyền cho nhân dân hiểu và tôn trọng các trí thức; củng cố và duy trì các trường đại học, lập các viện nghiên cứu, ... thu hút các trí thức tư sản về phía giai cấp vô sản. Đại đa số họ đã thừa nhận chính quyền Xô Viết, với sự tham gia nhiệt tình, và có đóng góp thiết thực cho công cuộc khôi phục đất nước để xây dựng những tiền đề cần thiết cho chủ nghĩa xã hội.

Trong xây dựng trí thức mới, Đảng Bôn sê vích chủ trương phát triển giáo dục nhằm nâng cao trình độ dân trí. Tại Đại hội III Đoàn thanh niên Cộng sản Nga, V.I.Lênin chỉ rõ: “Nhiệm vụ của thanh niên nói chung, và của Đoàn Thanh niên cộng sản và các tổ chức khác nói riêng, có thể tóm gọn bằng một từ. Nhiệm

28

vụ đó là: học tập” (76, tr.354). Thực hiện chủ trương đó, Nhà nước đã tiến hành một loạt các biện pháp cải cách trong giáo dục: mở rộng hệ thống trường học, lớp học, tăng cường đội ngũ giáo viên, cải tiến nội dung chương trình, tăng tỷ lệ con em công nông trong các trường đại học, trung học; ... Những chủ trương này đã đạt được kết quả quan trọng, tạo dựng lực lượng cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, nhìn vào thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, chúng ta phải thừa nhận một sự thật là, có lúc cái gọi là “tính Đảng”, là “lập trường giai cấp” đã bị cực đoan hoá, dẫn đến tình trạng có những trí thức đầy nhiệt huyết và tài năng đã bị nghi ngờ, không được sử dụng, thậm trí đã bị trục xuất. Tất nhiên, nói như G.V.Ph. Hêghen: “tồn tại thì tất yếu”, hiện tượng nói trên có nguyên nhân của nó, nguyên nhân của phong trào cộng sản đang còn trong giai đoạn trưởng thành, và chừng nào mà phong trào cộng sản, cũng giống như bất cứ phong trào xã hội nào khác, còn đang ở trong giai đoạn trưởng thành thì những sai lầm hạn chế là khó tránh khỏi. Hồ Chí Minh, như đã nói ở trên, với tầm vóc trí tuệ và văn hoá của Người, luôn thẳng thắn, kiên quyết nhưng cũng rất mực nhân ái, khoan dung, độ lượng trước sai lầm, khuyết điểm của trí thức, chính vì thế mà đã giữ gìn, bồi đắp, phát huy được một nguồn lực vô cùng quý báu cho cách mạng Việt Nam - nguồn lực trí tuệ. Đó chính là nét đặc sắc, là điểm khác biệt của Hồ Chí Minh so với nhiều lãnh tụ cộng sản khác đương thời.

Có thể nói rằng, việc tổng kết kinh nghiệm cách mạng trong nước và thế giới đã giúp Hồ Chí Minh có những tư liệu quan trọng làm giàu tư tưởng của mình về trí thức. Từ đây, Người đã từng bước đề ra nội dung tư tưởng về xây

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, phát huy vai trò của đội ngũ tri thức và sự vận dụng trong thời kỳ đổi mới (Trang 27 - 31)